8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Mục đích, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh giá những ƣu điểm, hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet vào việc DHLS nói chung và vận dụng vào phần Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945). Qua đó chứng minh cho giả thiết khoa học đã đề ra.
Ngoài ra thực nghiệm sƣ phạm còn nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của việc khai thác và sử dụng tƣ liệu Internet vào việc DHLS. Trên cơ sở đó đƣa ra
những kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng của việc áp dụng biện pháp khai thác và sử dụng tƣ liệu Internet vào DHLS cho phù hợp với thực tiễn DH ở nƣớc ta.
Để tiến hành thực nghiệm thành công và thu đƣợc kết quả chính xác quá trình thực nghiệm đã đảm bảo đƣợc nội dung, mục tiêu và khối lƣợng kiến thức bài học phù hợp với đúng phân phối chƣơng trình giảng dạy của Bộ GD – ĐT quy định.Việc TN cũng đã tôn trọng thời khóa biểu của nhà trƣờng, của lớp TN, không làm xáo trộn hay làm ảnh hƣớng quá lớn đối với lớp dạy TN.
Đề tài khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet trong DHLS đƣợc thực nghiệm tại trƣờng THPT Tân Lạc, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - là trƣờng nằm ở thị trấn của huyện Tân Lạc – Hòa Bình. Là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế ở mức trung bình, đối tƣợng HS chủ yếu là con em nông dân, và con em cán bộ địa phƣơng, nhƣng trƣờng THPT Tân Lạc đã tạo ra đƣợc môi trƣờng học tập khá tích cực, đội ngũ cán bộ GV nhiệt tình. Trong những năm gần đây, quan điểm chỉ đạo của nhà trƣờng đã chú ý tới việc ứng dụng CNTT vào DHLS. Đội ngũ GV của trƣờng tƣơng đối trẻ, luôn trau dồi kiến thức, PPDH mới. Các em HS có ý thức vƣơn lên trong việc học tập
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần ở trƣờng THPT Tân Lạc, lớp TN là lớp 11B và lớp ĐC là lớp 11D, GVtham gia TN là ngƣời có trình độ đại học và nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy ở trƣờng THPT.
3.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để bài TN đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành TN toàn phần thông qua bài học nội khóa trên lớp theo chƣơng trình chuẩn ở trƣờng THPT.
Chúng tôi chọn bài 12 « Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939) », lớp 11- chƣơng trình chuẩn làm bài thực nghiệm. Trƣớc hết chúng tôi tiến hành xác định mục tiêu bài học, kiến thức trọng tâm, chuẩn bị tƣ liệu khai thác trên Internet, hệ thống các câu hỏi phát vấn HS và bài tập kiểm tra nhận thức (xem phụ lục)
Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau : - Tiến hành soạn và giảng giáo án theo hai kiểu :
+Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm nhƣ dự kiến của luận văn, thực hiện các biện pháp khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet để DHLS.
+Kiểu 2: Giáo án đối chứng do GV của trƣờng chuẩn bị đƣợc soạn và giảng dạy theo phƣơng pháp bình thƣờng, không sử dụng các biện pháp khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet trong DH.
- Kiểm tra kết quả nhận thức của HS cả lớp đối chứng và thực nghiệm thông qua bài kiểm tra 15‟ cuối tiết học (xem phụ lục) để xem tính khả thi của các biện pháp sƣ phạm khai thác tƣ liệu trên Internet trong DHLS mà luận văn đƣa ra.
Phƣơng pháp tiến hành TN theo đúng phân phối chƣơng trình và thời gian biểu do nhà trƣờng đề ra trong năm học 2013-2014, phù hợp với kế hoạch của BộGD - ĐT. Thời gian thực nghiệm của đề tài là tháng 4 năm 2013
Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi chọn đối tƣợng nhận thức giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm có số lƣợng HS xấp xỉ nhau(35HS) và(31HS), có trình độ và điều kiện học tập ngang nhau.
+ Lớp thực nghiệm (11B): Sử dụng giáo án kiểm 1 do chính tác giả luận văn dạy trực tiếp. Bài giảng đƣợc soạn chi tiết trên phần mềm Power point có sử dụng những tƣ liệu đƣợc khai thác trên Internet, cùng với đó đƣợc kết hợp nhuần nhuyễn với những PPDH truyền thống nhằm mục đích tạo ra sự tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của HS.
+ Lớp đối chứng (11D): Sử dụng giáo án kiểu 2 do cô Bùi Thị Thu – GV có 7 năm kinh nghiệm của trƣờng THPT Tân Lạc. Bài giảng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp truyền thống, không sử dụng những tƣ liệu đƣợc khai thác trên Internet. Kiến thức đƣợc sử dụng chủ yếu là từ SGK, sách giáo viên và sách tham khảo.
- Kiểm tra kết quả thực nghiệm: Sau khi dạy TN toàn phần, để đánh giá đƣợc kết quả cuối cùng của bài học chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động
nhận thức của HS ở cả hai lớp bằng bài kiểm tra 15 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra có nội dung hoàn toàn giống nhau ở cả hai lớp (xem phần phụ lục) gồm trắc nghiệm khách quan, sử dụng tranh ảnh để kiểm tra và một câu hỏi tự luận ngắn.
+ Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: HS tìm đƣợc những ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng. Trình bày những hiểu biết về một nhân vật trong bài đã học. Trình bày đủ ý trong câu hỏi tự luận cuối bài. Điểm tối đa của bài là 10 điểm. Những bài trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm và đủ ý, trọng tâm câu hỏi tự luận, bài làm sạch sẽ, đúng thời gian qui định, đạt điểm 9-10 (loại giỏi). Bài làm tƣơng đối đúng, chƣa đủ ý trong câu hỏi hiểu biết về nhân vật và bài tự luận đạt điểm 7-8 (loại khá). Bài làm điền chƣa chính xác nhiều câu trắc nghiệm hay đúng những câu trắc nghiệm nhƣng trả lời sai trong câu hỏi tự luận đạt 5-6 (loại trung bình). Trả lời không đúng nhiều câu trắc nghiệm và không đủ ý của hai câu còn lại đạt điểm từ 4 trở xuống (loại yếu-kém).
Chúng tôi đã tiến hành chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp TN và ĐC theo các mức quy định nhƣ trên, điểm giỏi 9-10, điểm khá 7-8, điểm trung bình 5-6, điểm yếu kém 1-4.
+Kết hợp với việc đánh giá thông qua bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành quan sát, đánh giá kết quả của HS về những mặt chủ yếu : tích cực, tự giác trong học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài. GV là ngƣời đóng vai trò tổ chức hƣớng dẫn HS tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức.
Sau khi tiến hành kiểm tra kết quả học tập, chúng tôi tiến hành chấm và xử lí kết quả thu đƣợc và vẽ biểu đồ kết quả TN để rút ra kết quả thực sự của TNSP
3.3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau khi tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua bài kiểm tra 10 phút.
Trên cơ sở chấm bài, chúng tôi lập bảng xếp loại điểm theo quy định nhƣ sau:
-HS đạt điểm dƣới 5.0 xếp loại Yếu – Kém. - HS đạt điểm từ 5.0 đến 6.0 xếp loại Trung bình. -HS đạt điểm từ 7 đến 8 xếp loại Khá.
- HS đạt từ 9 đến 10 xếp loại Giỏi.
Kết quả thực nghiệm nhƣ sau:
Sau khi chấm bài theo thang điểm đã qui định, xếp loại HS qua các mức nhƣ trên, chúng tôi thu tổng kết kết quả TN nhƣ sau
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Bảng 1
Lớp Số
HS
Điểm kiểm tra 15 phút
Dƣới 5 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 35 1 0 2 7 17 6 2 Đối chứng 31 5 7 6 9 2 2 0 Bảng 2 Lớp lượng Số HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 35 8 22.85 25 71.42 2 5.71 1 2.85
Đối chứng 31 2 6.45 11 35.48 13 41.93 5 16.12
Qua việc tiến hành kiểm tra 15 phút đã giúp chúng tôi đánh giá đƣợc kết quả nhận thức giữa hai lớp TN và ĐC.
Thứ nhất, xếp loại điểm giỏi (9-10điểm) lớp thực nghiệm có (22.8%) HS, lớp đối chứng có (6.4%) HS. Nhƣ vậy thấy đƣợc tỉ lệ phần trăm HS xếp loại điểm giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Xếp loại điểm khá (7-8điểm) lớp thực nghiệm có (71.4%) HS, lớp đối chứng có (35.4%) HS xếp loại khá. Qua đó, chúng tôi nhận thấy kết quả nhận thức của HS của hai lớp TN và ĐC qua hai tiết dạy với sự hỗ trợ của tƣ liệu Internet và tiết dạy truyền thống đã có sự khác biệt rõ rệt. Số lƣợng điểm giỏi và điểm khá của lớp TN cao hơn rất nhiều so với lớp ĐC.
Thứ hai, xếp loại trung bình (5-6 điểm) ở lớp TN có (5.7%) HS, lớp ĐC có (41.9%) HS. Xếp loại yếu (dƣới 5 điểm) ở lớp TN có 1HS chiếm tỉ lệ (2.8%), lớp ĐC có 5HS chiếm (16.1%). Nhƣ vậy, kết quả kiểm tra đã thể hiện rất rõ hiệu quả giờ học của hai lớp TN và ĐC, tỉ lệ điểm trung bình và yếu của lớp ĐC cao hơn so với lớp TN.
Kết quả trên đã đánh giá đúng thực tiễn dạy học các tiết thực nghiệm. Về nội dung, cả hai lớp TN và ĐC đều đảm bảo những yêu cầu cơ bản của một giờ học. Ở lớp thực nghiệm, GV đã cố gắng vận dụng ý tƣởng về khai thác và
sử dụng tƣ liệu trên Internet trong DHLS kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH truyền thống. Trong giờ học TN, HS tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhận xét phần chuẩn bị tƣ liệu của các nhóm. Chính vì vậy, giờ học ở lớp TN diễn ra với không khí sôi nổi đạt hiệu quả GD cao. Ở lớp ĐC, GV DH chủ yếu với các PPDH truyền thống. HS ở lớp ĐC chăm chú lắng nghe bài giảng, chép bài đầy đủ. Tuy nhiên, HS chƣa tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức mà chủ yếu là nghe giảng và chép bài, không khí lớp học trầm và hiệu quả bài học không cao.
Kết quả TN đã góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài mà chúng tôi đã thực hiện trong luận văn.
* * *
Trong nội dung chƣơng 3, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sử dụng tƣ liệu Internet trong DHLS ở trƣờng THPT trong các giờ học nội khóa và ngoại khóa, đồng thời tiến hành TNSP để khẳng định tính đúng đắn của đề tài. Qua kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy tác động tích cực của giờ học có ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng tƣ liệu trên Internet nói riêng đối với sự nhận thức của HS. Với mỗi điều kiện khác nhau, GV có thể áp dụng biện pháp khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet nhằm nâng cao chất lƣợng DHLS ở trƣờng THPT hiện nay.
KẾT LUẬN
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tƣ liệu Internet trong DHLS ở trƣờng THPT, cũng nhƣ căn cứ vào kết quả TNSP đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, Chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
1. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc phát kiển kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ. Chính vì vậy, ngành giáo dục nói chung, bộ môn LS nói riêng rất chú trọng tới việc nâng cao hiệu
quả bài học.
2. Internet là một kho thông tin khổng lồ, đa dạng và phong phú về nguồn tƣ liệu cung cấp cho GV và HS nhƣ tƣ liệu kênh chữ, kênh hình. Tƣ liệu trên Internet nhằm bổ sung và khắc sâu kiến thức cơ bản HS lĩnh hội đƣợc trong SKG, tránh tình trạng HS bị “hiện đại hóa” lịch sử. Việc sử dụng tƣ liệu trên Internet kết hợp với các PPDH truyền thống sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng bài học nhằm đáp ứng mục tiêu bài học nói riêng, mục tiêu giáo dục LS nói chung.
3.Thực tế DHLS ở trƣờng THPT hiện nay, hầu hết các trƣờng THPT đều đƣợc trang bị các thiết bị DH hiện đại nhƣ máy tính, máy chiếu, Internet. GV và HS có điều kiện để khai thác tƣ liệu trên Internet phục vụ cho bài học trên lớp.
4.Để khai thác và sử dụng hiệu quả tƣ liệu Internet trong DHLS ở trƣờng THPT đòi hỏi GV phải nắm vững lí luận DHLS nói chung, phƣơng pháp khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet trong DHLS nói riêng. Trong quá trình vận dụng vào thực tiễn cần tránh tình trạng biến giờ học thành giờ cho HS xem tƣ liệu, GV đƣa hàng loạt tƣ liệu lên màn hình mà không giải thích, phân tích tƣ liệu khiến HS cảm thấy hứng thú nhƣng không hiểu bản chất sự kiện.
Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị:
Thứ nhất, để thực hiện phƣơng pháp khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng bộ môn cần có sự quan tâm của nhiều phía. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, ban lãnh đạo nhà trƣờng cần tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn về CNTT, phƣơng pháp sử dụng tƣ liệu Internet kết hợp với các PPDH truyền thống.
Thứ hai, ban lãnh đạo nhà trƣờng cần có cái nhìn đúng về vai trò của bộ môn LS đối với sự phát triển toàn diện của HS. Cụ thể, các trƣờng THPT cần
tạo điều kiện cho GV tổ chức những buổi dạ hội LS giúp HS hiểu biết thêm về LSTG cũng nhƣ LS dân tộc. Ngoài ra, cần có thêm những tiết học LS có sự hỗ trợ của CNTT để GV và HS có thể ứng dụng nhiều PPDH mới kết hợp với các PPDH truyền thống góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.
Thứ ba, mỗi GV lịch sử cần tự trang bị cho mình những kĩ năng sử dụng CNTT, khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet trong DHLS. Trong quá trình giảng dạy, GV có thể lập một hồ sơ tƣ liệu cá nhân, tập hợp tƣ liệu mỗi bài học để phục vụ cho việc dạy học và chia sẻ tƣ liệu hay cho đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD - ĐT(2007), Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ GD - ĐT(2007), Sách giáo viên Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 3. Bộ GD – ĐT(2006), Chương trình giáo dục phổ thông – Những vấn đề
chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ GD – ĐT(2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn LS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ GD – ĐT (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020
(Dự thảo lần thứ mƣời bốn), Hà Nội, ngày 28/12.
6. Bộ GD – ĐT, Luật giáo dục 2010, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. B.P.Êxipốp (chủ biên), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1970.[31,40,52]
8. Nguyễn Hữu Chí - Suy nghĩ về dạy học « Lấy HS làm trung tâm », Tạp chí NCGD số 12, tr 6 – 12.
9. Nguyễn Thị Côi – Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT, tập I(Lịch sử Việt Nam), Nxb Đại học Quốc Gia, 2002.
10.Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Côi(2007), « Làm thế nào để HS nắm vững kiến thức trong DHLS ở trường phổ thông ? », Tạp chí Giáo dục, số 172, tr,29 – 31.
12. Nguyễn Thị Côi(2008), « Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thông », Tạp chí Giáo dục, số 202, tr.37 – 39.
13. Nguyễn Thị Côi, Đoàn Văn Hƣng (2008), « Thiết kế và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong DHLS ở trường phổ thông », Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 35, tr. 26-29.
14. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Côi (2009), Thiết kế kế hoạch bài học Lịch sử ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới, Tạp chí Giáo dục, số 221, tr. 36 - 38
16. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2012), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT, Nxb ĐHSP, Hà Nội.