pháp luật Việt Nam
Hiến pháp mới của Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII, các nội dung sửa đổi trong Hiến pháp đều hướng tới nhân dân, đảm bảo quyền con người, đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước để phục vụ nhân dân tốt hơn, thực chất hơn. Quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ và chi tiết ngay tại Chương II với 36 Điều. Đây được coi là bước tiến lớn trong tư duy Nhà nước pháp quyền và thể chế hóa quyền con người ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các cơ chế đảm bảo nhân quyền quốc tế và là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người. Điều đó đã chứng minh Việt Nam lần đầu tiên trở thuận/192 phiếu) trong 14 nước là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với phiếu bầu cao nhất (184 phiếu - 2016 (tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 họp ngày 12/11/2013, New York - Mỹ).
Dù đạt được những thành tựu to lớn nhưng Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và một số hạn chế trong nỗ lực bảo đảm quyền con người. Trên phương diện pháp lý, mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam đã gần hơn với thông lệ quốc tế, nhưng nhìn chung trình độ và kỹ năng lập pháp vẫn còn hạn chế, nhiều quy định chưa phù hợp, còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, chưa theo kịp thực tiễn. Đâu đó, việc áp dụng pháp luật chưa tốt ảnh hưởng đến sự thụ hưởng các quyền cơ bản của con người.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, thuật ngữ quyền con người được sử dụng trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Đó là bước phát triển về quan niệm và nhận thức lý luận. Tuy nhiên, cách thể hiện các quyền con người và quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đôi, bổ sung năm 2001) chưa thể hiện đầy đủ và sâu sắc quan niệm về bản chất nhân dân của Nhà nước. Với triết lý nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, các quyền con người và quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp sửa đổi trang trọng tuyên bố ngay sau Chương I (Chế độ chính trị). Cùng với điều đó, Hiến pháp sửa đổi đã có những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta khẳng định các nguyên tắc:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [22, Điều 14].
Đây là những nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân, hạn chế sự tùy tiện cắt xén từ phía Nhà nước; đồng thời là cơ sở hiến định để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Không có tư duy đề cao quyền con người, quyền công dân, không thể có các quy định về các nguyên tắc nền tảng đó của Hiến pháp sửa đổi. Dựa trên các nguyên tắc này, Hiến pháp 2013 đã quy định các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong
đó có bổ sung một số quyền mới, như “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở
văn hóa” [27, Điều 41]; “Mọi người có quyền được sống trong môi trường
trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [27, Điều 43]… Đây là nền
tảng hiến định để chúng ta tiếp tục đổi mới thể chế, phát huy nhân tố con người, tạo ra động lực mới cho sự phát triển. Rồi đây, chẳng những các luật về quyền tự do chính trị, kinh tế, dân sự, như Luật về hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình,... sẽ từng bước được xây dựng và hoàn thiện, mà các luật về thủ tục thực hiện các quyền này, như Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính cũng sẽ được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới.
Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)và các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mới về quyền con người, quyền và nghĩa vu ̣ cơ bản của công dân. Cụ thể:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 đã thay thế Chương V “Quyền và
Nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thành Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Đáng chú ý, Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi về cách thức hiến định về các quyền con người, từ công thức: Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân, sang công thức: Các quyền con người là tự nhiên, vốn có, chứ không phải là sự ban phát, trao quyền của công quyền, Nhà nước phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp , màu da, giới tính… Hiến pháp quy đi ̣nh “Mo ̣i người có quyền…” , “công dân có quyền…” và Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng , bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền này . Vì vậy , thay vì quy đi ̣ nh “công dân có quyền… được thông tin” (như Điều 69 Hiến pháp năm 1992) thì Điều 25 Hiến pháp
năm 2013 quy đi ̣nh “công dân có quyền… tiếp cận thông tin” . Một số quyền được củng cố và phát triển hơn như Bảo vệ bí mật đời tư (Điều 21); Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28)… Cùng với đó, quyền con người, quyền công dân không chỉ được quy định trong Chương II mà là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013. Việc đưa các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân vào nhiều chương khác của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế hiến định bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 có sự phân biệt giữa “quyền con
người” và ”quyền công dân”. Hiến pháp sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ
này cho các quyền tự do hiến định. Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước bảo đảm đối với công dân của nước mình. Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không ai” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.
Thứ ba, trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước
trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ trong các điều luật. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật” (Điều 14); ở nhiều điều khác đều quy định trách nhiệm và bảo đảm của
Nhà nước như Điều 17: “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước
ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý
nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”…
Thứ tư, lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên tắc trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013, theo tinh thần của các công ước quốc tế đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [27]. Theo đó, từ nay không ai được tùy
tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người, quyền công dân, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do luật định. Quyền con người, quyền công dân là những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt. Chúng chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp đặc biệt, chứ không phải chung chung như “theo quy định của pháp luật” trước đây.
Đây là những nguyên tắc căn bản nhằm đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân; phòng ngừa sự tùy tiện cắt xén, hạn chế, cho chỗ này, lấy lại ở chỗ khác từ phía các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Trên cơ sở của các nguyên tắc căn bản này, Hiến pháp đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có bổ sung một số quyền mới một cách chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Nhà nước ta là thành viên.
Hiến pháp năm 2013 không chỉ kế thừa mà còn phát triển , mở rô ̣ng các quyền con người , quyền công dân đã được ghi nhâ ̣n trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Ví dụ trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, Hiến pháp năm 2013 khẳng đi ̣nh quyền sở hữu tư nhân được pháp luâ ̣t bảo hô ̣ (Điều 32); chuyển từ nguyên tắc mo ̣i người được kinh doanh theo quy đi ̣nh của pháp luật sang nguyên tắc được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33); ghi nhận thêm các quyền mới như quyền
sống, quyền được sống trong môi trường trong lành , quyền được bảo đảm an sinh xã hội , quyền được hưởng thu ̣ và tiếp cận c ác giá trị văn hóa , tham gia vào đời sống văn hóa, sử du ̣ng các cơ sở văn hóa ; quyền xác đi ̣nh dân tộc của mình, sử du ̣ng ngôn ngữ me ̣ đẻ, lựa cho ̣n ngôn ngữ giao tiếp… Mô ̣t số quyền, nghĩa vụ được quy định rõ việc thực hiện d o Luâ ̣t đi ̣nh như “không ai bi ̣ tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19); quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội , hội đồng nhân dân; nghĩa vụ nộp thuế…
Với những điểm mới , tiến bộ cơ bản nêu trên , Hiến pháp năm 2013 đã mở ra không gian rộng lớn trong việc mở rộng và phát huy dân chủ, tôn tro ̣ng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta.
Từ quy định về quyền con người trong Hiến pháp - đến mối liên hệ giữa hoạt động Tòa án và việc bảo vệ quyền con người được thể hiện thông qua các nguyên tắc cơ bản được “định khung” trong Hiến pháp và trong các văn bản quy phạm pháp luật với yêu cầu và nhiệm vụ riêng:
Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất được Hiến pháp và pháp luật trao chức năng xét xử. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án nhân dân nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết để quyết định trực tiếp tới sinh mệnh, chính trị, kinh tế của con người cụ thể do đó, đóng vai trò vô cùng quan trọng và trực tiếp trong việc bảo đảm các quy định về quyền con người không bị xâm phạm.
Để việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý nói chung và bảo vệ quyền con người nói riêng, trong hoạt động xét xử của mình, Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc nhất định mà hầu hết được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc thực hiện các nguyên tắc đó chưa thống nhất, có nguyên tắc không được thực hiện hay thực hiện không đúng dẫn đến nhiều phiên tòa không đạt được mục đích.
Để quyền con người không bị xâm phạm trong hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân cần bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đây là nguyên tắc bao trùm lên toàn bộ hoạt động của tòa án, mà tính thượng tôn pháp luật là yếu tố tiên quyết là kim chỉ nam cho hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho hoạt động xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã được quy định cụ thể trong từng điều luật. Thẩm phán và Hội thẩm không được làm những việc mà luật không quy định. Điều này sẽ tránh được sự tùy tiện trong xét xử dẫn đến việc xâm phạm các quyền con người.
- Nguyên tắc xét xử công khai, công bằng, kịp thời.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội phải được Tòa án
xét xử kịp thời, công bằng, công khai” [27]. Đây là nội dung mới của Hiến
pháp so với các bản Hiến pháp trước đây là một bước tiến mới trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Việc bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai không chỉ thể hiện tính minh bạch trong xét xử mà còn nhằm thực hiện sự giám sát của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặt Tòa án nhân dân và cơ quan tiến hành tố tụng dưới sự giám sát của người dân. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm.
Buộc tội là chức năng của nhà nước đối với người phạm tội xong không phải là bằng bất kỳ mọi giá, loại bỏ tất cả các giá trị đời sống dân sự của con người, nhất là đối với người bị tạm giam chờ thời gian ra xét xử. Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội nhưng trực tiếp nhất vẫn là các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án. Vì vậy, Bộ luật
tố tụng hình sự đã trao cho các cơ quan này thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, thời hạn nghiên cứu hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử cũng đã được quy định theo các mức khác nhau đối với mỗi loại tội phạm. Quy định mới của Hiến pháp về xét xử kịp thời sẽ đặt ra yêu cầu mới đối với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Dưới góc độ đảm bảo quyền con người trong tư pháp hình sự, việc thực hiện kéo dài tối đa thời gian điều tra, truy tố, xét xử, nhất là thực hiện thời gian tối đa tạm giam chờ xét xử sẽ không được khuyến khích. Việc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung như một hiện tượng phổ biến, nhất là đối với Tòa án là cơ quan thực hành quyền tư pháp, bảo vệ công lý mà trả lại hồ sơ để điều tra, bổ sung, tìm kiếm sự thống nhất đường lối xử lý theo kiểu “ba bộ đồng tình” là không thích hợp. Thủ tục tố tụng hình sự nước ta để xét xử một vụ án hình sự phải trải qua các khâu điều tra, truy tố. Việc để kéo dài các thời hạn tố tụng, nhất là thời hạn tạm giam dù bất kỳ lý do gì đều ảnh hưởng đến đời sống của con người [2, tr.50]. Như vậy, Tòa án xét xử kịp thời đối với người bị buộc tội là một yêu cầu mới mang tầm hiến định cũng là góp phần bảo vệ quyền con