Nguồn lực cho hoạt động của Tòa án

Một phần của tài liệu toán án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 47 - 49)

- Yếu tố con người:

Nguồn lực chính cho hoạt động tố tụng của Tòa án chính là yếu tố con người, bộ máy tổ chức vận hành hoạt động xét xử và nhân danh công lý tại Tòa án. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, trong đó, ngoài tập trung công tác xét xử thì cần phải đặt yếu tố đào tạo con người – vấn đề mấu chốt của hiệu lực, hiệu quả công tác xét xử, xây dựng và định hình đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phải được tiến hành theo các định hướng sau đây:

+ Đổi mới tổ chức, hoạt động của Toà án đồng nghĩa với đổi mới hệ thống pháp luật và cơ cấu tổ chức cán bộ ngành toà án và phải được đặt trong quá trình đổi mới hệ thống các cơ quan Tư pháp.

Chức năng, nhiệm vụ của công tác xét xử của tòa án phải gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các bộ phận cấu thành trong hệ thống các cơ quan hoạt động Tư pháp. Vì vậy, cần phải xác định rõ việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án và vấn đề con người phải dựa trên cơ sở để đảm bảo cho việc đổi mới hệ thống tư pháp theo định hướng mà Đảng đã đề ra nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng.

+ Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Toà án, hoạt động thi hành án phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt là cải cách nền hành chính nhà nước.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án là một vấn đề khá cấp bách, nằm trong tiến trình cải cách Tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về tổ chức Tòa án cần dựa trên các yếu tố khách quan về xã hội và pháp luật, trên tất cả các phương diện, nhằm bảo đảm tính hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án - một yêu cầu cấp bách hiện nay; Đảm bảo sự tập trung, thống nhất và hiệu quả trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giảm bớt tầng nấc và các khâu trung gian. Tôn trọng pháp luật, đảm bảo nguyên tắc mọi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh.

- Yếu tố cơ sở vật chất, kinh phí.

Việc quản lý phân bổ tài chính, ngân sách phù hợp đối với Toà án có mối quan hệ chặt chẽ với sự độc lập tư pháp, nó ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của đội ngũ cán bộ toà án. Bởi lẽ, khâu tài chính quá phụ thuộc vào Chính phủ khiến Toà án bị yếu thế trong quyền tư pháp. Cơ sở vật chất cho hệ thống ngành Toà án hiện đang còn nghèo nàn, hạn chế nhiều do nhận thức đây cũng chỉ là một ngành chuyên môn thuần tuý. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đảng và Nhà nước ta cần có sự quan tâm đầu tư đúng mực về cơ sở vật chất kinh phí cho hoạt động của Toà án các cấp.

Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động của Toà án, cần dành một nguồn kinh phí đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn tại toà án. Nguồn kinh phí này trích từ nguồn kinh phí phòng chống tội phạm và từ hoạt động tố tụng tạo nên (lấy từ nguồn tiền án phí, tiền phạt…). Làm được điều này mới giải quyết được đồng bộ, là căn cứ, cơ sở cho hoạt động của Tòa án có hiệu lực và hiệu quả trên thực tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu toán án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)