Nhu cầu nâng cao vai trò của Tòa án trong xây dựng Nhà

Một phần của tài liệu toán án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 39 - 43)

pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trong tình hình hiện nay, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, việc cải cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có tư pháp của nước ta được đặt ra hết sức cấp thiết. Để tạo chuyển biến căn bản trong cải cách tư pháp, đã đến lúc cần nghiên cứu tìm giải pháp đột phá về vấn đề này, đó là tiến hành cải cách ở khâu then chốt nhất, nâng cao vai trò của tổ chức Toà án.

trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta, từng bước góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật cần phải được chú trọng và nâng cao hơn.

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì Hiến pháp và luật giữ vai trò tối thượng, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để thực hiện vai trò quyền lực của mình, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Theo đó, nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu không chỉ người dân mà cả các cơ quan nhà nước và công chức cũng phải “Sống và làm việc theo pháp luật”. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật phải được ban hành đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội làm cơ sở để cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức dựa vào đó mà thực hiện nhiệm vụ của mình; người dân dựa vào đó mà thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Có như vậy mới bảo đảm được tiêu chí xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó Hiến pháp là tối thượng, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật phải triệt để phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban hành gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau với phạm vi điều chỉnh rộng lớn, toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy để pháp luật được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nước thì trước hết hệ thống pháp luật phải bảo đảm được tính thống nhất trong chính nội tại của nó. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng các quy định mâu thuẫn, chồng chéo thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều

chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Vì vậy, đòi hỏi phải kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật để loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, kéo theo sự đòi hỏi sự sửa đổi luật pháp cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Sự sửa đổi luật pháp vì thế rất dễ tạo nên những mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp giữa các quy định mới với các quy định khá trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu về mặt thể chế đặt ra phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với những sửa đổi của luật pháp là hết sức cần thiết và quan trọng.

Thứ ba, xuất phát từ những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến việc Nhà nước ta tham gia và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, các điều ước quốc tế cũng như các thoả thuận quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế, các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, chúng ta có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế của mình, trong đó có nghĩa vụ sửa đổi pháp luật cho tương thích. Vì thế việc rà soát hệ thống pháp luật để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, gây cản trở cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, cũng như việc sửa đổi luật pháp cho tương thích với các cam kết, nhất là đối với các cam kết của chúng ta khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, điều ước quốc tế đa phương là việc làm cần thiết nhằm tăng cường vị thế và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ tư, từ thực tiễn hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu tính thống nhất. Tình trạng này không chỉ tồn tại đối với các

văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật mà ngay cả đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật vì nhiều lý do khác nhau cũng tiềm ẩn những yếu tố xâm phạm đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Điều này thể hiện ở việc có không ít văn bản được ban hành chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất; văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên hoặc các văn bản cùng loại có những quy định chưa được thống nhất với nhau. Những mâu thuẫn này đã và đang tạo nên những rắc rối về mặt pháp lý không chỉ đối với người dân mà ngay cả đối với cán bộ, công chức nhà nước cũng không biết là phải dựa vào quy định nào của pháp luật để thực thi công vụ trong các trường hợp quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và trùng lắp.

Thứ năm, xuất phát từ chính yêu cầu nội tại của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Như trên đã phân tích, tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một đặc trưng, một yêu cầu không thể thiếu được của hệ thống pháp luật. Chính tính hệ thống của hệ thống pháp luật đã đặt ra yêu cầu phải loại bỏ ra khỏi hệ thống những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với nhau. Bên cạnh đó, nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu tất yếu của mọi thiết chế, kể cả hệ thống pháp luật. Bởi lẽ, muốn điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có hiệu quả cao thì các quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật phải có sự thống nhất với nhau và phù hợp với thực tiễn. Do đó, bản thân các quy định của pháp luật cũng phát sinh nhu cầu phải sửa đổi cho phù hợp, thống nhất. Vì vậy, có thể khẳng định rằng yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng xuất phát từ chính yêu cầu nội tại của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Như vậy, để nâng cao vai trò của Tòa án ở nước ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đòi hỏi phải hệ thống pháp luật phải được đồng bộ và tăng thêm cơ chế điều chỉnh xã hội bằng pháp luật, trên cơ

sở tôn trọng pháp luật và đề cao thuyết phân quyền. Việc kiểm soát quyền lực nhà nước phải dựa trên cơ sở những nguyên lý căn bản của lý thuyết phân quyền. Hiến pháp Việt Nam đã tiếp thu những yếu tố hợp lý của thuyết phân quyền, khái quát lên thành nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Chính sự phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương là sự vận động lý thuyết phân quyền theo chiều ngang trong tổ chức quyền lực nhà nước.

Để tòa án thực hiện được vai trò của mình thì nguyên tắc đề cao chân lý, thượng tôn pháp luật là yếu tố cốt lõi để hình thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước cần được trực tiếp giao cho người dân trên cơ sở công bằng và dân chủ.

Một phần của tài liệu toán án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)