Tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu toán án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 46 - 47)

Việc thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm và Toà án thượng thẩm không nằm trong cơ cấu của Toà án nhân dân tối cao, phân định thẩm quyền xét xử cho các toà án này, việc điều chỉnh cơ chế bổ nhiệm thẩm phán… đặt ra nhu cầu cần thiết phải sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Toà án nhân nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự…cho phù hợp với Hiến pháp hiện hành.Bên cạnh đó các đạo luật chuyên ngành – căn cứ pháp lý cho hoạt động xét xử của TA cũng cần được chỉnh sửa hoàn thiện. Đó là khối lượng lập pháp rất lớn đòi hỏi công tác nghiên cứu phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Và trên hết để thực hiện Nghị quyết 49 đúng tiến độ, trách nhiệm này một phần rất quan trọng thuộc về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội với tư cách là thành viên cơ quan lập pháp, cơ quan thực

hiện quyền giám sát tối cao. Trách nhiệm này là rất vẻ vang nhưng cũng không kém phần cam go vì cải cách tư pháp luôn là vấn đề giải quyết xung đột lợi ích và dễ bị ách tắc do nhận thức khác nhau về những vấn đề đã được định hướng trong Nghị quyết 49.

Như vậy, có thể thấy, những nhu cầu trên đây về nâng cao vai trò của Toà án trong giai đơn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu toán án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)