Các thách thức trong việc phát triển các tuyến phố chuyên doanh tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Xây kế hoạch truyền thông cho phố chuyên doanh mỹ nghệ đường hoàng sa (Trang 46 - 49)

khu phố chuyên doanh tự phát từ trước đến nay như phố ẩm thực đường Phạm Hồng Thái, phố chuyên doanh về hoa, cây cảnh dọc bờ sông từ cầu Tiên Sơn đến cầu Hòa Xuân, phố chuyên doanh vải ở đường Cô Giang, phố chuyên doanh thời trang đường Phan Châu Trinh, phố điện tử - kỹ thuật số đường Hoàng Diệu, phố dịch vụ du lịch đường Bạch Đằng; phố quà lưu niệm và tặng phẩm, phố điện tử, kỹ thuật số, cơ khí…

3.2.4. Các thách thức trong việc phát triển các tuyến phố chuyên doanh tại Đà Nẵng Nẵng

Sau khi dự án phố chuyên doanh khởi công, dư luận trong người dân Đà Nẵng cũng bày tỏ không ít hồ nghi về tính hiệu quả mang lại.

Việc dàn xếp, cân đối các dự án đầu tư, giải tỏa mặt bằng.

Đây là tuyến đường trung tâm, không đơn giản xác định chuyên doanh là có thể biến thành chuyên doanh ngay. Thậm chí với “nhãn phố” mới như vậy, thì việc sắp xếp, bố trí các doanh nghiệp không liên quan đến kinh doanh tiêu dùng, muốn mở văn phòng đại diện giao dịch tại đây có ảnh hưởng gì không ?

Hơn nữa, 1 phần của đoạn đường này còn liên quan đến các dự án đầu tư địa ốc lớn như tập đoàn Thiên Thanh với dự án khu phức hợp sân vận động Chi Lăng đang bị treo, mặt bằng trụ sở Thành đoàn Đà Nẵng cũ đang khai thác... Việc dàn xếp, cân đối các dự án đầu tư, giải tỏa mặt bằng này sẽ được cơ quan chức năng xử lý thế nào ?

Các chính sách hỗ trợ cho người dân

Bản thân người dân tham gia kinh doanh tại đây, không chỉ có lợi thế về mặt bằng, mà còn cần được hỗ trợ rất nhiều mặt, nhưng cơ hội thị trường, khách hàng, vốn làm ăn… Vậy chính quyền có kết hợp xem xét để tạo điều kiện thật sự tốt cho người dân an tâm đầu tư phát triển kinh doanh ? Hay việc định hướng chuyên doanh sẽ tạo thêm nhiều áp lực thủ tục và tâm lý cho họ ?

Một vài chủ cửa hàng bày tỏ, thời gian gần đây mặt bằng thương mại tại Đà Nẵng giảm sút, sức mua bán kém đi, nhiều cửa hàng mở ra toàn thua lỗ. Nên nếu muốn hình

thành 1 phố chuyên doanh, cần nhất là địa phương phải có cơ chế, chính sách cổ vũ, ủng hộ người dân tại con phố này thêm cơ hội.

Cụ thể về các chính sách thuế, phí, thủ tục hành chính, quản lý thị trường, giao thông đi lại, an ninh trật tự, liệu quận Hải Châu sẽ có những tác động gì để liên kết các cơ quan chức năng giúp đỡ điều kiện làm ăn ở phố chuyên doanh tốt hơn ?

Ngoài ra, mấu chốt nhất của phố chuyên doanh, là nguồn hàng và khách hàng, liệu chính quyền đã có mở hướng nào cùng hợp tác, hỗ trợ người dân, đưa phố chuyên doanh Lê Duẩn vào thành địa chỉ mua sắm của các tours tuyến, và đầu mối cung cấp hàng hóa của các doanh nghiệp ?

Lãnh đạo sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, lâu nay địa phương từng đề ra phương án thành lập 2 phố đi bộ, tiện cho việc mua sắm tự do, song đều thất bại khi không có các quan hệ nối kết hỗ trợ người dân hiệu quả. Kể cả 1 mô hình từng rất đình đám là chợ hiện đại Đà Nẵng Square do công ty TNHH Phước Tiến (Đà Nẵng) đầu tư, cuối cùng cũng phải đóng cửa.

Thái độ văn minh trong buôn bán

Nếu đi qua các phố chuyên doanh vừa hình thành ở Đà Nẵng, chúng ta vẫn còn thấy nhiều bất cập. Sự tranh giành, có lúc là lôi kéo khách ở các phố ẩm thực vẫn còn diễn ra, gây không ít phiền hà. Tại khu ẩm thực Maxell (Singapore) và khu ăn uống ở thành phố Oklahoma (Mỹ), khách tự do chọn lựa món ăn, quầy bán và có thể ngồi bất cứ vào bàn nào, mỗi bàn đều có đánh số. Bạn chỉ cần nói bạn ngồi ở bàn số mấy, nhân viên sẽ mang thức ăn đến cho bạn; có khi cách xa đến 50 mét. Không có cảnh như ở ta, manh mún và đầy tính đố kỵ!

Ở phố thời trang Lê Duẩn, vẫn còn chứng kiến cảnh người bán hàng cằn nhằn với người mua khi họ trả giá hoặc hỏi đi hỏi lại một món hàng; mà đúng ra người bán phải kiên trì giải thích, nhã nhặn hướng dẫn để bán được hàng, để có lãi như ở nhiều khu mua bán văn minh khác… Lại có một ông chủ tiệm tạp hóa còn nạt nộ người mua, bởi vì khách đến mua hàng đông! Một chủ tiệm kính mắt bán một chiếc kính cho người khách

cao hơn đến vài trăm ngàn so với tiệm bên cạnh vì giỏi nói thách. Người khách khi biết được đã không bao giờ trở lại…

Nêu ra những trường hợp như trên để thấy rằng, việc hình thành các phố, các khu phố kinh doanh như đang diễn ra là một lợi ích cho nhiều phía: người buôn bán, người tiêu dùng và cả cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng cái chúng ta còn thiếu đó là thái độ văn minh trong buôn bán, hợp tác trong kinh doanh của các tiểu chủ, tiểu thương. Tất nhiên, theo quy luật của thị trường, những tồn tại như vậy sẽ tác động lại với người buôn bán vì sự không hài lòng của khách hàng. Nhưng mặt khác, các nhà quản lý đô thị cũng cần quan tâm, là uy tín của một phố, một khu phố chuyên doanh trong trường hợp như vậy, sẽ để lại tiếng xấu nhiều khi khó cứu vãn.

Sự rỉ tai, truyền miệng của người tiêu dùng có vai trò quan trọng vì ở khía cạnh tâm lý, họ luôn tin vào bạn bè họ, người đến trước họ nói lại những phiền toái hoặc giới thiệu các mặt tích cực của một điểm đến!

Riêng đối với Phố chuyên doanh đá mỹ nghệ, việc đưa các hộ kinh doanh vào phố chuyên doanh đã xây dựng được ý thức về một cộng đồng kinh doanh có uy tín, bảo đảm các cam kết về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng trong quan hệ thương mại; đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như trách nhiệm giữ gìn thương hiệu cho đá Non Nước. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc niêm yết giá bán chưa thực sự rõ ràng cũng như đội ngũ nhân viên hiện nay còn yếu kém về khâu ngoại ngữ.

Ý thức của một số hộ kinh doanh hiện nay vẫn còn kém nên sắp tới Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn quận sẽ có buổi gặp mặt để tuyên truyền cũng như tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ năng bán hàng phục vụ du lịch cho các hộ kinh doanh.

Thách thức đối với việc phát triển tuyến phố chuyên doanh đá mỹ nghệ đường Trường Sa

Mỗi ngày có hàng chục du khách đến từng cơ sở tham quan và mua sản phẩm. Không phải cứ lôi kéo, mời mọc thì khách đến đông là được, mà điều quan trọng để thu hút và giữ chân họ lại là chất lượng, uy tín của sản phẩm và giá cả phải chăng luôn phải đặt lên hàng đầu.

Nhiều đơn vị kinh doanh theo kiểu không chắc, không bền, thậm chí còn gian lận về mẫu mã, thương hiệu, giá cả thì “trên trời dưới đất”… Để làng nghề tiếp tục phát triển, hơn lúc nào hết, ngay bây giờ, từ TP đến quận và các ngành chức năng phải vào cuộc; cần quan tâm tuyên truyền, đào tạo nghề cho người lao động gắn với văn minh thương mại. Với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải coi trọng uy tín

Còn nhiều cơ sở nhếch nhác, ô nhiễm, bụi bặm… nên ngoài việc bố trí các khu vực sản xuất, trưng bày sản phẩm đến khu vực tập kết nguyên liệu đều ngăn nắp, sạch sẽ, bắt mắt. Nhiều cơ sở vẫn cứ đổ nước thải chảy ra tận đường đi, không những thế, vật liệu chồng chất lấn ra cả lòng, lề đường; trong xưởng thì bụi bặm bay mù mịt. Tiếng ồn do đục đẽo đá, của máy cưa, máy nghiền đá.. inh tai. Nhưng biết làm sao, phần lớn các hộ sản xuất thiếu đất nên phải chịu cảnh khổ này. Chính quyền địa phương, thành phố cần quan tâm, tạo điều kiện để làng nghề phát triển ổn định và bền vững, trước mắt, phải tập trung cho công tác quy hoạch, sắp xếp lại làng.). UBND thành phố và quận cũng đang tập trung vốn và có kế hoạch cụ thể để triển khai các công việc tiếp theo, đồng thời tiến hành điều tra tổng thể hoạt động để có cơ sở bố trí, sắp xếp một cách khoa học, hợp lý.

Một phần của tài liệu Xây kế hoạch truyền thông cho phố chuyên doanh mỹ nghệ đường hoàng sa (Trang 46 - 49)