Sự ủng hộ của người dân
Ở thời điểm ban đầu, các hộ kinh doanh khi nghe thành phố và quận Hải Châu xây dựng phố chuyên doanh, hầu hết đều hưởng ứng nhiệt tình bởi sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho họ kinh doanh tốt hơn. Đây cũng là lẽ thường, nhưng sau thời điểm ban đầu hào hứng ấy, khi được phổ biến trách nhiệm liên quan như đầu tư trang trí,
nâng cấp cơ sở kinh doanh, bổ sung thêm kệ hàng, thực hiện văn minh thương mại… thì nhiều hộ không thực hiện.
Quá trình gặp gỡ, vận động, tuyên truyền, giải thích của các ngành chức năng và chính quyền địa phương rất vất vả để người dân hiểu ra vấn đề, thay đổi tư duy về sự hỗ trợ “truyền thống” của Nhà nước và để người dân chủ động giải bài toán làm thế nào để thu hút khách hàng, tạo doanh thu cao hơn, rồi từ đó góp sức cho xây dựng và phát triển khu phố.
Thật không dễ để các hộ kinh doanh thời trang trên đường Lê Duẩn bỏ ra hàng chục triệu đồng ốp aluminium ở trước cửa hiệu, sơn sửa, nâng cấp cửa hiệu và mua thêm kệ, máy tính tiền, bổ sung thêm hàng hóa… hoặc mua thêm bàn ghế, đóng thêm tủ gương đựng thức ăn, thay mới mặt bàn cũ bằng inox cho hợp vệ sinh đối với các hộ kinh doanh điểm tâm trên đường Huỳnh Thúc Kháng.
Đây là bài toán đầu tư kinh doanh hẳn hoi và các hộ kinh doanh sẽ phải tự có chiến lược, kế hoạch kinh doanh bài bản để thu hồi vốn đầu tư và kinh doanh có lãi, bên cạnh sự hỗ trợ về mặt quản lý, chuyên môn, kích cầu của các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Tín hiệu đáng mừng là người dân hiểu ra vấn đề và trở thành nhân tố cốt lõi xây dựng phố chuyên doanh.
Trong việc xây dựng hai phố chuyên doanh này, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để người dân hiểu rõ chính họ là chủ thể xây dựng, đưa phố chuyên doanh phát triển khởi sắc, lâu dài.
Có nhiều cán bộ đã hòa mình vào từng cửa hàng, cơ sở kinh doanh để cùng lập kế hoạch kinh doanh, tính toán, chia sẻ và giải những bài toán khó về kinh doanh với các hộ. Điều đó thể hiện sự đồng thuận giữa chủ trương, chính sách của thành phố với người dân một cách cụ thể, thiết thực, tạo sự cộng hưởng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Đây là những kinh nghiệm, bài học quý để xây dựng các phố chuyên doanh tiếp theo, xứng đáng với mong đợi của người dân trong việc góp phần xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh.
Kết quả là chủ trương xây dựng phố chuyên doanh thí điểm về hàng thời trang ở đường Lê Duẩn và điểm tâm ở đường Huỳnh Thúc Kháng nhận được sự đồng thuận cao của người dân, nhất là các hộ kinh doanh điểm tâm trên đường Huỳnh Thúc Kháng.
Có thể thấy rất rõ, bên cạnh nguồn vốn đầu tư xây dựng, trang bị những hạng mục về hạ tầng, vỉa hè, tiện ích công cộng sử dụng hoàn toàn hoặc một phần từ ngân sách, phần còn lại đều là xã hội hóa. Người dân phấn khởi với một môi trường kinh doanh bài bản đã tự đầu tư kinh phí mua sắm bàn, ghế, tủ, trang trí cửa hàng, cửa hiệu… đồng thời kêu gọi “bạn hàng”, nhà cung ứng lớn tài trợ trang bị thêm các thiết bị, vật dụng thiết yếu khác (từ mũ, găng tay, tạp dề, mái che, diềm quảng cáo và bảng niêm yết giá….).
Các hộ kinh doanh ẩm thực trên đường Huỳnh Thúc Kháng, vốn là hộ kinh tế nhỏ, mức đầu tư gần như không đáng kể, chỉ bán vài giờ buổi sáng ở vỉa hè rồi nghỉ. Nay bà con ý thức hơn về văn minh thương mại, người sử dụng dịch vụ do mình cung cấp là đối tượng dứt khoát phải được phục vụ tốt. Nhiều hộ vay tiền trang bị tủ, ghế, mặt bàn bằng inox ..
Cơ sở hạ tầng
Những ngày này, người dân thành phố khi ngang qua phố Lê Duẩn đều thừa nhận: trông quang đãng, gọn gàng, thông thoáng; vừa đẹp vừa văn minh. Các loại dây diện, mạng viễn thông, truyền hình cáp đã được quy hoạch đưa vào bể ngầm dưới vỉa hè, phô các biển hiệu rõ mồn một. Hệ thống điện chiếu sáng hiện trạng đều được tháo dỡ, thay thế bằng trụ có tính thẩm mỹ và có 2 đèn led chiếu sáng phần đường dành cho khách bộ hành trên vỉa hè và chiếu sáng mặt đường giao thông chung.
Để xây dựng phố chuyên doanh đường Lê Duẩn, UBNDTP và UBND Quận Hải Châu đã quyết định xây dựng công trình “Tổ chức khu phố chuyên doanh đường Lê Duẩn đoạn từ giao lộ với đường Ông Ích Khiêm đến đường Trần Phú (dài 1,1km)” với tổng kinh phí đầu tư gần 26 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố, quận Hải Châu và xã hội hóa.
Theo đó, thay thế bó vỉa hiện trạng bằng bó vỉa bê-tông xi-măng có chiều cao chỉ còn 15cm, dạng vát để thuận lợi cho việc đi lại. Bề rộng vỉa hè vẫn như hiện trạng nhưng tháo dỡ toàn bộ gạch block hiện hữu và thay thế bằng gạch terrazzo có tính thẩm mỹ cao. Phần vỉa hè dành cho người đi bộ được bố trí trong phạm vi 2m sát với nhà dân, cửa hàng; phần vỉa hè dành cho việc đỗ xe máy được bố trí sát bó vỉa mặt đường.
Cây xanh được thay bằng cây bàng Đài Loan có đường kính thân từ 10 - 15cm. Hố trồng cây được lắp đặt lưới bảo vệ bằng vật liệu composite-FRP có tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện cho người đi bộ.
Các tiện ích công cộng trên vỉa hè như: ghế ngồi nghỉ, biển chỉ dẫn, thùng rác công cộng, hệ thống đèn trang trí… đều được bố trí phù hợp hơn, phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm, tham quan của du khách và người dân. Hiện nay, tất cả các hạng mục của công trình đã cơ bản hoàn thành, đang tiến hành tháo dỡ các bó cáp thông tin, trụ viễn thông và thực hiện dọn dẹp vệ sinh vỉa hè.
Nhiều hộ dân kết hợp dịp này đã cải tạo kiến trúc mặt tiền tầng trệt và tầng 1, hướng đến đồng bộ cả dãy phố về chiều cao, và ốp mới aluminium mặt tiền cửa hiệu; làm mới biển hiệu quảng cáo với màu sắc trang nhã...; mua thêm máy tính tiền, tủ, kệ trưng bày hàng hóa.
Trên đường Lê Duẩn đoạn từ đường Ông Ích Khiêm đến Trần Phú có gần 100 hộ kinh doanh thời trang (quần áo, túi xách, giày dép…), 90 hộ kinh doanh các mặt hàng khác như: điện thoại, ẩm thực, lưu niệm… và 20 hộ không kinh doanh
Tập quán và thói quen
Cộng đồng những người mua – kẻ bán là hết sức đa dạng, cùng với đó là những tập quán và thói quen mua sắm khác nhau. Điểu này được thể hiện rõ thông qua cung cách bán hàng, bày trí sản phẩm, phương thức giao dịch – thanh toán hàng hóa,…cũng như thời gian đóng – mở cửa hàng khác nhau tùy vào mỗi phố chuyên doanh.
Ông bà ta từng nói: “Buôn có bạn, bán có phường”. Việc buôn bán, làm ăn, muốn thành công, phải có sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau để đảm bảo lợi ích chung, và lợi ích của các thành viên được cạnh tranh hài hòa trong lợi ích chung đó. Cũng từ xưa, một Hà
Nội có 36 phố phường, mỗi phố là một ngành hàng. Hải Phòng có chợ Sắt; thành phố Hồ Chí Minh có chợ vải Soái Kình Lâm; các chợ rau quả, lúa gạo, trái cây, các khu phố kinh