Kiến nghị về khai thác phố chuyên doanh

Một phần của tài liệu Xây kế hoạch truyền thông cho phố chuyên doanh mỹ nghệ đường hoàng sa (Trang 59 - 62)

- Tăng cường công tác quản lý tốt khâu cấp phép kinh doanh và kiểm tra thực hiện, nhất là có quy định bắt buộc trên các khu phố chuyên doanh mới.

- Chuẩn hóa biển hiệu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên khu phố. Cắm bảng ghi tên khu phố chuyên doanh mỗi nhóm mặt hàng. Hàng năm, có từng chủ đề để quảng bá cho khu phố (câu khẩu hiệu) và các chương trình khuyến mãi, giảm giá theo mùa.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống trung tâm thương mại, các khu phố chuyên doanh bảo đảm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đã đăng ký và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết... Tổ chức các lớp tập huấn “nụ cười thân thiện” và kỹ năng bán hàng phục vụ du lịch cho các tiểu thương, góp phần xây dựng văn minh thương mại tại các khu phố chuyên doanh cũng như các trung tâm mua sắm.

- Cần phát triển bền vững dựa trên hiện trạng phát triển của phố chuyên doanh, bám sát định hướng quy hoạch và khai thác được những tiềm năng của tuyến phố chuyên doanh.

- Cần đưa ra được mô hình tổ chức không gian tổng quát cho từng tuyến phố chuyên doanh đặc trưng trong một khung liên kết chặt chẽ, nhấn mạnh đặc tính tương hỗ giữa các tuyến phố chuyên doanh.

- Đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động nhằm kết nối và khai thác hiệu quả những phố chuyên doanh, trên nền tảng tổ chức không gian hợp lý và các hoạt động đặc trưng trong khu vực. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần xem xét các mục tiêu ưu tiên cho việc tổ chức không gian phố chuyên doanh hiện tại, tránh việc phát triển tổng thể dàn trải. Các mục tiêu được xem xét ưu tiên nên được cụ thể hóa thông qua các quy định hướng dẫn cụ thể để từ đó làm cơ sở cho những triển khai tiếp theo. Trong việc phát triển hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại, cần đưa ra kế hoạch cụ thể, bên cạnh công tác mở rộng và nâng cấp, cần xem xét bổ sung các tuyến giao thông kết nối phù hợp để tạo nên mạng lưới kết nối thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Trong việc tổ chức không gian, cần chú trọng đến phát triển từng khu vực đặc trưng, tránh việc phát triển các khu vực thành các dãy phố chuyên doanh tương tự nhau, làm mất đi giá trị và nét đặc trưng của khu vực. Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình mới, cần chú ý quản lý tầng cao, mật độ và hình thức kiến trúc, tránh gây ra hiện tượng phân mảnh trong khu vực. Chú trọng phát triển các không gian cộng đồng hiện có và thiết lập các không gian cộng đồng cần thiết, đảm bảo sự cân bằng trong quá trình phát triển kinh tế, cộng đồng và xã hội. Trong việc tổ chức hoạt động và khai thác du lịch, các sở ban ngành liên quan cần đưa ra kế hoạch tổ chức thống nhất để có thể khai thác được hiệu quả hoạt động kinh doanh của hoạt động du lịch, thống nhất giữa bảo tồn và phát triển, tránh sự chồng chéo trong quy hoạch và quản lý.

- Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển làng nghề với sự phát triển của phố chuyên doanh gắn với việc tổ chức quản lý và khai thác Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn: bởi mối quan hệ tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển, qua đó để thu hút khách tham quan du lịch và nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm lưu niệm

của phố chuyên doanh. Để thực hiện tốt mối quan hệ nêu trên, có thể tiến hành thực hiện xây dựng Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn trở thành một tổng thể Khu văn hóa du lịch đặc biệt của thành phố với các chức năng như công viên, vườn tượng, nơi sản xuất và trưng bày các sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống và là nơi tổ chức sinh hoạt các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn. Đây là một việc đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng hoàn thành được các nội dung trên đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền quảng bá, thu hút khách tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn và phố chuyên doanh đá mỹ nghệ Non Nước.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa và giá trị kinh tế của làng nghề đá mỹ nghệ để phát triển phố chuyên doanh như:

+ Nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các mẫu mã và chủng loại sản phẩm: trên cơ sở các sản phẩm truyền thống đã được sản xuất và tiêu thụ ổn định như các tượng thú vật, tượng người, các sản phẩm đồ trang sức lưu niệm... cần tiếp cận các thị trường mới và nghiên cứu tạo thêm các sản phẩm phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu, cho các đơn đặt hàng và nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm của du khách. Hướng nghiên cứu có thể tập trung vào các sản phẩm tranh tượng dân gian Việt Nam, các sản phẩm mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, các tác phẩm của các danh họa trên thế giới... Các sản phẩm lưu niệm cần nghiên cứu mẫu mã nhỏ gọn và tinh xảo.

+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng các thợ nghề đá và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của làng nghề: từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng, tinh xảo hơn.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Xây kế hoạch truyền thông cho phố chuyên doanh mỹ nghệ đường hoàng sa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w