- Quản lý thuế GTGT ở Chi cục thuế thị xã phúc yên, Vĩnh Phúc:
Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng, có hồ Đại Lải diện tích 525ha bước đầu đã định hình là khu du lịch; ngoài ra còn có các đầm hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, sông Cà Lồ,... có thể phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. TX Phúc Yên có gần 117 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 700 người/km²; Phúc Yên có nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm trên 60% tổng dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trong tổng cơ cấu không cao.
Để quản lý tốt ĐTNT trên địa bàn thị xã thì ngoài công tác chuyên môn Chi cục thuế thị xã Phúc Yên tập trung mạnh cho các mặt công tác như: Công tác tuyên truyền, Công tác phối hợp với các cấp các ngành, Công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cụ thể:
+ Về công tác tuyên truyền:
Chi cục thuế thị xã Phúc Yên tiến hành đa dạng hóa các hình thức, phương tiện tuyên truyền, tạo điều kiện cho NNT tiếp cận thông tin về thuế dễ dàng. Tổ chức cập nhật thường xuyên, đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp Luật về thuế, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, giúp NNT nắm được đầy đủ, kịp thời chính sách thuế. Thực hiện phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật thuế. Tuyên truyền chính sách thuế qua cuốn thông tin sinh hoạt Chi bộ hàng tháng, trên sóng đài PT, đặc biệt tập trung tuyên truyền, hỗ trợ góp phần triển khai Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế ; bên cạnh đó tập trung tuyên truyền sâu rộng các chính sách giảm, giãn, gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp và người dân ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Về công tác thanh tra, kiểm tra:
Sau khi thực hiện công tác tuyên truyền Pháp luật thuế đến người dân. Thì bước tiếp theo của Chi cục thuế thị xã Phúc Yên chính là công tác thanh tra, kiểm tra để giám sát việc thực thi pháp luật thuế của ĐTNT. Công tác này được lãnh đạo Chi cục thuế thị xã Phúc Yên chỉ đạo thường xuyên, liên tục, quyết liệt ở tất cả các đội thuế. Hiên nay, kế hoạch Thanh tra, kiểm tra chuyên đề thuế GTGT của Chi cục thuế thị xã Phúc Yên được Cục Thuế tỉnh giao trong năm 2013 là 55 đơn vị, chi cục thuế thị xã Phúc Yên đã thanh tra, kiểm tra hoàn thành 55 đơn vị bằng 100% so với kế hoạch Cục Thuế giao và bằng 112,20% so với cùng kỳ năm trước. Số tiền thuế phát hiện truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên 236 triệu đồng, đã đôn đốc nộp vào NSNN 210 triệu đồng đạt 88,9%, số thuế còn tồn đọng 26 triệu đồng bằng 11,% so với tổng số ghi
thu theo kết quả kiểm tra; Giảm khấu trừ thuế GTGT sau thanh tra, kiểm tra là 629 triệu đồng, bình quân mỗi đơn vị giảm khấu trừ thuế GTGT qua thanh tra, kiểm tra là 11,4tr đồng.
Tính đến tháng 31/12/2013 Chi cục thuế thị xã Phúc Yên đã kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được 75 đơn vị, số tiền thuế phát hiện ghi thu sau kiểm tra là 1.225 triệu đồng. Số thuế đã đôn đốc nộp vào NSNN là 986 triệu đồng. Số còn nợ đọng 239 triệu đồng. Tổng số giảm khấu trừ và giảm lỗ qua công tác kiểm tra là 1.640 triệu đồng.
- Quản lý thuế GTGT ở Chi cục thuế Huyện Tam Đảo:
Tam Đảo là một huyện miền núi, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Trên địa bàn huyện có ngọn núi Tam Đảo cao 1.310 m, Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Diện tích huyện là một phần của Vườn quốc gia Tam Đảo; Dân số trên địa bàn huyện Tam Đảo ban đầu là 68.591 người, đến năm 2012 là 74.511 người.
Chính vì vậy ngoài công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, phối hợp các tổ chức trong và ngoài ngành… thì Chi cục thuế Huyện Tam Đảo tập trung nhiều hơn cho công tác thanh tra kiểm tra thuế và xử lý nợ động thuế.
+ Về công tác kiểm tra: Chi cục thuế Huyện Tam Đảo thực hiện triển khai đồng bộ, kịp thời theo Chỉ thị số 01/CT - BTC ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế. Căn cứ kế hoạch Thanh tra, kiểm tra đã được Cục thuế tỉnh phê duyệt. Các đội chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra thuế nhằm chống thất thu ngân sách.
Theo số liệu báo cáo tổng kết cuối năm 2013 của Chi cục thuế Huyện Tam Đảo kiểm tra, tính đến ngày 31/12/ 2013 Huyện đã thực hiện kiểm tra tại 35 đơn vị (bao gồm cả 10 đơn vị kiểm tra chuyên đề thuế GTGT).Kết quả xử
lý truy thu, phạt vi phạm hành chính, phạt nộp chậm tiền thuế là: 1.230 triệu đồng (tăng 250tr đồng so với năm 2012). Đã thực hiện nộp NSNN đến tháng 12/2013: 890 triệu đồng;
Qua công tác kiểm tra 35 đơn vị đã xử lý truy thu, phạt vi phạm hành chính, phạt nộp chậm tiền thuế là 1.230 triệu đồng. (Trong đó: Truy thu là 800 triệu, phạt vi phạm hành vi vi phạm là 80triệu, phạt nộp chậm tiền thuế 95 triệu đồng, giảm số khấu trừ thuế GTGT là 110 triệu đồng, giảm lỗ 145 triệu đồng. Số đã nộp ngân sách nhà nước là 890 triệu đồng.
+ Công tác Quản lý đăng ký, kê khai thuế: Phối hợp với các phòng chức năng để thực hiện công tác rà soát mã số thuế trong phạm vi quản lý để kịp thời nắm bắt những trường hợp bỏ kinh doanh, nghỉ kinh doanh có thời hạn để đưa vào quản lý. Tăng cường việc kiểm tra, xác minh để xử lý và tạm đóng cửa của các đơn vị không nộp tờ khai thuế liên tục quá 3 tháng trở lên.
+ Về tình hình nợ đọng và xử lý nợ đọng thuế: Chi cục thuế Huyện Tam Đảo chỉ đạo đội Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, chỉ đạo các đội thuế phối kết hợp chặt chẽ quản lý, phân tích đánh giá đúng tình hình thực tế các khoản nợ thuế, tuổi nợ của từng khoản nợ. Đặc biệt thực hiện Chỉ thị 01/CT - BTC ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, ngành Thuế đã thành lập các đoàn thu nợ tăng cường đôn đốc Nợ thuế. Chủ động rà soát, đánh giá khả năng thực hiện thu NSNN trên từng địa bàn, từng khoản thu để xác định nhiệm vụ phấn đấu cao, khai thác tăng thu để ngân sách có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi và giảm bội chi NSNN. Tổ chức giao mức phấn đấu cho các đội chức năng, triển khai thu ngay từ những tháng đầu năm.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế của Việt Nam
- Đề ra các nhóm giải pháp lớn với các giải pháp chi tiết để quán triệt trong toàn hệ thống.
- Trên cơ sở dự toán pháp lệnh được giao, Tổng cục Thuế đã tiến hành giao chỉ tiêu phấn đấu thu nội địa cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tạo động lực để toàn ngành quyết tâm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
- Bộ Tài chính ban hành nhiều văn bản, thư công tác gửi các ngành, các cấp và cấp uỷ chính quyền các địa phương nhằm đẩy mạnh sự quan tâm, phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
- Thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước và tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương có số thu lớn, tổ chức thanh tra, kiểm tra thu ngân sách đối với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn, các địa bàn trọng điểm thu để chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
- Chính phủ ban hành nhiều chính sách thuế, các văn bản hướng dẫn thực thi và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo cho các chủ trương, cơ chế chính sách thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, trong đó phải kể đến các chính sách về miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp đối với một số sắc thuế, khoản thu ngân sách...
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kinh doanh thương mại điện tử; tạo bước chuyển biến quan trọng trong thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực khấu trừ, hoàn thuế GTGT.
- Triển khai tích cực nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế thông qua việc giao chỉ tiêu thu nợ đến từng bộ phận, công chức quản lý nợ;
- Chú trọng việc kiểm kê, rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát và nắm bắt kịp thời người nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kê khai mã vạch hai chiều, đặc biệt, đã thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố.
- Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN. Tiếp tục thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế; Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá theo đúng lộ trình đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tổ chức nhiều “tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế” để trao đổi, tiếp nhận những thông tin phản hồi từ NNT, nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. (Nguồn tapchithue.com.vn)
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Các câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đặt ra như sau:
- Cơ sở để đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên?
- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên thời gian qua như thế nào?
- Những kết quả đạt được trong thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ra sao?
- Trong thời gian tới, có những giải pháp nào có thể áp dụng để tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên?
Dựa trên các câu hỏi, giả thiết nghiên cứu đã đặt ra, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thu thập các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình thu thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên như báo cáo cấp quận lên thành phố, báo cáo tổng hợp tổng kết cuối năm…
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Thu thập các báo cáo, thống kê và các số liệu liên quan đến thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, danh sách các doanh nghiệp có nghĩa vụ thuế...
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Từ những số liệu và thông tin thu thập được, dùng phương pháp phân tích số liệu để đưa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trưởng hay những bảng số liệu phục vụ cho đề tài.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu định lượng
- Tổng thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Tình hình truy thu thuế và phạt sau truy thu thuế GTGT. - Tình hình hoàn thuế và thanh tra kiểm tra hoàn thuế GTGT. - Kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế.
Các chỉ tiêu định tính
- Công tác quản lý đối tượng nộp thuế và quản lý thu thuế GTGT. - Công tác triển khai nhiệm vụ.
- Công tác xử lý thông tin và tin học.
- Công tác quản lý ấn chỉ, hóa đơn chứng từ. - Công tác kế hoạch.
- Công tác hoàn thuế.
- Công tác thanh tra kiểm tra.
- Công tác tiếp dân, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo. - Công tác thi đua, tuyên truyền.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 3.1. Giới thiệu về Thành Phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Vị trí địa lý Thành Phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh phúc là một tỉnh ở cửa ngõ Tây bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.
Thành Phố Vĩnh Yên
Ngày 1 tháng 12 năm 2006, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định số 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vĩnh Yên. Phía đông giáp giáp huyện Bình Xuyên, phía tây giáp huyện Tam Dương, phía bắc giáp huyện Tam Đảo, phía nam giáp huyện Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng miền kinh tế khu vực. Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc (cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế nội bài 25 km về phía Nam, cách thành phố Việt Trì 25km về phía tây), tạo điều kiện cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Khai Quang và khu công nghiệp Lai Sơn. Đây là những khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp. Ngoài ra thành phố đang triển khai 2 dự án là khu đô thị Nam đầm Vạc và khu đô thị Nam Hà Tiên. Đây là các dự án rất khả quan góp phần xây dựng và phát triển thành phố Vĩnh Yên.
Thành phố Vĩnh Yên cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển kinh tế xã hội cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế