SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 33)

loại hình doanh nghiệp & đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, phản ánh bản chất của chế độ xã hội. Do vậy để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời động viên được sự đóng góp của toàn dân trong việc tạo ra một nguồn lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước đòi hỏi phải thực hiện vấn đề quản lý thuế một cách hiệu quả.

Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam từ ngày 1/1/1999. Sau hơn hai năm thực hiện, ngoài những ưu điểm giúp cho việc kiểm soát nguồn thu tương đối chặt chẽ và thuận lợi như: Đơn giản, dễ hiểu, có tính chất liên hoàn, tăng cường công tác hạch toán, kế toán tại doanh nghiệp...

Trong những vấn đề về quản lý thuế GTGT thì thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước từ loại thuế này. Vì thanh tra, kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản lý nhà nước nói chung và quản lý về thuế GTGT nói riêng. Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT có mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thực tiễn cho thấy nếu hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế GTGT được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả sẽ làm tăng tính tự giác tuân thủ

pháp luật của người nộp thuế. Ngược lại, nếu hoạt động này lỏng lẻo, không được coi trọng sẽ là điều kiện làm lan nhanh sự không tuân thủ pháp luật, hậu quả không chỉ thiệt hại đến ngân sách nhà nước mà còn tạo ra sự bất công đối với người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

Thực trạng hiện nay, việc chấp hành nghiêm túc luật thuế GTGT tại các DN nói chung và DN nhỏ và vừa nói riêng còn nhiều hạn chế.

Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, những vi phạm về pháp luật thuế GTGT những năm qua cũng gia tăng với nhiều phương thức. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, trên thực tế, số lượng DN đăng ký kinh doanh hiện nay khoảng 480.000, trong đó chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, nhưng số đơn vị thường xuyên có doanh số kê khai chỉ là 390.000. Song mỗi năm cơ quan thuế chỉ thanh tra, kiểm tra được 18-20% DN và đã phát hiện 92% trong số này có dấu hiệu vi phạm về thuế. Do vậy, việc thanh tra kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nói chung và DN nhỏ và vừa nói chung là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 33)