ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

nhỏ và vừa

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với DN nhỏ và vừa không chỉ được xem xét, đánh giá đơn thuần ở khía cạnh vật chất(hiệu quả kinh tế) mà còn được xem xét, đánh giá dưới giác độ hiệu quả xã hội- chính trị. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra được chia 2 nhóm là:

- Các chỉ tiêu định lượng:

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với DN nhỏ và vừa đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Các tiêu chí này thường gồm:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng thanh tra, kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/ Tổng số đối tượng thanh tra, kiểm tra bình quân; chi phí bằng tiền trực tiếp cho thanh tra, kiểm tra...

+ Hiệu quả trực tiếp của thanh tra, kiểm tra: Đánh giá chỉ tiêu này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí thanh tra, kiểm tra so với số thuế truy thu đã nộp NSNN; tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản thanh tra, kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tợng thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/ tổng số thuế truy thu...

Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của

công tác thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ được biến động của từng khâu công tác.

- Các chỉ tiêu định tính:

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của công tác thanh tra, kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm đợc. Đó là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng thanh tra, kiểm tra qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được thanh tra, kiểm tra (mức độ tái phạm).

+ Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các đối tợng nộp thuế; tạo môi trờng cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo hình thức xử phạt)

+ Tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan quản lý thuế và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý...

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra được đánh giá theo kỳ(quý, năm) và được chia theo sắc thuế; theo hình thức thanh tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung thanh tra, kiểm tra tương ứng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w