Đặc điểm cấu trúc và kiến tạo bồn trũng Nam Côn Sơn (hình 3.2)
Về mặt kiến tạo chung, bồn trũng Nam Côn Sơn phát triển chồng trên các
kiến trúc của nền Indosinia bị hoạt hoá mạnh mẽ trong Phanerozoi và sau cùng là đai hoạt hoá macma kiến tạo Mezozoi muộn. Cùng với quá trình này thì ở phía Ðông nền Indosinia - vùng biển rìa Ðông Việt Nam xảy ra quá trình tách giãn đáy biển rìa vào Oligocen với trục giãn đáy phát triển kéo dài theo phƣơng Ðông Bắc - Tây Nam. Quá trình tách giãn đáy Biển Ðông đã đẩy rời xa hai khối vi lục địa Hoàng Sa, Trƣờng Sa trên thềm lục địa Việt Nam mở đầu thời kỳ hình thành và phát triển các bể trầm tích Kainozoi tƣơng ứng (Theo T.y.Lee, L.A.Lawer). Quá trình này làm hình thành hai đới trũng sâu: trũng Bắc và trũng Trung tâm có hƣớng trục sụt lún cùng hƣớng trục giãn đáy Biển Ðông và nằm phù hợp trực tiếp trên phƣơng kéo dài của trục giãn đáy Biển Ðông. Phía đông tiếp giáp với bồn trũng Tƣ Chính – Vũng Mây vẫn còn tiếp tục kéo dài ra vùng nƣớc sâu với sự phát triển mạnh mẽ của các thành tạo đá vôi. Bể này nằm trên kiểu vỏ chuyển tiếp giữa các miền vỏ lục địa và kiểu vỏ đại dƣơng.
Ðới nâng Côn Sơn có dạng một phức nếp lồi phát triển kéo dài theo phƣơng
Ðông Bắc. Ở phía Tây Nam đƣợc gắn liền với đới nâng Cà Mau - Natuna, nhô cao và lộ ra ở đảo Côn Sơn, sau đó chìm dần ở phạm vi các lô 02, 03, và rồi lại nâng cao ở Cù Lao Dung và tại đây nó nhập vào đới nâng Phan Rang. Đới này có cấu tạo bởi các đá xâm nhập và phun trào trung tính, axit thuộc đá núi lửa rìa Ðông lục địa Châu Á tuổi Mezozoi muộn. Đới nâng Korat - Natuna cấu tạo bởi các đá lục nguyên tuổi Cacbon - Pecmi, Jura - Creta và các đá biến chất Paleozoi, Mezozoi cũng nhƣ các đá macma axit - trung tính tuổi Kainozoi, nằm trong đai núi lửa miền Ðông Á.
97
Bốn hệ thống đứt gãy chính: hệ thống đứt gãy theo phƣơng Bắc Nam có các
đứt gãy có chiều lớn, biên độ từ vài trăm đến hàng nghìn mét; hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam có chiều dài nhỏ hơn so với hệ thống Bắc Nam, biên độ có thể đến 1000m; hệ thống đứt gãy phƣơng Đông Tây và hệ thống Tây Nam – Đông Bắc phát triển không phổ biến, chiều dài không lớn nhƣng biên độ khá lớn. (hình 3.3 )
Hình 3.2: Bể Nam Côn Sơn trong khung kiến tạo khu vực. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo lô B
98
Đặc điểm cấu trúc lô B bị phân chia thành ba giai đoạn đứt gãy và uốn nếp riêng biệt nhƣ: Eocene đến Oligocene, cuối Miocene sớm đến Miocene giữa và Miocene muộn, những đứt gãy này có hƣớng Bắc – Nam. Cấu trúc triển vọng chính của lô B đƣợc hình thành trong suốt pha hoạt động đứt gãy.
Hình 3.3: Mặt cắt tổng hợp của lô B.