Dạ hội lịch sử là hình thức mà giáo viên có thể kết hợp linh hoạt các hoạt động ngoại khóa khác nhau. Muốn tổ chức một buổi dạ hội lịch sử có hiệu quả, yêu cầu giáo viên phải chú ý một số điểm sau:
- Chọn chủ đề lịch sử có ở địa phƣơng phải gắn liền với lịch sử dân tộc - Lựa chọn nội dung lịch sử phải đảm bảo yêu cầu giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển học sinh, phải phù hợp với yêu cầu chƣơng trình dạy học và phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh.
- Lựa chọn hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, tạo đƣợc khí thế của một đêm dạ hội theo đúng nghĩa, cần thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh vào các hoạt động để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần tập thể cho các em. Cần có kế hoạch, chuẩn bị công phu, chu đáo (về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức, kinh phí thực hiện, khách mời ở địa phƣơng nơi trƣờng đóng…)
Ví dụ: Kỉ niệm cách mạng tháng Tám thành công ở Tuyên Quang (25/8) giáo viên có thể tổ chức buổi dạ hội lịch sử với chủ đề “Tuyên Quang – mảnh đất anh hùng”.
Nội dung buổi dạ hội có thể gồm: Mít tinh, diễn một đoạn kịch ngắn, nhân chứng lịch sử kể chuyện, các tiết mục văn nghệ theo chủ đề, triển lãm tranh ảnh, các di tích lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Tuyên Quang, tổ chức triển lãm, thiết kế các trò chơi lịch sử chuẩn bị sân khấu, tạo đƣợc không khí dạ hội, sau đó tiến hành dạ hội.
Qua hoạt động dạ hội sẽ giúp cho học sinh hiểu thêm về lịch sử quê hƣơng mình, đặc biệt là các di tích lịch sử- cách mạng. Đồng thời việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng để tổ chức dạ hội không chỉ có tác dụng tốt đối với học sinh trong trƣờng mà còn có ảnh hƣởng đến nhân dân địa phƣơng. Nó là một biện pháp có hiệu quả gắn liền nhà trƣờng với xã hội, có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh.
Tóm lại: Sử dụng di tích lịch sử- cách mạng dƣới hình thức khác nhau (nội khóa và hoạt động ngoại khóa) đều nhằm mục đích giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Qua đó phát triển ở các em tính tự giác, rèn luyện phƣơng pháp tự học, làm việc có kế hoạch, tập dƣợt nghiên cứu khoa học.