Một số biện pháp sử dụng di tíchlịch sử-cách mạng ở địa

Một phần của tài liệu luận văn sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh tuyên quang ( chương trình chuẩn) (Trang 78)

trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh Tuyên Quang

2.4.1. Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu về di tích lịch sử cách mạng

Trong học tập lịch sử, bài học nội khóa là hình thức học tập cơ bản,bắt buộc đối với học sinh. Hoạt động học tập của học sinh nói chung là củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức đã học, và tiếp nhận những kiến thức mới. Trên cơ sở nhận thức bản chất các sự kiện, nhân vật lịch sử, các em có thái độ, tình cảm với các sự kiện và con ngƣời quá khứ.

Có nhiều cách thức, phƣơng tiện giúp học sinh tiếp nhận kiến thức. Trong số đó, tƣ liệu về di tích lịch sử cách mạng là một nguồn kiến thức có thể bổ sung, làm phong phú hiểu biết của học sinh mà trong một thời lƣợng có hạn không đƣợc đề cập tới trong sách giáo khoa. Giáo viên hƣớng dẫn cho học sinh sƣu tầm, làm việc với các tƣ liệu sẽ góp phần trang bị cho các em những kiến thức lịch sử làm sáng tỏ nội dug bài học. Bản thân di tích lịch sử là một loại tƣ liệu lịch sử có giá trị. Tuy nhiên, trong chƣơng trình không thể thƣờng xuyên tổ chức cho học sinh học tập tại di tích. Hơn nữa, trong phòng trƣng bày của di tích đều có hồ sơ thông tin về di tích. Học sinh là lực lƣợng chính có thể sƣu tầm tài liệu phục vụ dạy học lịch sử trong nhà trƣờng. Giáo viên hƣớng dẫn các em sƣu tầm hai loại tài liệu chính:

Thứ nhất, tƣ liệu sách, đây là nguồn tƣ liệu quan trọng và phong phú nhất. Cụ

thể có các cuốn sách viết về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Tuyên Quang giai đoạn 1945- 1954 nhƣ: Di tích danh thắng Tuyên Quang, Phù

NXB Văn hóa thông tin Tuyên Quang, Di tích lịch sử Tuyên Quang,Phù

Ninh, 2003, NXB Văn hóa dân tộc. Hay cuốn Giới thiệu di tích lịch sử Tuyên

Quang, Phòng bảo tồn bảo tàng, Sở văn hóa thông tin, Tuyên Quang………..

Thứ hai, tƣ liệu tranh ảnh, phim tƣ liệu về các di tích. Các em có thể trực tiếp

đến tham quan, quay phim, chụp ảnh về di tích hoặc tra cứu thông tin trên mạng internet

Việc sƣu tầm tài liệu của học sinh có thể thực hiện theo quy trình gồm những giai đoạn sau:

Giai đoạn I: Định hƣớng, sƣu tầm tài liệu. Mục đích của giai đoạn này nhằm

xác lập mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, kế hoạch, nội dung, phƣơng tiện, các cơ sở vật chất, xây dựng động cơ, hứng thú nhằm mục đích định hƣớng cho toàn bộ quá trình làm việc với tƣ liệu của học sinh. Thực hiện tốt giai đoạn này sẽ có tác dụng huy động sự nỗ lực trí tuệ, ý chí cho hoạt động để đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Trong giai đoạn này, nhiệm vụ đầu tiên của học sinh là xác định mục đích sƣu tầm tƣ liệu (sƣu tầm để làm gì?). Từ đó các em xác định những nhiệm vụ cần giải quyết và các yêu cầu cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ đó. Tiếp đó, các em phải xác định đƣợc những tƣ liệu cần thiết phải sƣu tầm ( cụ thể là sách, tranh ảnh, phim tƣ liệu…).Mục đích, nhiệm vụ học tập chỉ giải quyết tốt khi các em biết lựa chọn đúng đắn sách, tranh ảnh cần sƣu tầm. Muốn vậy,cần phải dựa vào 3 căn cứ sau:

- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, nội dung lịch sử của bài học cần sử dụng những loại tƣ liệu nào?

- Căn cứ vào sự giới thiệu của giáo viên. Trƣớc mỗi khóa trình lịch sử, thậm chí trƣớc mỗi bài học, giáo viên cần giới thiệu những tài liệu tham khảo cần thiết, các em dựa vào sự giới thiệu của giáo viên để sƣu tầm tài liệu

- Căn cứ vào điều kiện cá nhân. Nếu có điều kiện, các em có thể trực tiếp đến gặp gỡ, trao đổi với cá bộ quản lý cacsc khu di tích,quay phim, chụp ảnh, thu thập tài liệu trong phòng trƣng bày của khu di tích.

Trong trƣờng hợp không thể trực tiếp đến thu thập tƣ liệu các em có thể truy cập vào các Website nhƣ: http://www.baomoi.com/Tuyen-Quang-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-tich- lich-su-van-hoa/121/12974229.epi http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_Quang http://www.baotuyenquang.com.vn/du-lich/di-tich-lich-su-van-hoa.html http://mytour.vn/location/3101-khu-di-tich-lich-su-tan-trao.html http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=571&c=25 http://dulichtantrao.com.vn

Giai đoạn II: Thu thập thông tin. Đây là giai đoạn học sinh tiếp tục làm việc

với tƣ liệu. Việc thu thập thông tin phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đúng và chính xác

- Đủ, cơ bản, trọng tâm - Nhanh và nhạy bén

Các em có thể ghi tóm tắt hoặc trích ghi những câu, những đoạn hay, những số liệu có ý nghĩa quan trọng theo ngôn ngữ cá nhân hoặc một cách trọn vẹn Giai đoạn III: Xử lý thông tin.Trong giai đoạn này,học sinh phải sử dụng tổ hợp các thao tác trí tuệ để cải biến thông tin, đƣa chúng thành tri thức cá nhân. Các em ghi lại thành những nội dung cơ bản dƣới dạng khái quát nhất và cô đọng nhất

Ví dụ: Trƣớc khi dạy đến phần Lịch sử Việt Nam 1945- 1954, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sƣu tầm tranh ảnh và nội dung liên quan đến những di tích lịch sử- cách mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có liên quan đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Có thể tiến hành theo hình thức cá nhân, hoặc theo, tổ, nhóm. Để động viên khích lệ học sinh, giáo viên cho điểm thƣởng đối với những cá nhân, tổ, nhóm làm việc tốt, có khả năng tì tòi, sáng

tạo, và có sản phẩm công phu. Thông qua việc làm này,giáo viên có đƣợc một khối lƣợng tƣ liệu và tranh ảnh vô cùng phong phú về các di tích lịch sử cách mạng theo từng chủ đề cụ thể của Lịch sử Việt Nam từ 1945- 1954 chẳng hạn nhƣ: “Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên

Quang”, “Khái quát và tình hình, đặc điểm tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”, “An toàn khu- căn cứ địa kháng chiến với Tuyên Quang là Trung tâm”, “Tuyên Quang-địa bàn trung ương Đảng, chính phủ, chủ tích Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến”…..

Bên cạnh đó, thông qua công tác sƣu tầm đã bƣớc đầu tập dƣợt cho các em làm quen với công tác nghiên cứu lịch sử, và cũng thông qua việc tìm hiểu này các em phần nào hiểu đƣợc hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc cũng nhƣ cuộc đấu tranh anh dũng của địa phƣơng mình, hiểu rõ hơn về lịch sử Tuyên Quang, qua đó bồi dƣỡng những tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh ( lòng yêu nƣớc, căm thù thực dân xâm lƣợc, khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta, tự hào truyền thống đấu tranh anh hùng và xây dựng đất nƣớc của nhân dân “Thủ đô của cách mạng”.)

Sau khi đã xong bƣớc sƣu tầm tài liệu ở các di tích lịch sử cách mạng, giáo viên hƣớng dẫn các em tiến hành phân loại tƣ liệu, xem tƣ liệu nào cần thiết sử dụng cho bài nào, đơn vị kiến thức nào và sắp xếp làm thành các hồ sơ tƣ liệu.

Việc hƣớng dẫn học sinh sử dụng tƣ liệu về di tích lịch sử- cách mạng phục vụ bài học nội khóa có ý nghĩa quan trọng. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh sƣu tầm tranh ảnh, các tài liệu viết có liên quan đến di tích để tƣờng thuật, miêu tả các sự kiện lịch sử chứa đựng trong di tích. Qua đó, các em nhận thức đƣợc lịch sử với những biểu tƣợng cụ thể. Việc sử dụng loại tƣ liệu này trong học tập giúp học sinh có hình dung rõ hơn về nội dung sách giáo khoa phản ánh về chính mảnh đất quê hƣơng mình. Trong điều kiện ở xa các di tích lịch sử, các tƣ liệu về di tích giúp nhận thức của học sinh xích lại với

quá khứ và dƣờng nhƣ biến những kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực ngày nay, gắn các em vào đời sống xã hội. Sử dụng tƣ liệu về di tích lịch sử cách mạng trong học tập lịch sử còn góp phần bổ sung các kiến thức cụ thể trong chƣơng trình. Những con số, những sự kiện khô khan trở nên hấp dẫn với học sinh. Để khai thác tốt các tƣ liệu về di tích lịch sử, phục vụ cho bài nội khóa, giáo viên phải lƣu ý học sinh chọn lọc kỹ các tƣ liệu viết về di tích. Hơn nữa, với thời lƣợng 45 phút/ tiết cho các hoạt động, các em nên lựa chọn và sắp xếp tƣ liệu thành hệ thống, kết hợp với các phƣơng tiện kỹ thuật làm cho bài học sinh động. Đồng thời, các em nên sử dụng kết hợp với phƣơng pháp trình bày, miêu tả về di tích nhằm làm nổi bật nội dung lịch sử liên quan

Việc hƣớng dẫn học sinh sƣu tầm tài liệu về di tích và hƣớng dẫn các em sử dụng là việc làm cần thiết trong dạy học. Đó là một kênh thông tin khoa học giúp các em hiểu sâu sắc các nhân vật, sự kiện lịch sử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng tư liệu về di tích lịch sử cách mạng

2.4.2.1. Sử dụng tư liệu về di tích lịch sử cách mạng nhằm minh họa cho nội dung kiến thức.

Trƣớc mỗi bài học giáo viên ra bài tập yêu cầu học sinh sƣu tầm tài liệu về di tích để trình bày trƣớc lớp. Trong giờ học, các em có thể trình bày sơ lƣợc nội dung ý nghĩa của tƣ liệu đó,qua đó giúp các em nắm vững kiến thức.

Ví dụ: Khi học bài 18, phần III, mục 1: “ Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947” để minh họa cho những chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trƣờng Việt Bắc các em có thể sử dụng bức hình nhƣ: Di tích Khe Lau , để minh họa cho những chiến công của quân và dân ta trong chiến dịch, các em có thể trình bày sơ lƣợc:

“ Đây là chiến thắng vang dội nhất, và tiêu biểu nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, tại Khe Lau ta đã tiêu diệt đƣợc 150 tên địch, 2 tàu bọc thép, 1 ca nô, đến nỗi khi nhận đƣợc tin cấp báo Cô- muy- nan chỉ còn biết hét vào bộ đàm “ tất cả rút về Tuyên Quang càng nhanh càng

tốt”. Chiến thắng Khe Lau đã gợi cảm hứng cho nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài “ Trƣờng ca Sông Lô”. Với chiến thắng này đã giúp các nhà nghiên cứu đã lý giải đƣợc câu hỏi : Vì sao quân đội Pháp, một đội quân nhà nghề, thiện chiến đã già kinh nghiệm chiến tranh lại bị thất bại nhƣ vậy?Vì sao quân đội nhân dân Việt Nam còn non trẻ, trang bị rất thiếu thốn, lại có thể đánh bại những đơn vị tinh nhuệ cao nhất của thực dân Pháp xâm lƣợc?

Hƣớng dẫn học sinh sử dụng tƣ liệu về di tích nhằm minh họa cho nội dung kiến thức có tác dụng trong việc phát huy đƣợc tính tích cực và chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, vừa tiết kiệm thời gian mà lƣợng thông tin thu đƣợc của các em nhiều. Đồng thời, công việc này sẽ rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử trƣớc một tập thể, giúp các em tự tin trƣớc mọi tình huống

2.4.2.2. Sử dụng tư liệu về di tích nhằm cụ thể hóa sự kiện lịch sử

Biện pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử. Những tƣ liệu này cung cấp một khối lƣợng lớn thông tin về các sự kiện lịch sử trong quá khứ. Việc sử dụng tƣ liệu về di tích lịch sử- cách mạng với tƣ cách cụ thể hóa nội dung sự kiện góp phần nâng cao tu duy đôc lập, tích cực và các kỹ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Đồng thời, góp phần giáo dục, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ cho các em.

Giáo viên nên hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu tổng thể từ nội dung tƣ liệu để các em nhận biết và hình dung đƣợc bƣớc đầu những nội dung đƣợc phản ánh trong tƣ liệu. Đối với tranh ảnh, giáo viên hƣớng dẫn các em quan sát tỉ mỉ, miêu tả chi tiết theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ trái sang phải hay quan sát từng bộ phận của tranh ảnh. Trong quá trình học sinh sử dụng trên lớp giáo viên có thể đƣa ra những câu hỏi gợi mở nhằm giúp các em đƣa ra nhận xét, kết luận.

Ví dụ: Trong bài 19,mục II: “ Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2- 1951), các em cần sử dụng bức ảnh hình 51: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-

1951) và tƣ liệu về “ Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng”, tƣ liệu về di tích này nhằm cụ thể hóa nội dung của đại hội. Nội dung này các em có thể tìm hiểu trong cuốn “Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tuyên

Quang”.-Nguyễn Việt Thanh chủ biên, NXB Chính trị quốc gia 2010, hoặc tìm trên trang Web: http://www.baotuyenquang.com.vn/du-lich/di-tich-lich- su-van-hoa.html

Các em có thể trình bày nhƣ sau: Đây là bức ảnh chụp vào tháng 2 năm 1951, bức ảnh nói về đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 tại thôn Phú An xã Kim Bình ( xƣa là xã Vinh Quang),huyện Chiêm Hóa, đây chính là nơi họp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951). Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết. Đồng chí Tôn Đức Thắng khai mạc Đại hội, đồng chí Trƣờng Chinh đọc báo cáo: “ Bàn về cách mạng Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị. Cũng tại đây ngày 11-3-1951 đã tiến hành hội nghị Liên minh Việt-Miên-Lào. Kim Bình ở phía Nam huyện Chiêm Hóa tiếp giáp với các xã Ngọc Hội, Vinh Quang, Bình Nhân, Phú Bình, Tri Phú của huyện Chiêm Hóa. Từ Kim Bình có đƣờng nối với các xã An toàn khu phía bắc huyện Yên Sơn: Trung Minh, Hùng Lợi…khu rừng họp Đại hôi có tên là rừng Nà Loáng thuộc hợp tác xã Phú An. Rừng nằm dƣới chân núi Hùng. Theo truyền thuyết, xƣa có trận lụt lớn duy có đỉnh núi Hùng với chiếc trống đặt trên đó là không bị ngập. Một dòng suối lớn nƣớc trong xanh uốn khúc chảy qua khu rừng. Suối này chảy vào ngòi Trinh để nhập vào sông Gâm.

Quá trình tiến tới Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ƣơng vừa quan tâm đến nội dung vừa chỉ đạo chuẩn bị nơi họp Đại hội sao cho an toàn, chu đáo. Tinh thần ấy nhƣ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn đồng chí kiến trúc sƣ đƣợc giao chỉ đạo xây dựng: “Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dƣới đất bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì” (Hoàng Nhƣ Tiếp-hồi ký). Quá trình thi công Bác Hồ đã trực tiếp tới kiểm tra. Địa điểm này do đồng chí Nguyễn Lƣơng Bằng chỉ hƣớng, đồng chí Lê Tất Đắc đi tìm. Công việc xây dựng hội trƣờng, nơi ăn nghỉ đƣợc bắt đầu từ tháng 7-1950.

Toàn bộ khu vực Đại hội gồm: hội trƣờng lớn, nhà ở của đại biểu, nhà của Chủ tịch ở, làm việc và tiếp khách, nhà triển lãm, nhà tƣởng niệm các đồng chí đã hi sinh, chỗ ở của các nhà bào quay phim, nhà ở của bộ đội bảo về… tất cả đều ở dƣới bóng cây. Bên cạnh hội trƣờng lớn có làm một chiếc hầm chắc chắn, đắp cao nhƣ gò, có dầm chống kiên cố, trên nóc hầm trồng cây xanh, xung quanh có hệ thống hầm hào dẫn đến hầm. Nhờ giữ bí mật tuyệt đối nên thời gian Đại hội họp không phải đánh một hồi kẻng báo động.

Việc hƣớng dẫn học sinh sử dụng tƣ liệu về di tích “Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2- 1951)” có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài học. Trƣớc hết, nó giúp cho học sinh có những biểu tƣợng chân thực,

Một phần của tài liệu luận văn sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh tuyên quang ( chương trình chuẩn) (Trang 78)