Bài học là hình thức cơ bản của quá trình dạy học lịch sử. Bài học lịch sử đƣợc tiến hành tại thực địa di tích lịch sử, tức là tiến hành tại nơi đã xảy ra sự kiện lịch sử. nó đƣợc thực hiện theo nội dung quy định của chƣơng trình và hoàn toàn khác với các hoạt động ngoại khóa tại di tích lịch sử. Tuy hình thức học tập có thay đổi xong bài học học tại thực địa và bài học nội khóa, một mắt xích trong toàn bộ khóa trình có liên quan đến các bài học lịch sử khác. Việc học tập loại bài này là bắt buộc đối với tất cả học sinh. Bởi vì di tích lịch sử- cách mạng là những dấu vết, mảnh vụn của quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài lịch sử nội khóa tại di tích lịch sử- cách mạng tức là học sinh đã quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hóa các sự
kiện mà các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tƣởng tƣợng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập lịch sử. Tiến hành bài học tại thực địa là phƣơng thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức lịch sử, về văn hóa, giáo dục, lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, óc thẩm mỹ cho các em. Bài học tại di tích lịch sử cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài nội khóa, đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại thực địa.
Thực hiện bài học thực địa tại di tích lịch sử- cách mạng cần chú ý các công việc sau:
- Chọn vấn đề và đặc điểm phù hợp với nội dung, số tiết học và điều kiện tiến hành. Nếu ở địa phƣơng trƣờng đóng hoặc các vùng lân cận có di tích về những sự kiên lớn đƣợc ghi trong chƣơng trình lịch sử dân tộc thì cố gắng tiến hành bài học tại thực địa, còn ở những địa phƣơng không có di tích về những sự kiện lớn về lịch sử dân tộc thì tổ chức dạy tại thực địa những bài lịch sử địa phƣơng
- Chuẩn bị nội dung bài giảng là công việc quan trọng. Nếu giới thiệu một vấn đề của lịch sử dân tộc, đƣợc quy định trong chƣơng trình, thì việc bổ sung các tài liệu địa phƣơng đƣợc tiến hành theo 2 cách:
Thứ nhất, giảng dạy xong nội dung bài học tổ chức cho học sinh xem
những hiện vật có liên quan đến bài học.
Thứ hai, vừa trình bày sự kiện, vừa kết hợp cho học sinh xem những
hiện vật của di tích ( trƣờng hợp này tập trung vào những hiện vật chủ yếu có liên quan tới bài học).
Nếu bài học là một vấn đề lịch sử địa phƣơng cần tổ chức biên soạn bài giảng. Bài giảng có thể do giáo viên biên soạn, hoặc theo tài liệu của Sở giáo dục hƣớng dẫn. Nếu tài liệu do giáo viên tự biên soạn thì cần tuân thủ những nguyên tắc về phƣơng pháp dạy học lịch sử:
Một là, chọn các sự kiện cơ bản, tiêu biểu của lịch sử địa phƣơng,
tƣơng ứng với một sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc trong thời kỳ ấy làm nội dung cho các tiết lịch sử địa phƣơng
Hai là, việc dạy học những tiết lịch sử địa phƣơng trong khuôn khổ
chƣơng trình ở trƣờng phổ thông mang tính chất thông Sử chứ không phải chuyên sử.
Ba là, nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn nội dung bài giảng lịch sử
địa phƣơng ngoài số tài liệu do giáo viên và học sinh sƣu tầm, xác minh cần dựa vào lịch sử của Đảng bộ, lịch sử làng xã, bài viết của các cơ quan có trách nhiệm nhƣ: Sở Văn hóa thông tin, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng…
Để bài học tại thực địa di tích lịch sử- cách mạng đạt hiệu quả, chúng tôi chú ý đảm bao các điều kiện sau:
Vì bài học đƣợc tiến hành tại nơi đã xảy ra sự kiện, sự kiện đó lại chỉ còn dấu vết không đầy đủ, nên phải chuẩn bị trƣớc cho học sinh về tƣ tƣởng và kiến thức chuyên môn, nhƣ nêu rõ mục đích, yêu cầu bài học, sơ qua về địa điểm và nội dung sự kiện đã xảy ra, nội quy bài học….
Nếu bài học do ngƣời phụ trách bảo tàng, hay hƣớng dẫn tham quan thực hiện thì giáo viên cần đặt ra yêu cầu bài học để họ chuẩn bị. Nếu giáo viên đảm nhiệm bài giảng thì phải tìm hiểu kỹ những vấn đề có liên quan với sự kiện sẽ trình bày tại thực địa.
Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung bài giảng và các di tích, hiện vật trình bày giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức cơ bản, và không cần thiết phải giới thiệu toàn bộ di tích lịch sử- cách mạng.
Phải phát huy tính tích cực của học sinh, từ óc quan sát và tƣ duy khi tiến hành bài học. Giáo viên cần khơi dậy sự tò mò, hứng thú của học sinh khi tiếp xuc với các hiện vật nhƣng cũng tránh việc các em mệt mỏi, hoặc phân tán sự chú ý sang những nội dung xa bài học
Chú ý tổ chức cho học sinh tự học trong và sau giờ học. Đây là điều kiện cần thiết để bài học tại thực địa đạt kết quả tốt. Học sinh chỉ có thể kể lại
bài học, trả lời các câu hỏi, chỉ ra mối quan hệ bên trong giữa các đối tƣợng quan sát và bản chất hiện tƣợng…Trên cơ sở biết phân tích, khái quát, so sánh thể hiện các mặt chủ yếu những điều quan sát đƣợc.
Để tiến hành bài học nội khóa tại di tích lịch sử- cách mạng có thể tiến hành theo 2 cách:
Cách thứ nhất : Giáo viên có thể tiến hành giờ học bình thƣờng nhƣ trên lớp tại một phòng riêng của di tích. Sau đó hƣớng dẫn học sinh đi tham quan những hiện vật, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
Ví dụ: Khi tiến hành dạy học bài 19 “Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)” tại di tích lịch sử Kim Bình. Đầu tiên giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thƣờng nhƣ ở trên lớp sau đó giáo viên hƣớng dẫn học sinh quan sát các hiện vật của khu di tích sau đó giáo viên khái quát về di tích: đây chính là nơi họp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951). Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết. Đồng chí Tôn Đức Thắng khai mạc Đại hội, đồng chí Trƣờng Chinh đọc báo cáo: “ Bàn về cách mạng Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị. Cũng tại đây ngày 11-3-1951 đã tiến hành hội nghị Liên minh Việt- Miên-Lào. Kim Bình ở phía Nam huyện Chiêm Hóa tiếp giáp với các xã Ngọc Hội, Vinh Quang, Bình Nhân, Phú Bình, Tri Phú của huyện Chiêm Hóa. Từ Kim Bình có đƣờng nối với các xã An toàn khu phía bắc huyện Yên Sơn: Trung Minh, Hùng Lợi…khu rừng họp Đại hôi có tên là rừng Nà Loáng thuộc hợp tác xã Phú An. Rừng nằm dƣới chân núi Hùng. Theo truyền thuyết, xƣa có trận lụt lớn duy có đỉnh núi Hùng với chiếc trống đặt trên đó là không bị ngập. Một dòng suối lớn nƣớc trong xanh uốn khúc chảy qua khu rừng. Suối này chảy vào ngòi Trinh để nhập vào sông Gâm.
Quá trình tiến tới Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ƣơng vừa quan tâm đến nội dung vừa chỉ đạo chuẩn bị nơi họp Đại hội sao cho an toàn, chu đáo. Tinh thần ấy nhƣ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn đồng chí kiến trúc sƣ đƣợc giao chỉ đạo xây dựng: “Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dƣới đất
bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì” (Hoàng Nhƣ Tiếp-hồi ký). Quá trình thi công Bác Hồ đã trực tiếp tới kiểm tra. Địa điểm này do đồng chí Nguyễn Lƣơng Bằng chỉ hƣớng, đồng chí Lê Tất Đắc đi tìm. Công việc xây dựng hội trƣờng, nơi ăn nghỉ đƣợc bắt đầu từ tháng 7-1950.
Tiếp theo GV có thể hƣớng dẫn học sinh xem toàn bộ hình dáng bên ngoài của ngôi nhà và giới thiệu: nhân dân xã Vinh Quang và các xã lân cận rất phấn khởi đƣợc tham gia công việc chuẩn bị cơ sở vật chất. Trong lời khai mạc Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cám ơn đồng bào địa phƣơng, nhà cửa trong khu vực Đại hội đƣợc thiết kế theo phƣơng châm vừa hợp với khí hậu miền núi vừa có dáng dấp miền xuôi. Riêng hội trƣờng lớn có giữ nguyên những cây to dùng để làm cột. Toàn bộ khu vực Đại hội gồm: hội trƣờng lớn, nhà ở của đại biểu, nhà của Chủ tịch ở, làm việc và tiếp khách, nhà triển lãm, nhà tƣởng niệm các đồng chí đã hi sinh, chỗ ở của các nhà bào quay phim, nhà ở của bộ đội bảo về… tất cả đều ở dƣới bóng cây. Bên cạnh hội trƣờng lớn có làm một chiếc hầm chắc chắn, đắp cao nhƣ gò, có dầm chống kiên cố, trên nóc hầm trồng cây xanh, xung quanh có hệ thống hầm hào dẫn đến hầm. Nhờ giữ bí mật tuyệt đối nên thời gian Đại hội họp không phải đánh một hồi kẻng báo động.
Cuối cùng, kết thúc GV có thể đƣa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về Chủ trƣơng chỉ đạo chiến lƣợc cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II?
Tiến hành bài học nội khóa tại di tích lịch sử-cách mạng theo cách này sẽ có tác dụng rất lớn cụ thể hóa, bổ sung kiến thức giúp học sinh có đƣợc những biểu tƣợng cụ thể, sinh động mà những giờ học trên lớp không thể làm đƣợc. Đồng thời, nó cũng giúp kích thích hứng thú học tập của các em, làm cho giờ học sôi nổi hơn.
Cách thứ 2: Giáo viên có thể tiến hành bài dạy nội khóa ngay tại phòng trƣng
bày của di tích lịch sử-cách mạng. Để tiến hành bài giảng theo cách này cần phải đầu tƣ nhiều thời gian, chuẩn bị công phu và chi tiết cho bài giảng.
Ví dụ: Xem phụ lục 6