0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Mục đích và yêu cầu bài học thực nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 LỚP 12 THPT TỈNH TUYÊN QUANG ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 89 -89 )

Để khẳng định tính khả thi của các đề xuất về nội dung và biện pháp sƣ phạm sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên- TP Tuyên Quang- tỉnh Tuyên Quang.

2.5.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm

Soạn hai kiểu giáo án bài 18- Tiết 2 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp( 1946- 1950)

Giáo án kiểu 1: Bài giảng đƣợc soạn tập trung vào vấn đề thực nghiệm là sử dụng tƣ liệu về di tích lịch sử- cách mạng trong bài lịch sử trên lớp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.

Giáo án kiểu 2: Soạn bình thƣờng.

2.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Việc tiến hành thực nghiệm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành sử dụng tài liệu về di tích lịch sử- cách mạng trong bài học lịch sử nhƣ trong luận văn đã nêu . Còn lớp đối chứng giáo viên sử dụng giáo án bình thƣờng, không sử dụng tài liệu về di tích lịch sử- cách mạng trong bài học lịch sử theo các biện pháp mà luận văn đã đƣa ra.

Đối với địa bàn thực nghiệm: Ở trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên thành phố Tuyên Quang lớp 12C7 là lớp thực nghiệm, lớp 12C5 là lớp đối chứng.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc lựa chọn theo nguyên tắc: Sĩ số bằng nhau, kết quả học tập trình độ không có sự chênh lệch đáng kể. Môi trƣờng sống tƣơng đƣơng nhau.

- Ngƣời thực nghiệm: giáo viên lịch sử Chu Thị Lan Hƣơng

- Giáo án thực nghiệm của bài đã đƣợc trao đổi, thảo luận với cô Hƣơng phụ trách giảng dạy lịch sử tại 2 lớp này. Cô đã nắm rõ ý đồ của tác giả và đã sử dụng các biện pháp một cách thuần thục.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Sau khi tiến hành bài học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã chọn. Các lớp này đều có cùng một đề bài kiểm tra và thời gian tiến hành kiểm tra đánh giá nhƣ nhau (15 phút) .Mục đích của kiểm tra là để đánh giá kết quả nhận thức của học sinh cả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Việc đánh giá đƣợc dựa trên các tiêu chí và thang điểm (thang điểm 10) đánh giá nhƣ sau:

- Từ điểm 9 đến điểm 10 (giỏi): Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng kiến thức ( kiến thức đủ và đúng chính xác, logic chặt chẽ ).

- Từ điểm 7 đến điểm 8 (khá): Bài thể hiện sự hiểu bài song số lƣợng câu hỏi trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 9 – 10, phần trình bày chƣa đủ, còn thiếu sót.

- Từ điểm 5 đến điểm 6( trung bình): Bài có số lƣợng câu trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 7 – 8, bài làm đã nắm đƣợc kiến thức song chƣa sâu.

- Từ điểm 3 đến điểm 4 ( yếu): Bài có số lƣợng câu trả lời đúng dƣới 50% số lƣợng câu hỏi, phần trình bày không đầy đủ

Xếp loại theo thang điểm Giỏi: Điểm 9 đến điểm 10. Khá: Điểm 7 đến điểm 8. Trung bình: Điểm 5 đến 6 Yếu: Điểm 3 đến 4

Bảng 2.1.Kết quả thực nghiệm sư phạm

Tên trƣờng Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Nguyễn Văn Huyên Thực nghiệm 35 0 0 0 0 3 6 7 7 9 3 0 Đối chứng 37 0 0 0 0 6 8 10 6 6 1 0 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tính theo phần trăm (%) Tên trƣờng Lớp Số hs Mức độ Yếu (%) TB (%) Khá (%) Giỏi (%) THPT Nguyễn Văn Huyên Thực nghiệm 35 8,6% 37,1% 45,7% 8,6% Đối chứng 37 16,2% 48,6% 32,4% 2,8%

Bảng 2.3.Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

( Điểm TB= Tổng điểm/ Số HS)

Lớp Tổng điểm Số học sinh Điểm TB Độ chênh

lệch

12C7 232 35 6,63

0,61

12C5 223 37 6,02

Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể:

- Điểm giỏi, khá lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 19,8% - Điểm trung bình lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 11,5% Số học sinh của lớp đối chứng có số học sinh nằm trong số điểm yếu cao hơn 7,6% tức là lớp 12C7 số học sinh nằm trong thang điểm yếu chỉ có 8,6%, trong khi lớp đối chứng lên đến 16,2 %

Ở lớp thực nghiệm 12C7, giáo viên có sử dụng tƣ liệu và tranh ảnh về các di tích lịch sử cách mạng nên giờ học, học sinh rất hăng hái phát biểu bài, các em chăm chú lắng nghe. Tổng số bài kiểm tra thu đƣợc là 35 bài trong số đó bài đạt điểm giỏi là 3 ( 8.6 %),điểm khá là 16 (45,7 %), bài đạt điểm trung bình là 13 (37,1 %), bài đạt điểm yếu 3 (8,6 %).

Còn ở lớp đối chứng giáo viên chỉ dạy theo kiểu thông báo kiến thức, chủ yếu dạy theo phƣơng pháp thông thƣờng thầy đọc trò chép nên hiệu quả bài học chƣa đƣợc cao. Tổng số bài kiểm tra thu đƣợc là 37 trong đó bài đạt loại giỏi là 1 ( 2,8 %), số bài đạt điểm khá là 12 ( 32,4 %) , điểm trung bình là 18 (48,6 %) và điểm yếu là 6 ( 16,2%).

Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu sâu hơn, nắm chắc kiến thức hơn so với học sinh ở các lớp đối chứng. Độ tin cậy về “biết” và “hiểu” lịch sử của học sinh ở các lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với học sinh ở những lớp đối chứng. Khi chấm bài cho thấy hình

thức trình bày, chất lƣợng câu trả lời của học sinh lớp thực nghiệm rất tốt, ít có sự nhầm lẫn về kiến thức.

Ngoài ra sau tiết học chúng tôi tiến hành phát vấn nhanh một số học sinh nhƣ em Lâm Thu Trang học sinh lớp 12C7 : “ Em cảm thấy giờ học rất

sôi nổi vì cô sử dụng nhiều tranh ảnh và mở rộng cho chúng em được nhiều kiến thức”,còn em Đỗ Việt Hùng cho rằng “ Nếu tiết học nào chúng em cũng được học như thế này thì có lẽ sẽ không bạn nào chán học Sử”, em Hà Thị

Huyền cũng cho rằng : “ Tiết học sôi nổi và trôi đi quá nhanh” …………. Thông qua kết quả thực nghiệm chúng tôi khẳng định rằng: Dạy học trên cơ sở kiến thức trong sách giáo khoa là chƣa đủ. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong đó có sử dụng các di tích lịch sử- cách mạng vào bài học lịch sử dân tộc một cách hợp lý là biện pháp tốt để nâng cao hiệu quả bài học. Các biện pháp sƣ phạm thể hiện trong thực nghiệm đã thật sự tạo ra đƣợc sự hứng thú học tập, bài giảng chẳng những không nặng nề mà trái lại làm cho học sinh hết sức thoải mái khi tiếp cận với nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến mảnh đất, con ngƣời, nơi các em đang sống. Vì vậy, các em rất tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức.

Điều đó càng cho phép chúng tôi rút ra kết luận: Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong đó có di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc có tác dụng thiết thực tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào tiến trình giờ học .Tóm lại, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng đặc biệt là di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam có vai trò, ý nghĩa to lớn. Các di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang thì rất phong phú, đa dạng. Trong dạy học, giáo viên cần căn cứ vào từng nội dung sự kiện, tài liệu dạy học bộ môn để lựa chọn nội dung và biện pháp sử dụng thích hợp với từng vùng, từng đối tƣợng học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.

0---o---0

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, chƣơng trình, cấu trúc phần lịch sử Việt Nam từ 1945- 1954 chúng tôi đã đƣa ra các hình thức, biện pháp sử dụng

di tích lịch sử cách mạng cho bài học nội khóa, đồng thời cũng có số liệu thống kê cũng nhƣ nội dung các di tích lịch sử có thể sử dụng cho phần lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1945- 1954 này.Giáo viên cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về nội dung kiến thức đã đề ra, nên chọn lọc và biết lựa chọn những di tích cũng nhƣ những tƣ liệu tiêu biểu, tránh ôm đồm,và sử dụng quá dàn trải không tập trung đƣợc vào những sự kiện và kiến thức trọng tâm để thông qua đó phát huy tính tích cực của học sinh.

Thông quan kết quả thực nghiệm đã phần nào khẳng định đƣợc tính khả thi mà trong nội dung luận văn đã đề xuất. Tuy nhiên, do có hạn chế nên luận văn mới chỉ dừng lại ở việc kiểm chứng tính khả thi trong bài học nội khóa.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Di tích lịch sử cách mạng là một nguồn kiến thức phong phú đa dạng, sinh động, có tác dụng tốt trong việc bồi dƣỡng nhận thức, rèn luyện kỹ năng và hƣớng thái độ cho học sinh. Nguồn tài liệu lịch sử này nếu đƣợc khai thác và sử dụng hợp lý trong dạy học lịch sử dân tộc sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn. Với vai trò, ý nghĩa to lớn nhƣ vậy cho nên việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng THPT nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng là quan trọng cần thiết đồng thời đây cũng là biện pháp thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông để nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn.

2. Nội dung di tích lịch sử- cách mạng để sử dụng dạy học lịch sử dân tộc rất phong phú và đa dạng … Do vậy, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, sắp xếp những tài liệu phù hợp vào giảng dạy có hiệu quả. Việc lựa chọn đó phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc, phƣơng pháp luận sử học và nguyên tắc sƣ phạm. Đồng thời giáo viên phải nghiên cứu nắm vững nội dung tài về di tích lịch sử- cách mạng và lịch sử dân tộc để có biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể.

3. Việc sử dụng tài liệu di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng phổ thông có thể thực hiện đƣợc trong các bài học nội khóa và các hoạt động ngoại khóa. Việc lựa chọn hình thức, biện pháp nào cũng phải thoả mãn các điều kiện: Nội dung quy định của chƣơng trình, trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện cụ thể của địa phƣơng và nhà trƣờng, đặc biệt là khả năng của giáo viên.Hình thức tổ chức dạy học có ảnh hƣởng không nhỏ tới phƣơng pháp tiến hành và hiệu quả bài học. Mặt khác tài liệu di tích lịch sử- cách mạng là một nguồn kiến thức bên cạnh nhiều nguồn kiến thức khác, vì vậy trong quá trình sử dụng giáo viên cần phải kết hợp nhuần nhuyễn

các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng với những phƣơng pháp, biện pháp khác.

4. Do đặc thù của chƣơng trình sách giáo khoa ở bậc THPT không thể đề cập đến nhiều các di tích lịch sử- cách mạng ở từng địa phƣơng trên toàn quốc, đặc biệt là di tích lịch sử- cách mạng của Tuyên Quang đƣợc đề cập rất ít trong sách giáo khoa. Hơn nữa tiết học lịch sử chỉ quy định rất ít đối với mỗi khối lớp cho cả một năm học… Do đó để có thể khắc phục tình trạng học sinh ít biết, hiểu về di tích lịch sử - cách mạng trong quá trình dạy học giáo viên cần triệt để khai thác tài liệu lịch sử địa phƣơng để sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc. Muốn thực hiện đƣợc việc này cần sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo (BGH, Sở giáo dục), các ban nghành địa phƣơng có liên quan (Sở văn hóa thông tin, phòng ban văn hóa huyện, xã, bảo tàng tỉnh, nhà trƣờng hay nhà lƣu niệm… ) Song yếu tố quyết định của việc sử dụng tài liệu về di tích lịch sử- cách mạng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm và tâm huyết của giáo viên

5. Muốn thực hiện tốt việc sử dụng tài liệu di tích lịch sử -cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc, giáo viên bộ môn lịch sử ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang cần không ngừng rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu tìm hiểu, nắm vững nội dung di tích lịch sử- cách mạng để đƣa vào sử dụng trong các bài giảng lịch sử dân tộc có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên cần phải nắm vững phƣơng pháp dạy học bộ môn nói chung và biện pháp sử dụng tài liệu về di tích lịch sử - cách mạng nói riêng để việc sử dụng đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Kim Anh, (2005), Rèn luyện kĩ năng học cơ bản cho học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử ở THCS, Tạp chí Dạy và Học ngày nay.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VIII, Văn kiện hội nghị lần thứ 2,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Côi, (2006) Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Hữu Châu, 2005, Những vấn đề cơ bản về chương trình và khóa học, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, 2009, Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

6. Quan Văn Dũng (chủ biên), 2009, Tuyên Quang thủ đô kháng chiến,

NXB văn hóa dân tộc.

7. Hoàng Minh Hảo,1989, Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nhằm nâng

cao hiệu quả giờ học cho học sinh lớp 12 trường phổ thông trung học Hòa Bình. Luận văn sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm.

8. Trần Bá Hoành, 2001, Lý luận cơ bản về dạy học và học tích cực (Dự

án đào tạo giáo viên trung học cơ sở). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Lê Văn Hồng (Chủ biên),1995, PTS Lê Ngọc Lan, Lê Văn Thăng,

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội.

10. Kharlamốp I.F,1979, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhƣ thế nào? (tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11. Phan Ngọc Liên (chủ biên),Trịnh Đình Tùng, Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 1,Tập 2, NXB Giáo dục.

12. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng,1999, Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Trần Vĩnh Tƣờng (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử. Nhà

xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

14. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi,2002, Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1, 2). Nhà xuất bản Đại

học Sƣ phạm, Hà Nội.

15. Phan Ngọc Liên (2003), Vấn đề bản sắc dân tộc và kí ức lịch sử, tạp chí nghiên cứu Lịch sử [1,tr.35]. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

16. Phan Khanh, 1992, Bảo tàng- Di tích- Lễ hội, NXB Văn hóa thông tin.

17.Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

18.Lê Khắc Nhã, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh (1961), Sơ thảo các

phương pháp dạy học Lịch sử phổ thông cấp II, III, NXB Giáo dục.

19.Nguyễn Quang Lê, Trần Viết Thụ ( 1994), Về tổ chức đại hội, tham quan và tham dự lễ hội truyền thống trong dạy học lịch sử, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục, số 6, trang 16- 17. 20.Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội

21.I.Ia.Leene ( 1992), Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử,

NXB Giáo dục, Hà Nội

22.Phù Ninh, 2008, Di tích danh thắng Tuyên Quang, NXB Văn hóa dân tộc.

23.Phù Ninh, 2003, Di tích lịch sử Tuyên Quang, NXB Văn hóa dân tộc. 24.Nguyễn Ngọc , 1985, Lý luận dạy học đại cương tập II, NXB Giáo dục. 25.Phòng bảo tồn bảo tàng, Giới thiệu di tích lịch sử Tuyên Quang, Sở

văn hóa thông tin, Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 LỚP 12 THPT TỈNH TUYÊN QUANG ( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 89 -89 )

×