Chi Anodendron thuộc họ Trúc đào, gồm có 17 loài, phân bố rộng khắp trên thế
giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anodendron còn ít. Theo
tài liệu thu thập đƣợc cho đến nay có 3 loài thuộc chi đã đƣợc nghiên cứu phân lập với các nhóm chất quan trọng nhƣ glycosid tim, alcaloid, steroid. Các kết quả này thu đƣợc chủ yếu từ các tác giả Trung Quốc, Nhật Bản. Có lẽ bởi chi này phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, Châu Á và Châu Phi.
Tốc thằng cáng đƣợc nghiên cứu đầu tiên từ năm 1970 bởi các nhà khoa học ngƣời
Đức, đã có 7 glycosid phân lập từ loài này là anodendroside A, E1, E2, F, G, B1 và B2
[85]. Ở Việt Nam, cho đến nay, chƣa có tài liệu nào công bố về thành phần hóa
học của loài Anodendron paniculatum thu hái tại Việt nam.
Trong quá trình nghiên cứu thành phần hóa học của dƣợc liệu, định tính các hợp chất hữu cơ thiên nhiên là công việc cần thiết ban đầu để định hƣớng cho quá trình phân lập các hợp chất cụ thể.
58
Kết quả định tính cho thấy cây Tốc thằng cáng có ít nhất 8 nhóm chất gồm flavonoid, alcaloid, glycosid tim, acid carboxylic, steroid, tanin, chất béo và đƣờng khử. Đây cũng là các nhóm hợp chất hóa học đã đƣợc báo cáo có trong chi
Anodendron theo tổng quan tài liệu và cũng là các nhóm có hoạt tính sinh học quan trọng. Trong đó, đặc biệt chú ý đến nhóm flavonoid, alcaloid và glycosid tim. Việc xác định sự có mặt của các nhóm hợp chất này trong cây Tốc thằng cáng đã mở ra hƣớng nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của dƣợc liệu.
Từ phân đoạn chloroform của cây Tốc thằng cáng đã phân lập đƣợc đƣợc 2 hợp
chất là acid ursolic (AP1) và vanillin (AP2). Acid ursolic trƣớc đây đã đƣợc phân lập
từ một số loài nhƣ Planchonella duclitan [75], Rosmarinus officinalis, Glechoma
hederaceae [30], Ilex paraguariensis [43], Ichnocarpus frutescens [63]… Vanilline
đƣợc phân lập từ loài Vanilla planifolia [47] là phụ gia hƣơng liệu an toàn cho
nhiều thực phẩm và đồ uống.
Acid ursolic, báo cáo trong nghiên cứu này, lần đầu tiên phân lập đƣợc từ loài
Anodendron paniculatum, là triterpenoid thuộc khung ursan. Các nhóm hợp chất khung ursan thƣờng có nhiều hoạt tính sinh học tốt nhƣ: chống ung thƣ, bảo vệ gan, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus [72]. Trong đó acid ursolic cho thấy các hoạt tính có giá trị nhƣ chống ung thƣ, chống viêm, kháng khuẩn, chống virus HIV [30], chống oxy hóa [56], hạ đƣờng huyết [28], ngăn ngừa béo phì bụng [65].
Tác dụng chống ung thƣ của acid ursolic đã đƣợc báo cáo bởi nhiều nghiên cứu. Acid ursolic thể hiện hoạt tính ức chế trên nhiều dòng tế bào ung thƣ nhƣ đại tràng HT-29 [29], tế bào ung thƣ vú MCF-7 [37], tuyến tiền liệt DU-145, ung thƣ phổi A-549, phổi NCI-H460, ung thƣ cổ tử cung ME180 và ung thƣ bạch cầu K562 [61]. Bên cạnh tác dụng kháng u, acid ursolic còn là thành phần có trong một số
thảo dƣợc có tác dụng chống viêm nhƣ: Mã đề (Plantago major L.), Rau má lông
(Glechoma hederaceae L.), Hƣơng thảo (Rosmarinus officinalis L.), các loài thuộc
chi Bạch đàn (Eucalyptus spp.)…[30]. Nghiên cứu đƣợc tiến hành bởi Baricevic và
cộng sự (2001) cho thấy rằng acid ursolic làm giảm viêm trên mô hình gây phù tai chuột, tác dụng này đƣợc đánh giá mạnh hơn gấp hai lần so với chất chống viêm kinh điển indomethacin [31].
59
Các nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của acid ursolic cũng đã đƣợc công bố trong thời gian gần đây [57], [79]. Trong nghiên cứu gần nhất của Nascimento và cộng sự (2013), acid ursolic thể hiện hoạt tính chống lại 6 chủng vi khuẩn, đặc
biệt với S. aureus (ATCC 6538) cho giá trị MIC = 32 mg/mL. Nghiên cứu này còn
cho thấy kết quả tƣơng đƣơng giữa acid ursolic với các kháng sinh aminoglycoside trên hầu hết các vi khuẩn thử nghiệm [60]. Ngoài ra, hợp chất này còn có khả năng
ức chế sự tăng trƣởng của vi khuẩn lao Mycobaterium Tuberculosis H37Rv với
MIC = 41,9 μg/ml [33].
Acid ursolic đƣợc coi là một thành phần có hoạt tính quan trọng trong các cây thuốc đƣợc sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đƣờng và các biến chứng của bệnh tiểu
đƣờng nhƣ Gymnema sylvestre, Cornus officinalis, Crataegus species, Aegle
marmelos [28]… Tác dụng chống đái tháo đƣờng của acid ursolic đã đƣợc chứng
minh ở một số mô hình in vivo. Nghiên cứu của Jang và cộng sự (2009) trên mô
hình chuột bị tiểu đƣờng do tiêm streptozocin có kèm chế độ ăn nhiều chất béo cho thấy acid ursolic khi đƣợc dùng ở liều 0,05% về khối lƣợng, trong 4 tuần đã làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu, tăng dung nạp glucose và giảm đề kháng với insulin, đồng thời duy trì đƣợc đáng kể nồng độ insulin và bảo tồn chức năng tế bào tuyến tụy [51].
Ngoài các tác dụng đã nêu, acid ursolic còn có khả năng bảo vệ gan do hoạt tính chống oxy hóa mạnh [34], [41]. Khả năng chống kết tập tiểu cầu của acid ursolic cũng đã đƣợc chứng minh qua sự ức chế các thành phần tham gia quá trình đông máu nhƣ thrombin, adenosine diphosphate và epinephrine [50]. Hoạt tính
chống virus HIV của acid ursolic cũng đã đƣợc xác định với giá trị EC50 = 4,4 µM
[52].
Từ phân đoạn nƣớc của cây Tốc thằng cáng đã phân lập đƣợc đƣợc 3 hợp chất là
kaempferol-3-O-rutinoside (AP5), rutin (AP6) và sargentol (AP9). Kaempferol-3-O-
rutinoside và rutin là các flavonoid, đây là lần đầu tiên nhóm chất này đƣợc phân lập từ chi Anodendron. Flavonoid đƣợc biết là nhóm chất có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do và cũng là các tác nhân chống ung thƣ đầy hứa hẹn đang đƣợc nghiên cứu nhiều hiện nay [36], [66].
60
Kaempferol-3-O-rutinoside trƣớc đây đã đƣợc phân lập từ một số loài nhƣ
Carthamus tinctorius L. (Hồng hoa) [77], Morus atropurpurea (Dâu tằm) [49], Vicia sativa (Đậu răng) [40]. Hợp chất này đã đƣợc chứng minh là tác nhân có khả năng
loại bỏ tốt các gốc tự do ROO(peroxyl) [40]. Tác dụng bảo vệ gan của kaempferol-
3-O-rutinoside cũng đã đƣợc chứng minh qua mô hình chuột bị gây độc bởi
tetrachloride carbon (CCl4) bởi khả năng làm tăng protein toàn phần, ức chế sự tăng
lên của enzyme aspartate aminotransferase (AST), alkaline phosphatase (ALP)
trong huyết thanh và giảm nhẹ các tổn thƣơng mô bệnh học ở gan do CCl4 gây ra
[78]. Nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả Trung Quốc đã chỉ ra rằng kaempferol-3-
O-rutinoside ở cả 3 mức liều 150, 300 và 600 mg/kg có khả năng ức chế đau thụ cảm
trên mô hình chuột gây đau quặn bằng acid acetic và gây đau bằng formalin, hiệu quả này vƣợt trội so với chứng dƣơng đƣợc sử dụng là aspirin [77].
Ngoài ra, kaempferol-3-O-rutinoside đã đƣợc chứng minh hiệu quả bảo vệ tế
bào thần kinh trong trƣờng hợp tổn thƣơng não cục bộ vĩnh viễn do tắc nghẽn, nó làm giảm kích thƣớc vùng nhồi máu ở cả 3 mức liều 2,5; 5,0; 10,0 mg/kg [55].
Kaempferol-3-O-rutinoside còn cho thấy khả năng ức chế hoạt tính của enzyme α-
glucosidase, là enzyme làm tăng đƣờng máu, có vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh đái tháo đƣờng với giá trị IC50 là 365,41,05 µM trong khi chất đối chiếu
acarbose là 780,21,04 µM [49].
Rutin (AP6) là một flavonoid khá quen thuộc, có khả năng chống oxy hóa tốt
[32], thể hiện tác dụng chống dị ứng, chống viêm và giãn mạch, kháng khối u, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ thành mạch [69], chống huyết khối [70] và một số bệnh tim mạch [83]. Gần đây nhất, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) rutin có thể đƣợc sử dụng nhƣ một loại thuốc an toàn làm giảm cục máu đông, để phòng ngừa và điều trị các cơn đau tim, đột quỵ [59]. Ngoài ra rutin còn có khả năng làm hạ lipid máu, chống ung thƣ và tác dụng điều trị đái tháo đƣờng [69]. Các thử nghiệm lâm sàng khác nhau đƣợc thực hiện trong nhiều năm nhằm giải thích tác dụng dƣợc lý của rutin.
Sargentol (AP9) có cấu trúc phenylpropanoid glycosid, đƣợc phân lập lần đầu vào
61
phân lập từ chi Anodendron. Năm 2012, nhóm tác giả ngƣời Trung Quốc đã chỉ ra hoạt
tính kháng viêm in vivo của sargentol đƣợc chiết xuất từ phần trên mặt đất của loài
Sargentodoxa cuneata trên mô hình gây phù tai chuột bằng xylene với phần trăm ức chế quá trình viêm là 47,2 và 29,1 % ở mức liều 100 và 50 mg/kg [74]. Nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra khả năng gây độc tế bào của sargentol trên dòng ung thƣ cổ tử cung SiHa
và Hela với giá trị IC50 tƣơng ứng là 16,07 và 16,16 µg/ml, tác dụng ức chế này đƣợc
so sánh mạnh hơn cả chất đối chiếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là cisplatin [82]. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu về phần hóa học của đề tài đã xác định có 8 nhóm chất trong phần trên mặt đất loài Tốc thằng cáng bao gồm: flavonoid, alcaloid, glycosid tim, acid carboxylic, steroid, tanin, chất béo và đƣờng khử. Năm hợp chất phân lập đƣợc đều đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó về hoạt tính sinh học, và đây là các hợp chất có các hoạt tính tốt nhƣ: ức chế tế bào ung thƣ, chống oxi hóa bảo vệ gan, chống viêm, kháng khuẩn...
Trong khuôn khổ thời gian và kinh phí thực hiện, kết quả đạt đƣợc của đề tài còn là khiêm tốn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã phần nào làm sáng tỏ cấu tạo vi học của dƣợc liệu, kết quả về hóa học đã góp phần nhỏ vào việc giải thích tác dụng của cây thuốc và cho thấy dƣợc liệu có triển vọng, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học cũng nhƣ hoạt tính sinh học để có thể đƣa đến những ứng dụng có ý nghĩa cho cuộc sống.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực nghiệm, đề tài đã thu đƣợc những kết quả:
1. Về thực vật
- Đã mô tả hình thái thực vật, xác định tên khoa học của loài nghiên cứu là
Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC. – họ Trúc đào Apocynaceae.
- Đã mô tả đƣợc các đặc điểm vi học bao gồm cấu tạo vi phẫu và đặc điểm bột
của thân cành và lá của dƣợc liệu.
2. Về thành phần hóa học
Đã phân lập và xác định cấu trúc 05 hợp chất tinh khiết từ phần trên mặt đất loài Tốc thằng cáng bao gồm: - Acid ursolic - Vanillin - Kaempferol-3-O-rutinoside - Rutin - Sargentol KIẾN NGHỊ
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, những kết quả trên đây của chúng tôi chỉ là bƣớc đầu trong công trình nghiên cứu, vì vậy chúng tôi xin đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:
- Tiếp tục nghiên cứu các thành phần hóa học có trong các phân đoạn còn lại
của dƣợc liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Dƣợc liệu (2006), Thực tập Dược liệu - Phần Hóa học, Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội, tr. 19.
2. Bộ môn Dƣợc liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Đại học Y Dƣợc,
TP Hồ Chí Minh, tr. 1-6.
3. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB. Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học
cây thuốc, NXB. Y học, TP Hồ Chí Minh, tr. 19-23, 43-52, 58-74, 243-283.
5. Trƣơng Thị Đẹp (2007), Thực vật dược, NXB. Giáo dục Hà Nội, tr. 273-274.
6. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam quyển 2, NXB. Trẻ, TP Hồ Chí Minh,
tr. 720-721.
7. Nguyễn Thị Hoài (2012-2013), Nghiên cứu các cây thuốc của đồng bào dân tộc
thiểu số Pako, Vân Kiều ở Miền Trung theo hướng tác dụng chống oxy hoá, diệt tế bào ung thư, Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2012-ĐHH- 56.
8. Nguyễn Thị Hoài, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Khánh Thuỳ Linh, Nguyễn Bích Hiền và Hoàng Thị Diệu Hƣơng (2012), "Sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thƣ một số cây thuốc của đồng bào Pako, Vân Kiều ở Quảng Trị",
Tạp chí Dược liệu, 17(2), tr. 95-100.
9. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Soejarto D.D., Nguyễn Mạnh Cƣờng (2004),
"Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam 17. Anodendron howii Tsiang
(Apocynaceae - Trúc đào), loài bổ sung cho hệ thực vật", Di truyền học và ứng
dụng, 3, tr. 36-39.
10. Trần Đình Lý (2007), Thực vật chí Việt Nam quyển 5, NXB. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 7-21, 33-34, 247-253.
11. Trần Văn Ơn (2005), "Tài nguyên cây thuốc và xóa đói giảm nghèo ở cộng
đồng các dân tộc vùng miền núi Việt Nam", Tạp chí dân tộc học, số 2, tr.31-
12. Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ. Lý thuyết - Bài tập phổ - Bài giải, NXB. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB.
Ðại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr. 28, 34, 151-159, 213-224, 284-286, 334.
14. Trần Văn Sung (2002), Phổ cộng hưởng từ hạt nhân trong hoá hữu cơ-Tập 1,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi -
Tập 1, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 21.
16. Nguyễn Duy Thuần (2006), Chiết xuất dược liệu - Nghiên cứu thuốc từ thảo
dược (Giáo trình sau Đại học), NXB. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 199- 222.
17. Đào Đình Thức (2007), Một số phương pháp phổ ứng dụng trong hóa học,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 177-217, 311-316.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
18. Abe F. and Yamauchi T. (1982), "Affinoside A and companion glycoside from
the stem and bark of Anodendron affine", Chemical and Pharmaceutical
Bulletin, 30(4), pp. 1183-1193.
19. Abe F. and Yamauchi T. (1982), "Structures of affinogenin C and affinogenin
D-I – D-V from Anodendron affine", Chemical and Pharmaceutical Bulletin,
30(11), pp. 3897-3905.
20. Abe F. and Yamauchi T. (1983), "Affinosides S-I - S-VIII, Cadernolide
Glycosides with a Usual Glycosidic Linkage, from Anodendron affine",
Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 31(4), pp. 1199-1206.
21. Abe F. and Yamauchi T. (1993), "Re-investigation of cardenolides from fresh
22. Abe F. and Yamauchi T. (1985), "Affinosides La – Le, major cardenolide
glycosides from the leaves of Anodendron affine", Chemical and
Pharmaceutical Bulletin, 33(9), pp. 3662-3669.
23. Abe F. and Yamauchi T. (1985), "Affinosides M and K, cardenolide glycosides
from the seeds of Anodendron affine", Chemical and Pharmaceutical Bulletin,
33(2), pp. 847-852.
24. Abe F. and Yamauchi T. (1985), "Glycosyl nervogenic acid esters of
carbohydrates from Anodendron affine", Chemical and Pharmaceutical
Bulletin, 33(7), pp. 2712-2720.
25. Abe F., Yamauchi T., Fujioka T. and Mihashi K. (1986), "Minor cardenolide
glycosides and a cardenolide from the leaves of Anodendron affine", Chemical
and Pharmaceutical Bulletin, 34(7), pp. 2774-2779.
26. Akkol Esra K., Süntar I., Keleş H., Sezik E. and Gürler G. (2015), "Bioassay-
guided isolation and characterization of wound healer compounds from Morus
nigra L. (Moraceae)", Records of Natural Products, 9(4), pp. 484-495.
27. Ali M. S., Ibrahim S. A., Jalil S. and Choudhary M. I. (2007), "Ursolic acid: a
potent inhibitor of superoxides produced in the cellular system", Phytotherapy
Research, 21(6), pp. 558-561.
28. Alqahtani A., Hamid K., Kam A., Wong K. H., Abdelhak Z., Razmovski- Naumovski V., Chan K., Li K. M., Groundwater P. W. and Li G. Q. (2013), "The pentacyclic triterpenoids in herbal medicines and their pharmacological
activities in diabetes and diabetic complications", Current Medicinal
Chemistry, 20(7), pp. 908-931.
29. Andersson D. , Liu JJ. , Nilsson A. and Duan RD. (2003), "Ursolic acid inhibits proliferation and stimulates apoptosis in HT29 cells following activation of
alkaline sphingomyelinase", Anticancer Research, 23, pp. 3317-3322.
30. Babalola Ibrahim T. and Shode Francis O. (2013), "Ubiquitous ursolic acid: A
potential pentacyclic triterpene natural product", Pharmacognosy and
31. Baricevic D., Sosa S., Della Loggia R., Tubaro A., Simonovska B., Krasna A.
and Zupancic A. (2001), "Topical anti-inflammatory activity of Salvia
officinalis L. leaves: the relevance of ursolic acid", Ethnopharmacol, 75(2-3), pp. 125-132.
32. Boyle S. P., Dobson V. L., Duthie S. J., Hinselwood D. C., Kyle J. A. and Collins A. R. (2000), "Bioavailability and efficiency of rutin as an antioxidant: