Phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (2) (Trang 50 - 64)

: Chỉ đạo Phối hợp

2.2.2.1.3. phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng.

Việc phân tích Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng thường được ban giám đốc công ty thực hiện trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán. Thủ tục này không lưu vào giấy tờ làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế kiểm toán viên đã tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng (gồm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh) nhằm phát hiện ra những biến động bất thường xảy ra trong năm tài chính. Từ đó, có thể phát hiện ra những vấn đề nghi vấn về khả năng tồn tại những sai sót trên Báo cáo tài chính. Trong kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên áp dụng các thủ tục phân tích như sau:

Thứ nhất, so sánh số dư khoản mục hàng tồn kho năm nay so với năm trước để xác định các biến động hoặc chênh lệch bất thường và tìm hiểu nguyên nhân của những biến động, từ đó xác định trọng tâm cần kiểm tra.

Thứ hai, tính và so sánh tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản so với những năm trước.

Thứ ba, phân tích khoản mục vật tư dự phòng: Xác định tỷ trọng vật tư dự phòng trên tổng hàng tồn kho và đánh giá tính phù hợp của khoản mục này.

Sau khi tiến hành thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có tồn tại.

Kiểm toán viên cũng tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát, đối với Công ty SungWoon kiểm toán viên đưa ra mức rủi ro kiểm soát trung bình. Đối với khoản mục hàng tồn kho rủi ro có thể xảy ra liên quan đến cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác số học, định giá, quyền và nghĩa vụ.

Bảng 2.4: Trích giấy tờ làm việc số A510

Xác định mức trọng yếu

Trong bước công việc này, kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức trọng yếu đối với khoản mục hàng tồn kho của Công ty SungWoon, qua đó xác định mức sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua đối với khoản mục này.

Từ sai sót bỏ qua của toàn bộ BCTC ở trên, KTV phân chia mức sai sót bỏ qua của khoản mục HTK căn cứ vào tỷ lệ HTK/Tổng tài sản như sau:

Tổng tài sản (b) 155.458.068.911 Sai sót bỏ qua của toàn bộ BCTC (c) 37.524.361 Sai sót bỏ qua của khoản mục HTK (d)=(c)*(a)/(b) 7.329.314

2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán. Thủ tục phân tích:

Dựa trên bảng phân tích sơ bộ ở phần lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành phân tích và đưa ra những nguyên nhân giải thích cho sự biến động của các chỉ tiêu HTK trong năm 2013 so với năm 2012, cụ thể:

Giá trị HTK năm 2013 tăng so với năm 2012 chủ yếu là do nguyên vật liệu cuối năm 2013 của đơn vị tăng nhiều so với đầu năm 2012. Số dư NVL tồn kho cuối năm 2013 tăng so với đầu năm 12.471.032.954 đồng (tăng 73,41%), còn CCDC giảm không đáng kể (giảm 85.777.000 đồng so với đầu năm). Tuy thành phẩm tồn kho cuối năm 2013 tăng so với đầu năm, song mức tăng không lớn so với mức tăng của NVL tồn kho (thành phẩm chỉ tăng 291.869.079 đồng, tương ứng với 55,36%). Nguyên nhân của biến động trên là do:

- Trong năm, có nhiều đơn đặt hàng, nhiều hợp đồng mua bán nên số lượng thành phẩm hoàn thành cao hơn năm trước, tuy giá trị thành phẩm bán ra cao hơn năm trước nhưng giá trị thành phẩm tồn kho cuối năm vẫn tăng so với đầu năm.

- Nguyên vật liệu cuối năm tăng so với đầu năm là do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, khối lượng nguyên vật liệu mua vào trong năm tăng so với năm 2012 để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Tỉ trọng HTK trong tổng tài sản cuối năm 2013 tăng so với cuối năm 2012 (tăng 7,88%) là do số dư HTK cuối năm 2013 tăng đáng kể so với đầu năm (tăng 71,67%) trong khi đó thì tổng tài sản của đơn vị cuối năm lại tăng rất ít so với đầu năm 2013 (chỉ tăng 2,43%).

Kiểm tra chi tiết:

Kiểm tra số dư đầu năm tài chính

Là năm thứ tư IMMANUEL kiểm toán cho Sung Woon do đó kiểm toán viên sử dụng số dư cuối năm 2013 đã được kiểm toán viên lưu lại trong hồ sơ kiểm toán làm căn cứ đối chiếu với số dư đầu năm 2013. Qua đối chiếu, kiểm toán viên nhận thấy không có sự chênh lệch giữa số dư cuối năm 2012 và số dư đầu năm 2013. Việc đối chiếu này kiểm toán viên không lưu lại trên giấy tờ làm việc:

Đối chiếu số liệu tổng hợp

KTV lập Bảng tổng hợp số dư khoản mục HTK và Bảng chi tiết HTK theo nội dung.

Mục tiêu: Thủ tục được thực hiện nhằm đảm bảo số dư cuối kỳ của HTK năm nay phù hợp với số liệu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán; Đảm bảo sự khớp đúng giữa các sổ tổng hợp, sổ chi tiết.

Công việc thực hiện:

KTV tổng hợp số liệu trên các sổ cái TK 152, 153, 154, 155 bao gồm: số dư đầu kỳ, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, từ đó tính ra số dư cuối kỳ. Tập hợp số liệu trên các tài khoản HTK rồi đối chiếu với số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản kế toán) và Bảng cân đối kế toán. Mục đích của việc tập hợp số liệu và đối chiếu với Bảng cân đối kế toán nhằm đảm bảo số liệu về HTK đơn vị trình bày trên Bảng cân đối kế toán khớp với số liệu mà đơn vị hạch toán trên các sổ cái TK HTK.

Kết quả của bước công việc được thể hiện trên Giấy tờ làm việc số D540 của KTV:

Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho

Do Công ty SungWoon là khách hàng truyền thống của Công ty nên kế hoạch tham gia chứng kiến kiểm kê HTK tại Công ty SungWoon được lên kế hoạch từ trước, các công việc phục vụ cho cuộc kiểm kê tại ngày kết thúc niên độ đã được Công ty chuẩn bị và tiến hành đúng với chương trình kiểm toán đã được xây dựng. KTV sẽ phân công trợ lý kiểm toán tham gia chứng kiến kiểm kê tại Công ty, KTV phải liên hệ với khách hàng, thống nhất lịch kiểm kê, lập kế

hoạch kiểm kê trình cho Giám đốc và đến Công ty SungWoon để tham gia kiểm kê như kế hoạch đã thỏa thuận với khách hàng.

Mục tiêu: xác định tính đầy đủ, hiện hữu của HTK tại thời điểm kiểm kê.

Công việc thực hiện:

KTV đã thu thập tài liệu hướng dẫn kiểm kê của đơn vị và tham gia quan sát tiến trình kiểm kê của đơn vị.

Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê. Thu thập các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu cuối cùng đến thời điểm tiến hành kiểm kê.

Kết thúc quan sát kiểm kê tại đơn vị khách hàng, KTV tiến hành thu thập danh mục HTK tại thời điểm khóa sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê Nhập – Xuất – Tồn và biên bản kiểm kê) thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC và số liệu kiểm kê.

Kết quả:

Xem xét bảng vật tư tồn kho cuối kỳ của đơn vị, KTV nhận thấy HTK chủ yếu là NVL và do giới hạn về mặt thời gian và nhân sự, nên KTV chỉ tham gia kiểm kê Nguyên vật liệu của đơn vị và KTV chỉ tiến hành kiểm tra chọn mẫu những NVL tồn kho có số lượng lớn và có đơn giá cao.

Nguyên vật liệu của đơn vị được đóng bao, đóng thùng, sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện cho việc kiểm đếm. KTV cùng với bộ phận được phân công kiểm kê của khách hàng tiến hành kiểm đếm từng bao, từng thùng vật tư, nguyên liệu, sau đó nhân với quy cách từng bao, từng thùng, và đối chiếu với số liệu trên bảng kê vật tư tồn kho cuối ngày 31/12/2013 của đơn vị. Số liệu kiểm kê trùng khớp với số liệu trên sổ sách.

Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc số D532

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho

KTV lập bảng tổng hợp của từng tài khoản HTK, với mỗi tài khoản HTK, KTV kiểm tra các đối ứng liên quan để phát hiện các đối ứng bất thường, đồng thời kiểm tra số phát sinh trong năm tài chính, đối chiếu số phát sinh trên sổ cái các tài khoản HTK có khớp với số phát sinh được trình bày trên Bảng cân đối số phát sinh hay không?

Đối với việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng HTK, KTV kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh lớn, nội dung bất thường phát sinh trong kỳ.

Số lượng nghiệp vụ chọn mẫu tùy thuộc vào quy mô của đơn vị và kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV. KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm hàng nhập kho… liên quan đến nghiệp vụ tăng nguyên liệu.Đối chiếu với phiếu đề nghị mua vật tư được phê chuẩn, sổ chi tiết vật liệu, sổ cái tài khoản 152, các bảng kê, sổ Nhật ký – Chứng từ, và đối chiếu với các tài khoản thanh toán (sổ chi tiết TK 111, TK 112…). Công việc này sẽ được tham chiếu với kết quả kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán.

Việc kiểm tra các nghiệp vụ nhập CCDC mua về được thực hiện tương tự như trên, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc hợp lệ. Kết quả đều thỏa mãn mục tiêu kiểm tra.

Kết quả của bước công việc trên được trình bày trên Giấy tờ làm việc số D542 (đối với NVL), s ố D543 (đối với CCDC):

Bảng 2.8: Trích Giấy tờ làm việc số D542

Bảng 2.9: Trích Giấy tờ làm việc số D543

Tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Thực hiện: KTV thực hiện phỏng vấn kế toán trưởng về phương pháp tính giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho. Đánh giá về phương pháp tính giá xuất kho của hàng hóa, nguyên vật liệu của đơn vị có hợp lý và được áp dụng

nhất quán không. Từ Bảng xuất nhập tồn HTK mà đơn vị cung cấp, kiểm toán viên tính và kiểm tra lại cách tính trị giá hàng xuất kho của đơn vị, từ đó tính được giá trị hàng tồn kho cuối kỳ; sau đó, kiểm toán viên so sánh số liệu của khách hàng với số liệu do kiểm toán viên tính toán.

Kết quả: Do cuối kỳ, giá trị sản phẩm dở dang không còn, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra cách tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ của đơn vị. Nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong toàn bộ giá trị HTK cuối kỳ. Kiểm toán viên đã được kế toán đơn vị cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho của đơn vị là hợp lý và được áp dụng nhất quán.

Bảng 2.10: Trích Giấy tờ làm việc số D560

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (2) (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w