Chi phí thực hiện tại khu du lịch ThanhTân trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại Khu Du lịch nước khoáng Thanh Tân, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 48)

III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng

3.Chi phí thực hiện tại khu du lịch ThanhTân trong thời gian qua

Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh của khu du lịch

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2003/2002 2004/2003

CL % CL %

Tổng doanh thu 1.019.437 1.613.000 2.131.651 593.563 158,2 518.651 132 Tổng chi phí 994.437 1.514.000 1.998.411 519.563 152 484.411 131,9 Tổng lợi nhuận 25.000 99.000 133.240 74.000 396 34.240 134,6

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

Nhận xét:

Nhìn vào bảng 10 ta thấy: - Về doanh thu:

Trong 3 năm 2002, 2003, 2004 tổng doanh thu của khu du lịch Thanh Tân có xu hướng tăng.

. Năm 2003 tăng 58,2% so với năm 2002 tương ứng tăng 593.563.000 đồng. . Năm 2004 tăng 32,1% so với năm 2003 tương ứng tăng 518.651.000 đồng. - Về chi phí:

Nhìn chung trong 3 năm này chi phí cũng tăng lên: cụ thể:

. Năm 2003 tăng 52% so với năm 2002 tương ứng tăng 519.563.000 đồng. . Năm 2004 tăng 31,9% tương ứng tăng 484.411.000 đồng so với năm 2003. Nguyên nhân: năm 2002, 2003 khu du lịch Thanh Tân phải chi ra một chi phí để nâng cấp, sửa chữa và mua mới một số trang thiết bị dụng cụ ăn uống nàh hàng và bộ phận lưu trú, làm mới thêm bốn nhà sàn. Năm 2004 chi phí chi ra cũng tăng nhưng tăng ít hơn năm 2003. Vì do năm này chi phí chi ra đầu tư xây dựng một khách sạn mới và một phần đầu tư cho chính sách quảng cáo.

- Lợi nhuận: Lợi nhuận tại Khu du lịch Thanh Tân nhìn chung có tăng nhưng vẫn còn thấp.

. Năm 2003 tăng 74.000.000 đồng so với năm 2002. . Năm 2004 tăng 32.240.000 đồng so với năm 2003.

Nguyên nhân lợi nhuận còn thấp là: do khu du lịch mới đi vào hoạt động cho nên phải đầu tư xây dựng mới các cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư cho việc quảng cáo nhằm thu hút khách, phải khấu hao TSCĐ, trả lãi ngân hàng... mặt khác do công tác quản lý chưa tốt, trình độ lao động không đồng đều, ý thức tiết kiệm về các chi phí bất hợp lý chưa cao, cho nên cũng một phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của khu du lịch.

3. Chi phí thực hiện tại Khu du lịch Thanh Tân trong thời gian qua (2002 - 2004) : 2004) :

3.1. Tình hình thực hiện chi phí tại Khu du lịch Thanh Tân trong thời gian qua (2002 - 2004)

Bảng 11. Tình hình thực hiện chi phí tại Khu du lịch Thanh Tân

ĐVT 2002 2003 2004

1. Tổng doanh thu (D) 1000đ 1.019.437 1.613.000 2.131.651 2. Tốc độ so sánh năm trước % 58,2 32,2 3. Tổng chi phí (C) 1000đ 994.437 1.514.000 1.998.411 4. Tiết kiệm (-) hay bội chi (+)

tuyệt đối 1000đ 519.563 484.411 5. Tỷ suất phí (f) % 97,54 93,86 93,75 6. Mức ↑↓ tỷ suất phí ∆f so với năm trước % -3,68 -0,11 7. Tốc độ ↑↓ tỷ suất phí ∆f so với năm trước

% -3,77 -0,12

8. Chỉ tiêu phí đã tính toán lại C Đ 1.573.443.85 3

2.000.818.112 9. Tiết kiệm (-) hoặc bội chi (+)

tương đối (Hf) Đ -59.443.853 -2.407.112 Trong đó: . Hf = C - C' . f = . ∆f = fns - fnt nt: năm trước ns: năm sau . Vf = . C' = Nhận xét:

Qua bảng 11 ta thấy chi phí của khu du lịch Thanh Tân có biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2003 khu du lịch đã bội chi 519.560.000 đồng so với năm 2002. Và năm 2004 đã bội chi là 484.411.000đồng.

- Năm 2002 một đồng chi phí bỏ ra của khu du lịch Thanh Tân thu được: = 1,025 đồng doanh

- Năm 2003 một đồng chi phí bỏ ra của khu du lịch Thanh Tân thu được: = 1,065 đồng doanh

- Năm 2004 một đồng chi phí bỏ ra của khu du lịch Thanh Tân thu được: = 1,067 đồng doanh

Qua phân tích ta thấy việc sử dụng một đồng vốn chưa đạt hiệu quả cao,do đó khu du lịch Thanh Tân cần coi lại chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình để việc kinh doanh tốt hơn.

3.2. Cơ cấu chi phí theo từng loại hình du lịch: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thanh Tân bao gồm nhiều dịch vụ. Để biết được dịch vụ nào phát sinh chi phí nhiều nhất ta tiếp tục đi vào phân tích cơ cấu chi phí theo từng loại hình dịch vụ.

Bảng 12: Cơ cấu chi phí theo từng loại hình dịch vụ tại khu du lịch Thanh Tân

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2003/2002 2004/2003 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% CL % CL %

Chi phí lưu trú 230.411 23,5 401.100 26,5 561.870 28,1 170,689 174 160.770 140 Chi phí ăn uống 209.149 21,1 320.850 21,1 418.000 20,9 111.701 153,4 97.150 130,3 Chi phí vé tham quan

ngâm tắm 500.566 50,3 702.050 46,4 892.541 44,6 201.484 140 190.491 127,1 Chi phí quảng cáo 30.000 3,0 50.000 3,3 75.000 3,8 20.000 166 25.000 150 Chi phí dịch vụ bổ sung 24.311 2,4 40.000 2,6 51.000 2,6 15.689 165 11.000 127,5 Tổng chi phí 994.437 100 1.514.000 100 1.998.411 100 519.563 152,2 484.411 132

Lu n v n t t nghi p ă GVHD: TS. H Công D ng ũ

Nhận xét:

Qua bảng 12 ta thấy tình hình chi phí của các loại dịch vụ đều tăng. Cụ thể: - Đối với dịch vụ lưu trú:

Năm 2003 tăng 74% so với năm 2002 tương ứng tăng 170.689.000đồng. Năm 2004 tăng 40% so với năm 2003 tương ứng tăng 160.770.000đồng.

Nguyên nhân chi phí tại bộ phận này tăng lên là do khu du lịch không ngừng chi ra cho việc sửa chữa, nâng cấp và mua mới một số trang thiết bị trong phòng.

- Đối với dịch vụ ăn uống: chi phí tăng nhưng tăng ít.

Năm 2003 tăng 53% so với năm 2002 tương ứng tăng 110.701.000đồng. Năm 2004 tăng 30,6% so với năm 2003 tương ứng tăng 98.150.000đồng.

Nguyên nhân: chi phí ăn uống tăng ít là do nhà hàng chỉ chi ra mua mới một số dụng cụ ăn uống như bát đũa, chưa nâng cấp mặt khác chi phí cho nguyên vật liệu, chi ra cũng ít là do khu du lịch có vườn rau tươi, hồ cá, đủ cung cấp cho nhà hàng.

- Đối với dịch vụ bổ sung: chi phí cho dịch vụ này chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2003 tăng 64% so với năm 2002 tương ứng tăng 15.689.000đ.

Năm 2004 tăng 27,5% so với năm 2003 tương ứng tăng 11.000.000đ.

Nguyên nhân: dịch vụ bổ sung tại khu du lịch còn nghèo nàn, chưa thu hút, hấp dẫn khách cho nên khách tiêu dùng dịch vụ này rất ít.

- Đối với chi phí quảng cáo:

Năm 2003 tăng 67% so với năm 2002 tương ứng tăng 20.000.000 đồng. Năm 2004 tăng 50% so với năm 2003 tương ứng tăng 25.000.000 đồng. - Đối với chi phí vé tham quan và vé ngâm tắm:

Năm 2003 tăng 27% so với năm 2002 tương ứng tăng 190.491.000 đồng. Năm 2004 tăng 27,4% so với năm 2003 tương ứng tăng 192.491.000 đồng. Nguyên nhân: Chi phí này tăng là do khu du lịch phải khấu hao hồ bơi, điện nước, sử dụng hoá chất...

Nhìn chung: chi phí từng loại dịch vụ đều tăng dần nhưng lợi nhuận thì rất thấp. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của khu du lịch chưa tốt, nhân viên tại các bộ phận chưa ý thức được việc tiết kiệm chi phí.

Để mang lại hiệu quả kinh tế cho khu du lịch thì khu du lịch cần phải đa dạng hoá và tăng cường các dịch vụ bổ sung vì dịch vụ này chi phí bỏ ra ít nhưng đem lại doanh thu cao, công tác quản lý phải chặt chẽ hơn mỗi nhân viên cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm hơn những chi phí bất hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại Khu Du lịch nước khoáng Thanh Tân, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 48)