Vai trò của nhà trường trong công tác phòng, chống ma tuý

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 62 - 64)

Nhà trường là nơi trang bị kiến thức văn hoá và có vai trò to lớn trong đào tạo thế hệ trẻ thành những lớp người có kiến thức toàn diện, có đạo đức và sức khoẻ để xây dựng đất nước. Theo kết quả điều tra, có tới hơn 50% quỹ thời gian của thế hệ trẻ là dành cho học tập, sinh hoạt ở trường. Trong số người nghiện ma tuý thì số học sinh, sinh viên vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Do đó nhà trường có vai trò lớn trong công tác ngăn chặn ma tuý trong học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục – Đào tạo cùng với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch 1413/LN ngày 15-10- 1998 của liên ngành Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh - xã hội, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng ssản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh niên. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình hành động số 12174/CTCT ngày 25-12-1998 mục tiêu là “ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới năm 2000 xoá bỏ về cơ bản tệ nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên, quyết tâm xây dựng nhà trường không ma tuý”. Kinh nghiệm thực tiển cho thấy nếu ban lãnh đạo trường học coi trọng công tác phòng, chống ma tuý, có hình thức và biện pháp hoạt động thiết thực thì ma tuý ít thâm nhập.

Ban Giám hiệu nhà trường phải nhận thức đầy đủ tác hại của ma tuý và sự cấp thiết của công tác phòng, chống ma tuý để có chương trình, kế hoạch cụ thể trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn. Nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động nội và ngoại khoá, lòng ghép nội dung phòng, chống ma tuý trong các bài giảng; tổ chức các câu lạc bộ; thi tìm hiểu; xây dựng nhóm bạn giúp nhau không sử dụng ma tuý; mở thùng thư tố giác…. Nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với công an xã, phường và chính quyền địa phương để làm sạch địa bàn, sớm phát hiện nhữnh trường hợp liên quan đến ma tuý. Đặc biệt, nhà trường giữ mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, phụ huynh học sinh để phối hợp trong công tác quản lý và giáo dục nhà trường,

đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có thái độ ân cần giúp đỡ những em đang sử

dụng ma tuý cùng với Hội phụ huynh và gia đình tổ chức cai nghiện. Không xa lánh, khinh miệt các em mà tìm mọi cách đưa các em trở lại học tập bình thường. nhà trường cần thông qua những trường hợp nghiện hút để phát hiện những cơ sở bán ma tuý và tổ chức sở dụng trái phép chất ma tuý, từ đó phối hợp với cơ quan công an làm trong sạch để địa bàn không có ma tuý.

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

Khi phát hiện học sinh, sinh viên sở dụng trái phép chất ma tuý thì nhà trường cần phải xử lý một cách linh hoạt: cần khẳng định lại rằng ma tuý là chất độc được gây nghiện nên Nhà nước độc quyền quản lý và sử dụng; nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép chất ma tuý là vi phạm pháp luật và Quy chế công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Tuỳ từng trường hợp cụ thể để có hình thức xử lý cho phù hợp từ khiển trách, cảnh cáo, cho nghỉ học một học kỳ, một năm đi cai nghiện, buộc thôi học, xử phạt hành chính hoặc truy tố về mặt hình sự trước toà án.

Quy định số 800/CTCT ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về xử lý học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý cụ thể là:

Đối với học sinh, sinh viên mới phát hiện sử dụng ma tuý lần đầu, khi

thử nước tiểu khẳng định dương tính thì cho nghỉ học một học kỳ, giao cho gia đình quản lý, giáo dục, chữa bệnh.

Đối với học sinh, sinh viên bị phát hiện tái phạm sử dụng ma tuý lần thứ hai, khi thử nước tiểu khẳng định dương tính thì cho nghỉ học một năm, giao cho gia đình chữa trị tại các trung tâm thuộc xã, phường, huyện, quận, tỉnh, thành phố

Những học sinh, sinh viên bị phát hiện sử dụng ma tuý lần đầu hoặc tái phạm sử dụng ma tuý lần thứ hai, nếu sau khi cai nghiện tại gia đình và cộng đồng hoặc cai nghiện tại các trung tâm có kết quả (có giấy xác nhận của cơ sở cai nghiện) có thể xem xét cho tiếp tục học tập (trước khi vào học nếu thử nước tiểu âm tính)

Đối với học sinh, sinh viên bị phát hiện tái phạm sử dụng ma tuý lần thứ ba, khi thử nước tiểu khẳng định dương tính thì buộc thôi học.

Đối với học sinh, sinh viên tham gia vào việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo rủ rê bạn bè nghiện hút ma tuý thì nhà trường buộc thôi học theo khuynh hướng xử lý kỹ luật tại Điều 11 của Quy chế công tác học sinh, sinh viên và Điều 17 của Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú và bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

Học sinh, sinh viên là những người chủ tương lay của đất nước. Cần phải

đào tạo họ thành những con người toàn diện. Nếu có em nào đó xa vào tệ nạn

ma tuý thì trước hết là lỗi của bản thân em đó, sau nữa là thiếu sót của gia đình, nhà trường và xã hội.

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1.Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý (Luật phòng, chống ma tuý – 2000).

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)