Hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 68 - 75)

Hiện nay, rất nhiều ý kiến tại Thường vụ Quốc hội cho rằng nên bỏ quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong trường hợp xảy ra tệ nạn ma túy cũng được coi là không…..khả thi.

Sáng ngày 02 tháng 4 năm 2008, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng chống ma túy đã được Bộ công an trình lên xin ý kiến thường vụ quốc hội.

Góp ý với dự thảo luật sửa đổi, ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện cho rằng, quan điểm của chúng ta về sử dụng trái phép chất ma túy chưa rõ. Theo ông Vượng, lúc này cần xác định, những người sử dụng ma túy trái phép là nạn nhân của tệ nạn xã hội, là người mắc bệnh.

Thế nhưng trong Bộ luật hình sự lại quy định, những người sử dụng ma túy đi cai nghiện vẫn tái nghiện là tội. Như thế, mắc bệnh, chữa không phải là tội. Từ những phân tích như vậy, ông Vượng cho rằng nên bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự (Điều 199).

Ông Ksor Phước, chủ nhiệm ủy ban Dân tộc tỏ thái độ đồng tình, cần phải xem lại Điều 199, Bộ luật hình sự. “Với người sử dụng ma túy, tôi nghiêng về nạn nhân hơn là tội phạm”.

Qua thảo luận, hầu hết các đại biểu điều cho rằng, những người nghiện ma túy là những người mắc bệnh và cần được chữa bệnh.

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

Dự thao luật kiến nghị bỏ Điều 199, Bộ luật hình sự “người sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm” với lý do, bản chất của người nghiện ma túy là một loại bệnh mà phần lớn họ bị các phần tử xấu, những kẻ buôn bán ma túy dụ dỗ lôi kéo vào con đường nghiện ngập.

Đại biểu Trần Bá Thiều (Hải Phòng): “Điều luật này đang có một hiệu

lực phòng ngừa rất tích cực thì tại sao lại bỏ điều nay đi? Trên thực tế tôi nghiên cứu luật một số nước, vẫn coi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm”.

“Quan điểm của dự thảo rất nhân văn, rất tiến bộ nhưng sẽ là hết sức mạo hiểm và không phù hợp với điều kiện hiện nay. Điều đó sẽ là một thảm họa quốc gia nếu chúng ta bỏ quy định này”.

Đại biểu Nguyễn Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế ): “Nếu bỏ Điều 199 sẽ không còn tính răn đe đối với các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Vì thực tế vừa qua chúng ta không xử lý hết loại người ma túy về mặt hình sự mà chúng ta xử lý người nghiện về mua bán ma túy”.

“Người nghiện mua thuốc không những “1 tép, 2 tép”để sử dụng lại còn mua để dự trữ, một lúc nào đó bán lại cho người khác. Muốn có tiền không những lấy tiền trong gia đình để tiêm chích mà hết tiền phải “kinh doanh”cho nên sử dụng và mua bán ma túy liên hệ mật thiết với nhau rất chặt chẽ, vì thế không bỏ Điều 199”.

Đại biểu Trần Văn Châu (Bến Tre) cho rằng, hiện nay chúng ta chưa tổng kết, chưa so sánh hiệu quả giữa xử lý hình sự người sử dụng ma túy với các biện pháp khác để xem biện pháp nào có hiệu quả hơn mà kết luận biện pháp hình sự trong thời gian kém hiệu quả và không cần thiết là hơi vội vàng. Những đại biểu theo khuynh hướng này cho rằng nếu bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ là thảm họa.

Một số quan điểm khác thì cho rằng có thể nghiên cứu các biện pháp thay thế mà các nước đã làm, chẳng hạn cho phép sử dụng một số loại “ ma túy” nhẹ với điều kiện ngành công an, lao động thương binh xã hội phải quản lý chặt chẽ nguồn cung. Nhưng theo tôi, đây là một chương trình thí điểm, đưa vào, kết hợp với cai nghiện bắt buộc ở trung tâm, không thể lấy chất ma túy này thay thế chất ma túy khác mà không giải quyết dứt điểm. Nếu cho sử dụng chất ma túy nhẹ thì kết quả sẽ đi đến đâu? Phải chăng lại phải lệ thuộc vào một loại chất mới.

Các ý kiến trong ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị bãi bỏ Điều 199 Bộ luật hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy với lý do: Đến Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

nay rất ít trường hợp bị khởi tố về tội tái sử dụng chất ma túy mà thường khởi tố về các hành vi khác như: trộm cắp tài sản… nên xem ma túy là một loại bệnh xã hội, còn bệnh còn chữa chứ không nên coi là tội phạm. Việc không thi hành

Điều luật 199 là một điều “thiếu sót”. Có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi đó

được văn bản quy phạm pháp luật quy định rất cụ thể, rõ ràng. Vậy sao chúng ta không thi hành trong thực tế Điều luật này một cách hiệu quả và xác sao hơn mà đi bãi bỏ nó. Có phải chăng ta nên đẩy mạnh hơn nữa, thực hiện hiệu quả hơn nữa công cụ pháp luật, quy định pháp luật vào cuộc sống. Đặc biệt là với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy này.

Các đại biểu cho rằng, trước mắt việc xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống ma túy cần tập trung nâng cao nhận thức của cộng đồng; trách nhiệm của các cấp; các nghành; huy động sức mạnh tổng hợp, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội; sử dụng các biện pháp đồng bộ; kiếm soát ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào nước ta, đặc biệt là tổ chức cai nghiện cho tất cả những người nghiện ma túy, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cai nghiện. Đây là việc cần thực hiện cấp thiết và chúng ta đang cần hướng tới.

Coi hành vi sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm hành chính: Về nội dung áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy và coi việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính, đa số đại biểu đồng tình và cho rằng nên bỏ quy

định xử lý hình sự đối với người nghiện ma túy (về tội sử dụng trái phép chất

ma túy) nhưng vẫn duy trì xử phạt vi phạm hành chính đối với việc sử dụng trái phép chất ma túy. Đại biểu Nguyễn Xuân Thường (đoàn Thái Bình) cho rằng khi xây dựng luật cần theo quan điểm hành vi sử dụng chất ma túy không phải là hành vi phạm tội mà chỉ coi là hành vi vi phạm hành chính. Trước đây khi

đưa vào luật, nó được coi là một hành vi phạm tội nên sau khi cai nghiện bắt

buộc vẫn tái nghiện sẽ bị đưa ra xét xử hình sự. Nhưng trên thực tế điều này không thể thực hiện được vì tỷ lệ tái nghiện quá cao.

Đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc (đoàn Thái Bình) đề nghị phải có sự phân biệt rõ ràng đâu là đối tượng nghiện chính, đâu là đối tượng do tai nạn nghề nghiệp mà mắc nghiện. Đại biểu lấy dẫn chứng không thể coi một công an tham gia vào việc làm án, mắc nghiện rồi đem ra xử phạt hành chính. Hay những người bệnh phải điều trị lâu dài cuối cùng thành nghiện cũng đưa ra xử phạt hành chính là không hợp lý.

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

Kéo dài thời cai nghiện bắt buộc với người có nguy cơ tái nghiện cao. Về nội dung quản lý sau cai nghiện tập trung, có hai luồng ý kiến cho rằng nên thực hiện quản lý sau cai nghiện theo hai hình thức: Quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng đối với đa số ngưỡng người đã chấp hành xong thời hạn cai nghiện bắt buộc và quản lý sau cai nghiện tập trung đối với một bộ phận người sau cai nghiện có nguy cơ tái nghiện cao.

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng không nên quy định quản lý tập trung sau cai nghiện. Đối với những người có nguy cơ tái nghiện cao thì kéo dài thời gian cai nghiện bắt buộc thêm một năm (theo quy định hiện hành, thời gian cai nghiện từ 1-2 năm), như vậy đối với nhóm đối tượng này thì thời gian cai nghiện bắt buộc là 3 năm.

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống ma túy dự kiến bổ sung 7 điều mới, sửa đổi, bổ sung 17 điều và bãi bỏ một điều Bổ sung các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của một số cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy: Bộ đội Biên phòng, cảnh sát biển, Hải quan và các cơ quan khác trong công an nhân dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

Sửa đổi theo hướng quy định cụ thể hơn các hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và cai nghiện tập trung, các biện pháp phòng chống tái nghiện. Sửa đổi một số quy định theo hướng nâng cao trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã. Sửa đổi một số từ ngữ, tên gọi của môt số bộ, ủy ban nhân dân cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Đại biểu Đào Trọng Thi đề nghị dự thảo luật cần làm rõ các khái niệm: Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, cai nghiện bắt buộc. Theo đại biểu cần quy định cụ thể cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là cai nghiện chưa phải vào tập trung còn cai nghiện tập trung là cai nghiện bắt buộc; đồng thời quy định rõ với điều kiện như thế nào thì cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; tình trạng nào thì cai nghiện bắt buộc.

Theo ý kiến của bản thân tôi, việc cai nghiện đã phân chia ra từng đối tượng khác, đang thúc đẩy công tác cai nghiện và sau cai nghiện thì không nên bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự. Nhà nước ta luôn thể hiện lòng nhân đạo, khoan hồng đối với những người phạm tội. Nhưng khoan hồng đối với những người biết tội lỗi của mình, biết ăn năn, hối lỗi. Sẵn sàng khắc phục hậu quả, rèn luyện bản thân để trở thành người lương thiện, có ích Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

cho xã hội. Người nghiện ma túy là người bị vòng xoáy của lối sống tha hóa lôi kéo, dụ dỗ đi vào con dường nghiệp ngập. Hoặc những người bất hạnh trong cuộc sống nhưng không được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm đã tìm tới ma túy để “lãng quên”. Họ là những người mắc bệnh là nạn nhân của tệ nạn ma túy. Nhưng Nhà nước ta đã khắc phục hậu quả bằng cách giáo dục, xử lý hành chính bằng cách đưa vào cơ sở chũa bệnh bắt buộc, đây là biện pháp giúp họ thoát khỏi tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, để chữa bệnh cho người nghiện thoát khỏi ma túy là điều không dễ dàng phương pháp cai nghiện hiên nay là giải độc cắt cơn bằng vật lý trị liệu và điều tiên quyết là giúp người nghiện thoát khỏi tâm lý sợ hãi đau đớn, hoang mang. Điều quan trọng là người nghiện quyết tâm từ bỏ ma túy. Một người rơi vào tình trạng nghiện hút ma túy, chính người này sẽ hiểu hơn ai hết sự khổ sở khi thiếu vắng “Nàng tiên nâu”. Sự lệ thuộc vào ma túy lá tuyệt đối không cách nào cưỡng lại được và tác hại của ma túy vô cùng to lớn, nó không những làm người nghiện tàn tạ thân xác mà còn tha hóa về nhân cách, phẩm chất, rơi vào tình trạng suy sụp tinh thần. Để thỏa mãn cơn nghiện người nghiện sẽ làm bất cứ việc gì xấu xa tội lỗi đễ có thuốc gây ra nỗi thương tâm, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ chỗ họ là nạn nhân để họ là thủ phạm làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, cuộc sống lành mạnh của cộng đồng. Vì nghiện hút ma túy là con đường ngắn nhất đi đến căn bệnh thế kỉ AIDS và những hành vi vi phạm pháp luật khác như giết người, cướp của, trộm cắp, lừa đảo…

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị hiệu quả cho người nghiện ma túy. Nên có trường hợp đã được chữa bệnh nhưng sau khi ra khỏi Trung tâm cai nghiện vẫn tái đi tái lại nhiều lần. Nhưng tại sao lại có việc tái nghiện này? Không phải không thể cai được ma túy. Mà việc cai nghiện trong thời điểm này – tái hòa nhập cộng đồng phải tùy thuộc vào bản thân ý chí của người nghiện. Người nghiện không được tiếp xúc với ma túy, không sử dụng lại ma túy. Điều này phụ thuộc vào ý thức của người nghiện với quyết tâm từ bỏ ma túy, trở về với cuộc sống lành mạnh. Vì vậy, sau cai nghiện, người nghiện cần sự quan tâm, giúp đỡ của những người thân trong gia đình và cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện làm ăn, sinh sống lương thiện, lánh xa tệ nạn ma túy. Nên các cơ quan xã, phường, thị trấn khu vực cư trú của những người sau cai nghiện phải có sự quản lý chặt chẽ để họ không quay về với con đường sử dụng ma túy. Ngoài trách nhiệm của gia đình, xã hội, người nghiện còn phải có trách nhiệm với bản thân mình, nếu người nghiện không nắm bắt được cơ hội hoàn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

lương thì bị pháp luật điều chỉnh, đó là điều đương nhiên. Cũng như một người mắc căn bệnh hiểm nghèo, dù không có thuốc chữa trị nhưng họ có quyết tâm duy trì sự sống và hy vọng thoát khỏi bệnh tình thì họ có thể kéo dài được sự sống. Nhưng họ buông xuôi cuộc sống của mình, thì họ coi như họ đã rút ngắn thời gian tồn tại. Trong khi đó, người nghiện ma túy vẫn điều trị dứt khoát được, bên cạnh sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng, các cơ quan, đoàn thể. Liều thuốc cho căn bệnh nghiện ngập này chính là ý chí cua người nghiện.

Tội sử dụng trái phép chất ma túy là người nghiện ma túy đã được giáo dục nhiều lần, xử lý hành chính bằng cách bắt buộc chữa bệnh mà còn sử dụng trái phép chất ma túy. Lúc này là nạn nhân của tệ nạn ma túy nữa mà là tội phạm sử dụng trái phép chất ma túy do hành vi tái phạm của họ. Chúng ta không thể lại tiếp tục khoan hồng bằng cách lại đưa họ vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc một lần nữa mà không có một biện pháp chế tài nào. Biện pháp chế tài theo Điều 199 Bộ luật hình sự có tính chất răn đe, giúp cho những người nghiện thấy rằng, việc nghiện ma túy của họ không những là gánh nặng cho gia đình, Xã hội mà là một hành vi phạm tội. Việc bỏ Điều 199 là không thể trong khi tệ nạn nghiện hút ma túy ngày một gia tăng và gày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu bỏ Điều 199 vì không có khả thi, không đủ nhà tù để xử lý tội phạm này thì không thỏa đáng khi chưa có biện pháp nào hiệu quả hơn. Với tình trạng nghiện hút tràn lan, tăng nhanh như hiện nay. Chúng ta xem họ như con bệnh trong khi phần lớn là họ ý thức trong việc tìm đến ma túy môt cách cố ý. Biện pháp tốt nhất là ngăn chặn việc gia tăng nạn nghiện hút bên cạnh đó việc thực thi pháp luật phải hiệu quả. Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của ma túy và khi vi phạm họ sẽ bị pháp luật chế tài như thế nào. Với sự du nhập của những luồng văn hóa Phương tây, với lối suy nghĩ hời hợt, thích sống hưởng thụ của một số giới trẻ hiện nay. Họ rất dễ bị những phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào con đường

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)