2.2.1Mặt khách quan
Thể hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào :hút, hít, uống, nuốt, tiêm, chích….
Các chất ma túy như: thuốc phiện, cần sa, hêrôin, côcain, cấc chất ma túy tổng hợp…các chất này nằm trong danh mục của ba Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy quy định gồm 225 chất khác nhau.
Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thể hiện như: chuẩn bị địa điểm, chuẩn bị chất ma túy, dụng cụ, phương tiện để sử dụng, hành vi đưa chất ma túy vào cơ thể.
Thông thường, người nghiện tự đưa chất ma túy vào cơ thể mình để thỏa mãn cai nghiện, cũng có trường hợp tiêm chích cho nhau.
Người nào giúp người khác đưa chất ma túy vào cơ thể họ thì đồng phạm về tội sử dụng trái phép chất ma túy với vai trò người giúp sức.
Đối với người nghiện ma túy có quan hệ quen biết tụ tập nhau để sử dụng trái phép chất ma túy, nguồn ma túy và dụng cụ do góp tiền mua hoặc luân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp
phiên nhau bỏ tiền mua (nay người này mai người khác), địa điểm tụ tập sử dụng ma túy không cố định thì truy tố về tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng dưới mức tối thiểu theo quy định mà không nhằm mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, nhưng chứng minh được nhằm sư dụng trái phép chất ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đua vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy. Mức quy định về trọng lượng ma túy đó là: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới 1 g; hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩm 1 gam lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới 1 kg; quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới 1 kg; các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới 2 g các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới 50 mililít.
Phần lưu ý ở đây là, việc sử dụng trái phép được hiểu là việc sử dụng chất ma túy không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 4 Nghị định số 80/2008/ND-CP ngày 05-11-2001 của Chính phủ, hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước quy định: chỉ những tổ chức, cá nhân sau đây mới được sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện, thuốc an thần, tiền chất trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp.
Các doanh nghiệp có chức năng sản xuất thuốc, đáp ứng các điều kiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và được Bộ Y tế cho phép mới được sản xuất nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất.
Bệnh viện, viện nghiên cứu có gường bệnh được pha thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú.
Các doanh nghiệp được Bộ công nghiệp chỉ định sản xuất các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
Cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế, Bộ công nghiệp.
Theo Điều 12 của Nghị định này: “Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất để sử dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học phải Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp
lập dự trù theo mẫu quy định chính. Bộ Y tế duyệt dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho từng tuyến theo nhu cầu hàng năm. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng các tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp phải lập kế hoạch và thông báo cho Bộ công nghiệp.
Người sử dụng trái phép chất ma túy đã được giáo dục nhiều lần. Được hiểu là nguời sử dụng trái phép chất ma túy đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cho làm cam kết về việc không được sử dụng trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên.
Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Được hiểu là trước đó đã có lần sử dụng trái phép chất ma túy và đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, nay lại tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều lưu ý ở đây là, trong trường hợp cần xác định có phải chất ma túy hay không, loại chất ma túy gì, thì phải trưng cầu giám định; khi một người sử dụng trái phép chất ma túy có đủ ba dấu hiệu nêu trên mà tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, tuy qua giám định không phải là chất ma túy, nhưng có đủ cơ sở xác định người sử dụng tưởng rằng đó là chất ma túy thì người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Vì trong hành vi, suy nghĩ của họ đây là chất ma túy và cố ý thực hiện.
Người sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là có tội trong trường hợp bị cưỡng bức, khống chế… bắt buộc phải sử dụng trái phép chất ma túy.
2.2.2Mặt khách thể
Hành vi phạm tội xâm phạm đến quy định quản lý, sử dụng chất ma túy của Nhà nước.
Tội phạm xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về chất ma túy trực tiếp là sử dụng chất ma túy. Ngoài ra, tội phạm còn gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, làm tràn lan tệ nạn nghiện hút ma túy, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp
2.2.3 Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của việc sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng vẫn thực hiện.
Mục đích của của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, tức là người phạm tội mong muốn việc sử dụng xảy ra tội phạm được thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu về ma tuý của mình. Mục đích của người phạm tội được thể hiện ngay trong hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý, bởi vì khi người ta sử dụng cái gì đó cho cơ thể của mình là nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nếu không có nhu cầu sử dụng thì chất ma tuý thì không thể có việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
2.2.4Mặt chủ thể
Đối với tội phạm này, chủ thể của tội phạm đồng thời cũng là nạn nhân, họ là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm là người đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc do việc sử dụng trái phép chất ma túy. Theo luật phòng, chống ma túy, người bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sơ chữa bệnh bắt buộc do việc sử dụng trái phép chất ma túy phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Đã được giáo dục nhiều lần là đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương vận động, thuyết phục, nhắc nhở hai lần trở lên và bị xử lý hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.
Được coi là đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa
bệnh bắt buộc nếu biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo đúng quy định Điều 10 và Điều 24 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua 6-7-1995) và theo đúng quy định của quy chế “về cơ sở chữa bệnh. Theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 6-7-1995” (ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 13-4-1996 của Chính phủ).
Hiểu theo nghĩa rộng, tệ nạn ma túy bao hàm cả tệ nghiện hút và tội phạm về ma túy. Theo nghĩa hẹp thì tệ nạn ma túy chủ yếu nhấn mạnh vấn đề nghiện hút và lạm dụng ma túy. Do đó, theo nghĩa rộng thì tội phạm về ma túy là một bộ phận của tệ nạn ma túy. Theo nghĩa hẹp thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy cũng có thể là biểu hiện của tệ nạn ma túy, đồng thời cũng có thể là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần đầu thì bị giáo dục, nếu còn vi phạm thì bị xử phạt hành chính với các hình thức khác nhau: cảnh cáo, phạt tiền, bắt Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp
buộc cai nghiện tập trung tại các cơ sơ cai nghiện ma túy. Nếu sau đó còn tiếp tục vi phạm thì bị xử lý theo Điều 199 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội sử dụng trái phép chất ma túy và đi liền với hành vi phạm tội này là hàng loạt tội phạm khác về ma túy như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy… mà Bộ luật hình sự quy định.
Như vậy, tệ nạn ma túy tìm ẩn bên trong tội phạm về ma túy, vấn đề quan trọng khác là tệ nạn ma túy là động lực thúc đẩy tội phạm về ma túy hoạt động vì sản xuất, tàng trữ, vận chuyển , mua bán trái phép chất ma túy xét đến cùng là để cung cấp cho người sử dụng ma túy. Nếu không còn nhu cầu về ma túy thì cũng không có các hoạt động phạm tội về ma túy. Khi tội phạm ma túy hoạt động mạnh, tức là nguồn ma túy cung cấp gia tăng. Ma túy sẵn có trên thị trường lại kích thích tệ nạn nghiện hút phát triển, mối quan hệ qua lại đó sẽ tác động đến sự thay đổi của hoạt động “ cung” và “cầu” ma túy. Do vậy, giải quyết vấn đề ma túy ở Việt Nam không thể đạt kết quả nếu tách rời đấu tranh giảm “cung” với đấu tranh giảm ‘cầu” ma túy. Có thể nói: “khoảng cách từ tệ nạn nghiện ngập ma túy đến trại giam chỉ là một bước”.
Người nghiện ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy giống nhau là người tự mình chủ động sử dụng trái phép chất ma túy, điều là người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên tính chất mức độ có khác nhau nên hình thức xử lý từng trường hợp có khác nhau.
Người nghiện ma túy là người có hành vi tự mình hoạt nhờ người khác đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể mình dưới bất kỳ hình thừc nào nhằm đáp ứng nhu cầu về ma túy. Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do của con người, nhưng quyền tự do đó phải không ảnh hưởng đến người khác, đến trật tự an toàn xã hội và các lợi ích khác được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật. Ma túy là chất độc hại gây nghiện nên Nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng. Trước đây người nghiện ma túy coi là ngươi bệnh, là tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, nhiều người đã được giáo dục nhiều lần đươc cai nghiện, đã bị xử phạt hành chính nhưng sau một thời gian lại tái nghiện đã gây cho gia đình và xã hội nhiều hậu quả nặng nề. Vì vậy, cần phải xử lý bằng hình sự hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy như: chuẩn bị địa điểm, chuẩn bị chất ma túy, dụng cụ phương tiện, để sử dụng, hành vi đưa chất ma túy vào cơ thể…
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp
Thông thường, người nghiện tự đưa chất ma túy vào cơ thể mình để thỏa mãn cơn nghiện, cũng có trường hợp tiêm chích cho nhau. Đối với những người nghiện ma túy có quan hệ quen thuộc tụ tập nhau để sử dụng trái phép chất ma túy, nguồn ma túy và dụng cụ là do góp tiền mua hoặc luân phiên nhau bỏ tiền mua (nay người này mai người khác), địa điểm tụ tập sử dụng ma túy không cố định, thì có thể bị truy tố về tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng dưới mức tối thiểu mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, nhưng chứng minh được nhằm sử dụng trái phép chất ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm hành chính ngày 06-07-1995, khoản 2 Điều 24 “đưa vào cơ sở chữa bệnh” quy định: “không đưa vào cơ sở chữa bệnh người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi”. Điều 28 luật phòng, chống ma túy cũng quy định: “người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải
được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Do đó, hiện nay chủ thể của tội sử
dụng trái phép chất ma túy là những người từ đủ 18 tuổi trở lên và nữ không quá 55 tuổi, nam không quá 60 tuổi.
Khác với chủ thể của tội sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy là bất kỳ người nào không kể tuổi tác. Thực tế có những em bé 8, 9 tuổi đã sử dụng ma túy hoặc có những cụ già 70 tuổi còn sử dụng ma túy mà chưa được giáo dục nhiều lần, chưa bị xử lý hành chính bằng cách đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh, thì không phạm tội sử dụng trái phép chất ma túy và không bị xử lý hình sự nhưng bị xử lý hành chính theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06-7-1995.
2.3Hình phạt.
Tội sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm đã quy dịnh tại Điều 185i Bộ luật hình sự năm 1985. So với Điều 185i Bộ luật hình sự năm 1985, thì Điều 199 Bộ luật hình sự năm 1999 không có sửa đổi, bổ sung gì. Đây là tội phạm về ma tuý duy nhất không có sửa đổi bổ sung, kể cả về hình phạt bổ sung.
GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO Luận văn tốt nghiệp
Tội sử dụng trái phép chất ma tuý cùng với một số tội phạm về ma tuý khác mới được quy định theo Luật đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 10-5-1997 có hiệu lực từ ngày 22-5- 1997.
Việc nhà làm luật quy định hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi tội phạm là xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng người sử dụng trái phép chất ma tuý cũng chỉ là nạn nhân của tệ nạn ma tuý, cũng như đối với người bán dâm họ cũng chỉ là nạn nhân của hành vi mại dâm. Sau nhiều lần thảo luận, Quốc hội quyết định hình