Biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 55 - 62)

Để ngăn chặn ma tuý, Liên hợp quốc, các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế khác đã phải sử dụng nguồn tài chính khổng lồ. Ví dụ như Hoa Kỳ, ngân sách hàng năm dành cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý là 18 tỷ USD. Tổ chức cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol đã huy động nhiều lực lượng và tài chính cho đấu tranh chống tội phạm ma tuý.

Ma tuý và tội phạm về ma tuý có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội. Đảng và Nhà nước ta xác định cần coi ma tuý như kẻ thù ngoại xâm. Vì vậy, để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tội phạm ma tuý cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, các ngành, các cấp trong phòng ngừa và đấu tranh chống ma tuý. Tuy nhiên, phải có một lực lượng nòng cốt, thường trực làm chỗ dựa tích cực cho cuộc đấu tranh. Do đó, thành lập cơ quan chuyên trách phòng, chống ma tuý xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở là một đòi hỏi khách quan. Tội phạm ma tuý mang tính quốc tế, cho nên có một cơ quan chuyên trách phòng, chống ma tuý sẽ tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma tuý.

Đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy phòng ngừa là quan trọng nhất trong công tác đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Ma tuý gây tác hại nhiều mặt cho đời sống kinh tế, xã hội, vì vậy đồng chí Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định toàn dân cần coi ma tuý như giặc ngoại xâm để phát động toàn dân tham gia vào cuộc chiến này. Cũng giống như trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung. Trong công tác phòng, chống ma tuý phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ là quan trọng nhất vì nếu không làm tốt công tác phòng ngừa ngăn chặn ma tuý, khi tội phạm ma tuý và tệ nạn nghiện hút đã xảy ra rồi mới tập trung đấu tranh, thì hậu quả nặng nề cho xã hội do ma tuý đã gây ra rất khó khắc phục; mặt khác, giải quyết các vụ việc đã xảy ra thì chỉ ngăn chặn cái ngọn của vấn đề không giải quyết được nguyên nhân, điều kiện phát triển của tệ nghiện hút và tội phạm ma tuý. Cho nên, nếu chỉ “chống” mà không tích cực, chủ động “phòng ngừa” thì cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý rất khó đạt được hiệu quả tích cực. Trong lời nói đầu của Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã khẳng định: “Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm”. Nội dung phòng ngừa còn thể hiện rõ trong Điều 27 Bộ luật hình sự là “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

Làm tốt công tác phòng chống ma tuý tức là từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện tồn tại tội phạm và tệ nạn ma tuý, hạn chế cả khâu “cung” cũng như khâu “cầu” ma tuý. Làm tốt công tác đấu tranh tức là khi có vụ phạm tội về ma tuý xảy ra, khi phát hiện trường hợp lạm dụng ma tuý xảy ra thì kịp thời điều tra xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Điều đó có tác dụng tích cực hỗ trợ cho công tác phòng ngừa. Trước những bản án nghiêm khắc cho những kẻ tội phạm ma tuý, sẽ là những hồi chuông cảnh báo cho những người đang cố tình lao vào con đường tội lỗi hãy dừng lại khi còn chưa muộn.

Điều 36 luật phòng chống ma tuý quy định: Nội dung quản lý Nhà nước về phòng, chống ma tuý bao gồm:

1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma tuý;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma tuý; 4.Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

5.Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; 6. Quyết điịnh thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý; tổ chức và quản lý việc cại nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý;

7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý; 8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý;

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma tuý;

10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý;

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý;

12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp về phòng, chống ma tuý.

Đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm phức tạp về ma tuý. Tụ điểm phức tạp về ma tuý là những nơi thuộc địa bàn dân cư nhất định, diễn ra các vụ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý gây mất trật tự trị an ở địa bàn. Các tụ điểm phức tạp về ma tuý thường gắn liền giữa những người bán lẻ ma tuý với con nghiện, hay diễn ra ở nơi công cộng, xóm kiều, nhà không số, đường không phố, các địa điểm đường giáp ranh, cho nên gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền và lực lượng công an cơ sở

Các tụ điểm về ma tuý được hình thành tự phát ban đầu có thể là một gia đình bán lẻ ma tuý, sau đó phát triển thành nhiều nhà trong cùng họ hàng, dòng tộc, thậm chí phát triển rộng cả một khu phố khi thì bí mật lén lút, khi thì phát triển công khai. Các tụ điểm này thường hình thành và phát triển ở những nơi chính quyền yếu kém, lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý hoạt động yếu, có biểu hiện tiêu cực.

Do đặc diểm của các tụ điểm phức tạp về ma tuý nêu trên, cho nên việc phòng ngừa, ngăn chặn xoá các tụ điểm này đòi hỏi phải kết hợp tổng hợp nhiều biện pháp, giữa lực lượng công an chuyên trách với trách nhiệm của chính quyền và sự tích cực tham gia của các đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân. Trong những năm qua do đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm ma tuý, cho nên phát hiện và xoá được nhiều tụ điểm phức tạp về ma tuý, lấy lại được niềm tin của quần chúng nhân dân

Bên cạnh công tác đấu tranh chống buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy, Nguyễn Hữu Quảng còn đề cao công tác phòng ngừa. Anh tâm niệm một điều rằng: cảm hóa, giáo dục thành công một người nghiện là xã hội bớt đi một gánh nặng; xóa đi được một tụ điểm ma túy là làm cho nhân dân thêm yên lòng. Chính vì vậy, Nguyễn Hữu Quảng thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình và chính quyền địa phương vận động, cảm hóa, giáo dục số đối tượng cai nghiện tại cộng đồng dân cư, tìm và tạo công ăn việc làm cho số đối tượng đã cai nghiện thành công khi trở về địa phương, giúp họ nhanh chóng vơi

đi mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng. Mỗi lần đi công tác, có dịp anh lại ghé

thăm gia đình những người từng một thời lầm lỡ, dù chỉ năm hay mười phút, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

uống với họ ly trà, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tâm tư nguyện vọng của họ

để tìm cách giúp đỡ, nhưng cũng đủ làm cho những người lầm lỡ cảm thấy gần

gũi, xóa đi mặc cảm về khoảng cách.

Trong khi điều kiện kinh tế của không ít cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an nói chung và cán bộ điều tra tội phạm ma túy nói riêng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, một số đối tượng phạm tội đã lợi dụng vào đó để mua chuộc. Đại úy Nguyễn Hữu Quảng cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng với bản lĩnh vững vàng, tiền bạc, vật chất của bọn tội phạm không thể đánh mất đi phẩm chất của người chiến sĩ công an trong anh. Trong năm 2007, hai lần anh không nhận hối hộ của bọn buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy với số tiền gần năm triệu đồng. Và gần đây nhất, vào ngày 29-4-2008, anh và đồng đội mai phục bắt quả tang đối tượng Nguyễn Trần Khắc Điệp, thường trú xã Suối Tre đang bán ma túy. Sau khi bị bắt, người nhà đối tượng đã đến nhà anh, nhờ giúp đỡ cho nhẹ tội. Nguyễn Hữu Quảng đã giải thích về các quy định của pháp luật. Nhưng khi người nhà tên Điệp ra về, anh phát hiện có hai triệu đồng kẹp trong tờ báo để trên bàn. Sự việc đã được anh báo cáo cho lãnh đạo cấp trên.

Đặc thù của công tác đấu tranh với tội phạm ma túy có rất nhiều khó khăn, vất vả, chỉ cần sơ ý là rất có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều đối tượng buôn bán, tàng trữ ma túy cũng như các con nghiện có HIV sẵn sàng chống trả đến cùng. Nhưng với lòng yêu nghề và vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, anh đã vượt qua tất cả mọi hiểm nguy, chông gai đang rình rập mình ở phía trước, để phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong suốt thời gian công tác, năm nào anh cũng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, ngoài ra còn được tặng thưởng nhiều bằng khen của Bộ Công an, uỷ ban nhân dân tỉnh và giấy khen của Ban giám đốc Công an tỉnh, uỷ ban nhân dân thị xã Long Khánh.

Những suy nghĩ và hành động thiết thực của anh trong suốt thời gian qua đã góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Long Khánh.

Sáng 16/5/2008, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy và việc thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc thí điểm tổ chức, quản lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương.

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

Các Đại biểu Quốc hội đều khẳng định rằng Nghị quyết số 16/2003/ QH11 của Quốc hội là hoàn toàn đúng, đã mở ra một hướng đi mới trong công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy. Kết quả đạt được ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh quy trình cai nghiện cần thiết có 2 giai đoạn: cai nghiện và quản lý sau cai. Đây cũng chính là căn cứ để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy về lĩnh vực cai nghiện phục hồi. Các đại biểu cũng cho rằng, thực hiện Đề án quản lý sau cai là thể hiện quan điểm nhân văn, nhân đạo hết sức tốt đẹp của Đảng, Nhà nước đối với những người đã có thời kỳ lầm lạc, nghiện ma túy. Theo đó, hàng vạn người đã được cai nghiện; học tập nâng cao trình độ văn hoá, rèn luyện nhân cách; được học nghề, nâng cao tay nghề hỗ trợ tạo việc làm, bảo đảm điều kiện tái hoà nhập cộng đồng (ở Thành phố Hồ Chí Minh, một số học viên còn được theo học Đại học từ xa). Người nghiện ma tuý không bị kỳ thị, phân biệt đối xử mà được chữa trị, học tập, rèn luyện làm lại cuộc đời.

Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu rõ, trước khi có Nghị quyết 16 của Quốc hội, ở Thành Phố Hồ Chí Minh nơi đâu cũng có kim tiêm, người nghiện… gây lo lắng cho nhân dân, các gia đình lo sợ không biết khi nào ma tuý sẽ tìm đến gia đình mình. Trong khi đó, người nghiện vừa được cho ra khỏi trung tâm vài hôm lại tái nghiện, số lượng người nghiện mới gia tăng nhanh… Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết 16, mặc dù trước đó chưa có kinh nghiệm nhưng đã đạt được những kết quả tốt, hạn chế được sự lây lan ma tuý. Thể hiện ở số người nghiện giảm dần, số người bị đưa vào trung tâm cai nghiện năm 2007 chỉ bằng 10% so với năm 2002, tốc độ người nhiễm HIV cũng giảm đi, an ninh trật tự được đảm bảo hơn…

Về mặt kinh tế-xã hội, với hàng vạn người ở các địa phương tham gia Đề án sau cai nghiện, trong thời gian từ 4 năm đến 5 năm đã tiết kiệm cho xã hội hàng ngàn tỷ đồng/năm. Đại biểu Lê Thành Tâm (đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh) phân tích, nếu tính bình quân mỗi người nghiện một ngày sử dụng một liều ma túy với giá 50.000 đồng thì chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tiết kiệm được gần 3.000 tỷ đồng/năm. Như vậy số tiền đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cho công tác cai nghiện ma tuý của Thành phố này không phải là uổng phí. Bên cạnh đó, số tiền đầu tư vào cơ sở vật chất cho công tác cai nghiện ma tuý khi hết thời gian thực hiện Đề án sẽ được tiếp tục sử dụng cho công tác cai nghiện hoặc sử dụng vào mục đích an sinh xã hội.

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

Tuy nhiên, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) lại cho rằng cơ sở vật chất tại các trung tâm cai nghiện được trang bị rất đầy đủ, thậm chí còn tốt hơn cơ sở vật chất ở một số trường đại học, tuy nhiên việc dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đại biểu này dẫn ví dụ: “khoảng 759 người cai nghiện đã được bố trí việc làm tại khu công nghiệp Nhị Xuân và các doanh nghiệp khác cho thấy những người có việc làm và thu nhập ổn định còn rất thấp so với con số đào tạo nghề tại trung tâm là trên 31.000 người”.

Đại biểu Hoa Ry đề nghị đối với việc đào tạo nghề sau cai nghiện nên có sự chọn lọc; bên cạnh sự quan tâm đào tạo nghề cần tập trung hơn nữa cho việc giới thiệu việc làm cho đối tượng sau cai nghiện. Bởi nếu không khéo sẽ gây lãng phí và cũng không giúp ích gì cho những đối tượng sau cai nghiện, đặc biệt những đối tượng có sức khỏe kém.

Về việc đến ngày 1/8/2008, Nghị quyết 16 đã hết hiệu lực trong khi còn hàng nghìn người ở 6 địa phương còn lại (và một phần ở Thành phố Hồ Chí Minh) đang tham gia Đề án chưa thực hiện xong thời gian quản lý sau cai. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hoá) kiến nghị Quốc hội nên có Nghị quyết riêng cho phép số người này được tiếp tục thực hiện đến khi Luật sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)