Vai trò của gia đình trong công tác phòng, chống ma tuý

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 64 - 65)

Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, xã hội muốn văn minh, lành mạnh phải có sự cố gắng phấn đấu đạt đến sự tốt đẹp của mỗi gia đình. Mỗi nhà, mỗi người cần rèn luyện bản thân mình xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy, định hướng cho các con theo con đường học tập tốt, rèn luyện đạo đức, có lối sống tích cực, lành mạnh. Các bậc ông bà, cha mẹ trong mỗi gia đình phải chăm lo không chỉ sự đầy đủ về vật chất mà còn chú trọng về tinh thần, đặc biệt là các con ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Phải biết nắm bắt tâm lý tùng lứa tuổi để có biện pháp giáo dục các con một cách đúng đắn, khoa học.

Phải giải thích cho các con hiểu rõ các tệ nạn một cách rõ ràng, tác hại của nó trong đời sống của bản thân gia đình và xã hội.Điều đó nhằm tránh đi sự tò mò, hiếu kỳ của lứa tuổi mới lớn. Quan tâm đến việc học hành của con một cách hiệu quả tránh áp lực cho con. Cha mẹ không chỉ là người giám hộ cho con trước pháp luật, là người có quyền giám sát các hoạt động hàng ngày của con mà còn là những người tư vấn, người bạn tốt của các con, giúp cho các con có thể tin tưởng tâm sự mọi khó khăn, thắc mắc trong cuộc sống và học tập.

Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:

1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh;

GVHD: TS. PHM VĂN BEO Lun văn tt nghip

3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người khác;

4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi; giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng chống ma tuý.(Luật phòng, chống ma tuý – 2000).

Một phần của tài liệu Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)