Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 53)

Cronback (1951) đã đưa ra hệ số tin cậy Alpha cho các thang đo nghiên cứu có từ 3 biến quan sát trở lên. Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) Cronbach’s Alpha được tính

theo công thức rút gọn như sau: Alpha = Nρ/ (1+ ρ(N-1)), trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình của các mục hỏi; N là số câu hỏi trong 1 nhân tố.

Hệ số Cronback Alpha có giá trị từ 0 đến 1, về lý thuyết Cronback Alpha càng lớn càng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, tuy nhiên nếu lớn hơn 0.95 cho thấy các quan sát là không có gì khác biệt (tức là không có ý nghĩa nghiên cứu ), còn từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.

Do các biến quan sát dùng để đo lường cùng một khái niệm (nhân tố) nên cần có sự tương quan với nhau. Vì vậy ngoài việc kiểm tra hệ số Cronbach Alpha >= 0.6, chúng ta cần phải xem xét thêm hệ số tương quan biến tổng (DeVellis, 2003). Đây là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994) nếu hệ số tương quan biến tổng này mà nhỏ hơn 0.3 thì thang đo đó sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)