2.3.1. Các bài học và kinh nghiệm kiểm tra thuế tại một số nước
2.3.1.1. Vương quốc Anh
Được thành lập từ năm 2005, Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh (HMRC) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về thuế và hải quan ở Anh. HMRC chịu trách nhiệm
về các vấn đề như: quản lý thuế, thu thuế, trả thuế trực tiếp, gián tiếp và các khoản thu về tín dụng thuế…
Trong giai đoạn 2012 - 2013, tổng doanh thu thuế ở Anh là 475,6 tỷ bảng, tăng 1,4 tỷ bảng so với năm 2011 và 2012 (Hình 2.1). Trong đó, HMRC ước tính đã truy thu được khoảng 10,2 tỷ bảng tiền thuế thông qua việc kiểm tra, thanh tra thuế từ các đối tượng chịu thuế.
Hình 2.1: Doanh thu thuế ở vương quốc Anh (2008-2013)
Đến ngày 31/3/2013, tổng giá trị nợ đọng tiền thuế thuộc quyền quản lý của HMRC là 12,2 tỷ bảng, ước tính số tiền gian lận thuế ở Anh khoảng từ 30 - 35 triệu bảng/năm. Trước tình hình đó, HMRC đã lập kế hoạch và đưa ra các phương án giải quyết đối với các đối tượng gian lận, chây ỳ tiền thuế.
Trong hai năm 2012 và 2013, Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh đã xử lý được 2,12 triệu trường hợp thanh toán hoàn trả tiền thuế, trong đó có 190.996 trường hợp cần được kiểm tra kỹ. Qua đó, ngăn chặn được khoảng 579 triệu bảng tiền gian lận thuế của Nhà nước. Cụ thể:
Một là, HMRC đã xác minh thông tin từ người nộp thuế (NNT) và cơ quan thuế ở châu Âu để nhanh chóng đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa đối với hệ thống thuế
giá trị gia tăng (GTGT) ở Anh trong thời gian gần đây. Ví dụ: Từ thông tin tình báo của ngành công nghiệp mà HMRC đã giải quyết được những nguy cơ gian lận thanh toán trên thị trường năng lượng tái tạo. Hoặc đối thủ cạnh tranh cũng đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng và hữu ích cho HMRC về các nhà cung cấp đang hoạt động trong một thị trường cạnh tranh…
Hai là, từ tháng 10/2012, HMRC đã phải triển khai thực hiện giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi đăng ký thuế GTGT (VRT: VAT Registration Transformation) với cơ quan thuế, để duy trì hoạt động quản lý thuế GTGT đạt hiệu quả và chính xác. Đáng chú ý, dự án VRT đã giảm đáng kể tổn thất từ việc thu thuế của cơ quan thuế.
Ba là, HMRC đã tiến hành kiểm tra, thanh tra các khoản thanh toán thuế để ngăn chặn các vụ gian lận trong việc trả nợ tiền thuế của NNT. Trong hai năm 2012 và 2013, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, HMRC đã xử lý được 2,12 triệu trường hợp thanh toán hoàn trả tiền thuế, trong đó phát hiện được 190.996 trường hợp có dấu hiệu gian lận, trốn thuế cần được kiểm tra kỹ. Qua đó ngăn chặn kịp thời khoảng 579 triệu bảng tiền gian lận thuế.
Bốn là, HMRC đã sử dụng hệ thống tự động bộ tín nhiệm để xác định nguy cơ gian lận thuế của NNT cũng như việc hoàn thuế GTGT.Theo đó, hệ thống này sẽ xác định đối tượng nộp thuế nằm trong nguy cơ gian lận hoàn thuế GTGT ở mức trung bình hoặc cao. Sau khi hệ thống tự động bộ tín nhiệm phân loại đối tượng gian lận thuế ở mức độ cụ thể, HMRC sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về số tiền thuế GTGT được hoàn. Tiếp đến, HMRC sẽ liên lạc với khách hàng trước khi các khoản tiền hoàn thuế GTGT được chuyển đi. Các yếu tố được sử dụng trong hệ thống tự động bộ tín nhiệm để hoàn thuế GTGT bao gồm: Lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty; các xu hướng khai thuế GTGT trước đây; cung cấp thông tin về việc hoàn thuế hiện tại.
Song hành với các giải pháp trên, HMRC còn áp dụng các quy định xử phạt trong việc thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với những NNT phát sinh không hoàn thành việc kê khai thuế, cố tình trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị HMRC nhắc nhở và yêu cầu nộp tiền thuế cho cơ quan thuế. Nếu họ vẫn không nộp tiền thuế sẽ bị nộp một khoản tiền phạt nhất định tùy vào mức độ. Nguyên nhân nộp phạt tiền thuế phổ biến ở Anh là không đăng ký kinh doanh mới, không đăng ký thuế GTGT khi doanh thu đạt đến ngưỡng chịu thuế...
Cùng với đó, HMRC sẽ công bố các khoản tiền phạt cụ thể đối với các đối tượng chậm nộp, khai hoàn thuế. Chẳng hạn, đối với thuế TNCN, NNT sẽ bị phạt 100 bảng nếu họ chậm kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. Đối với thuế TNDN, NNT kê khai thuế muộn cũng bị phạt 100 bảng… Ngoài các hình phạt trên còn có các loại hình phạt khác như: phạt 30% nếu NNT không khai báo thuế và gửi trở lại cho HMRC; phạt 70% cho lỗi cố tình che giấu; phạt 100% do cố ý và cố gắng che giấu sai sót.
Tuy nhiên, ở Anh, NNT có thể đệ đơn khiếu nại về các khoản tiền phạt lên HMRC nếu họ có bằng chứng chứng minh những khoản tiền phạt này là phi lý. Thông thường, người bị nộp phạt tiền thuế ở Anh có thời hạn 30 ngày để đánh giá, xem xét lại hành vi của mình kể từ ngày được cơ quan thuế thông báo về số tiền phạt.
2.3.1.2. Canada
Ở Canada, cơ quan Thuế vụ Canada (CRA) có nhiệm vụ thi hành pháp luật thuế trên toàn lãnh thổ nước này. Hệ thống thuế của Canada được tổ chức hoạt động theo phương thức tự đánh giá, nghĩa là NNT tự kê khai nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế theo mẫu quy định. Để tránh hành vi gian lận thuế, CRA đã tiến hành thanh tra, kiểm
tra nghiêm túc quá trình kê khai của NNT. Ý thức được điều đó, CRA luôn coi thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động “kiểm tra sổ sách và hồ sơ để xác định chính xác đối tượng nộp thuế, các loại thuế, lãi suất và tiền phạt phải nộp theo quy định của pháp luật”.
Cơ quan Thuế vụ Canada áp dụng hình phạt đối với hành vi trốn thuế theo mục 238 của Luật thuế TNCN. Theo đó, nếu tờ khai thuế hàng năm không được hoàn thành và nộp cho Cơ quan Thuế vụ Canada đúng hạn, thì người nộp thuế có thể bị phạt tiền từ 1.000 - 25.000 đô la Canada, tùy vào mức độ vi phạm.
Đồng thời, CRA xác định công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. Do đó, CRA đã tổ chức giám sát và duy trì hệ thống tự đánh giá thông qua Chương trình thực thi đặc biệt của CRA bằng các hình phạt cho sự thiếu trung thực của NNT.
Cụ thể, Chính phủ Canada đã phối hợp cùng CRA thành lập và triển khai một chương trình thực thi đặc biệt với mục tiêu tập trung và điều tra các đối tượng bị nghi ngờ có hành vi trốn thuế, gian lận thuế từ những khoản tiền thu nhập bất hợp pháp. Đối tượng này có thể bị phạt tiền, phạt tù tùy thuộc vào hành vi và mức độ nghiêm trọng. Mặt khác, để giảm bớt các ưu đãi từ chính sách thuế, CRA đã tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra những đối tượng bị nghi ngờ trốn thuế, thậm chí tịch thu và niêm phong hàng hóa nếu đối tượng đó không nộp phạt tiền thuế theo yêu cầu.
Chẳng hạn, CRA áp dụng hình phạt đối với hành vi trốn thuế theo mục 238 của Luật thuế TNCN. Theo đó, nếu tờ khai thuế hàng năm không được hoàn và nộp cho CRA đúng hạn, thì NNT có thể bị phạt tiền từ 1.000 - 25.000 đô la Canada, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài việc không hoàn thành tờ khai thuế TNCN hàng năm, NNT còn có thể bị kết tội vi phạm pháp luật thuế nếu họ cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc khai báo thông tin không trung thực để trốn thuế. Tại mục 239 của Luật thuế TNCN của Canada quy định, tiền phạt áp dụng cho các hành vi trốn thuế của NNT ít nhất là 50% nhưng không vượt quá 200% tổng số tiền trốn thuế phải nộp phạt. Trường hợp trốn thuế nặng hơn, người bị phạt còn có thể bị kết án tối đa 2 năm tù giam cùng với số tiền thuế nộp phạt.
Để hạn chế hiện tượng trốn thuế, CRA đã đưa ra quy trình kiểm tra và thanh tra thuế khá chặt chẽ và nghiêm ngặt thông qua kiểm toán bàn và kiểm toán lĩnh vực.
- Kiểm toán bàn: Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản nhất của CRA. Phương pháp này yêu cầu NNT đến cơ quan có thẩm quyền cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu để hỗ trợ đối chiếu với tờ khai thuế.
- Kiểm toán lĩnh vực: CRA cử cán bộ thuế đến làm việc trực tiếp với NNT để kiểm tra hồ sơ. Quy trình kiểm tra kiểm toán lĩnh vực được diễn ra cụ thể như sau: Cán bộ thuế của CRA thông báo cho NNT biết trước mục đích kiểm tra để họ chủ động sắp xếp thời gian làm việc với cán bộ thuế. Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với NNT, cán bộ thuế của CRA phải trình thẻ nhận dạng cá nhân để tránh hiện tượng giả danh cán bộ thuế. Đối với phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào mức độ vi phạm của người nộp thuế để cân nhắc có nên kiểm toán mở rộng hay thu hẹp. CRA có thể kiểm tra mở rộng sổ sách của NNT thông qua hóa đơn bán hàng, hồ sơ vận chuyển và tiếp nhận, chứng từ mua hàng, tài khoản chi phí, hàng tồn kho, đầu tư, thỏa thuận, hợp đồng, sổ hẹn…
Ở Canada, mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế mất thời gian khoảng 1 - 2 tuần, thậm chí có thể kéo dài hàng tháng tùy thuộc vào tính chất của vụ việc. Nguyên nhân của tình trạng này là do NNT không cung cấp đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra. Để xử lý vấn đề này, CRA đã đưa ra các biện pháp sau:
Một là, CRA ban hành văn bản đề nghị NNT hoặc đại diện của NNT cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, từ đó, đẩy nhanh nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
Hai là, CRA yêu cầu NNT chấp hành theo Luật Thuế TNCN, Luật thuế TNDN…
Ba là, sau khi nhận được thông tin của NNT, CRA sẽ xác minh và đánh giá lại thông tin xem có chính xác hay không. NNT phải đưa ra các bằng chứng để chứng minh với CRA đó là thông tin “chuẩn” và NNT cũng có quyền bác bỏ những thông tin thanh tra, kiểm tra của CRA nếu đó là thông tin sai.
2.3.2. Bài học rút ra đối với tỉnh Vĩnh Long
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của các nước có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam, để xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian tới.
Thứ nhất, cơ quan thuế cần nghiên cứu xem xét và đánh giá lại về sự tuân thủ pháp luật của NNT, sự thay đổi bất thường trong việc kê khai thuế theo năm, giai đoạn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Thứ hai, để tránh hiện tượng gian lận và trốn thuế của NNT, cơ quan thuế cần phân loại đối tượng nộp thuế theo các tiêu chí: quy mô sản xuất, doanh thu và số thuế phát sinh hàng năm.
Thứ ba, cán bộ thuế và cơ quan thuế cần thường xuyên theo dõi và tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực có dấu hiệu trốn thuế, chuyển giá như: bất động sản, chứng khoán, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ…
Thứ tư, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi thường xuyên về sự thay đổi giữa tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm đột ngột so với các năm trước, kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế…)
Thứ năm, cần tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế cũng như nghĩa vụ tuân thủ quy trình nộp thuế của NNT, để sớm khắc phục các tình trạng như: không đăng ký mã số thuế, chậm nộp tờ khai, không khai thuế, chậm nộp thuế...
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trong tạp chí nghiên cứu kế toán, số 3/11/2012 có bài nghiên cứu “The Effect of Tax Audit on Tax Compliance in Nigeria (A study of Bauchi State Board of Internal Revenue)”. Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế nhằm nâng cao hiệu quả và tính tuân thủ thuế ở Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 76% người được hỏi đồng ý với việc kiểm tra thuế là con đường giúp cơ quan thuế đạt được mục tiêu quản lý thuế. 81% số người
được hỏi đồng ý rằng việc kiểm tra, thanh tra thuế góp phần làm giảm các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra việc kiểm tra thuế sẽ góp phần giúp các đối tượng nộp tờ khai thuế chính xác hơn, và hiệu quả xử phạt là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên cũng là nhân tố quyết định hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra cơ sở vật chất và trang thiết bị cung cấp cho các nhân viên kiểm tra thuế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ cũng như hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Như vậy qua nghiên cứu trên có thể thấy được vai trò của kiểm tra, thanh tra thuế trong việc chống gian lận và thất thu thuế.
Ưu điểm của nghiên cứu này là đã chỉ ra được các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế là: Tính nghiêm minh của pháp luật, Cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy tổ chức quản lý, tính tự nguyện của các đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên điểm hạn chế là nghiên cứu chỉ ở mức định tính, chưa đi sâu phân tích định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
ThS. Hồ Hoàng Trường với nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai”. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại tỉnh Đồng Nai như sau:
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại tỉnh Đồng Nai
Số liệu nghiên cứu cho mô hình được thu thập từ việc khảo sát 150 cán bộ nhân viên đang làm việc tại Cục thuế Đồng Nai và một số Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh. Bằng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính..tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là:
- Mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp tác động tích cực đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại tỉnh Đồng Nai.
- Yếu tố doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về thuế nếu được cán bộ thuế hướng dẫn kịp thời. Ban lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến công tác thu thuê… thì sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế.
Có thể thấy ưu điểm của nghiên cứu trên là đã đi sâu phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Tuy nhiên số lượng các yếu tố trong mô hình còn ít, chưa xem xét đến các yếu tố có tác động khác như chính sách pháp luật thuế. Mặt khác yếu tố cơ quan thuế trên thực tế bao gồm nhiều nội hàm độc lập khác như chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, … Do vậy hiệu quả đo lường của mô hình đối với công tác kiểm tra, thanh