Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trang 50)

Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp toàn bộ giấy tờ có liên quan tới tình hình hoạt động kinh doanh và tài sản thuê; có quyền mua hoặc nhập khẩu tài sản theo yêu cầu của ben thuê; có quyền sở hữu tài sản thuê, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản thuê; có quyền được bên thuê bồi thường thiệt hại tài sản do lỗi của bên thuê, và chuyển

các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thuê tài chính(36).

Nghĩa vụ của bên cho thuê(37) là mua hàng hóa theo yêu cầu của bên thuê. Nghĩa

vụ này có liên quan tới việc cấp tín dụng, ký hợp đồng mua hàng hóa với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất, và thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng. Bên cho thuê cần phải hoàn tất các nghĩa vụ trên để tạo điều kiện cho nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất giao hàng cho bên thuê theo thỏa thuận ữong hợp đồng. Khác với pháp luật ở một số nước, pháp luật Việt Nam qui định: bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thỏa thuận với bên cung ứng. Như vậy, vai trò của bên cho thuê chỉ dừng lại ở việc tài trợ, đầu tư vốn cho việc mua sắm tài sản thuê, và không chịu trách nhiệm đối với việc vận chuyển hàng hóa cũng như giao hàng.

Bên cho thuê còn có nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản thuê, tuy nhiên lại không có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm. Nghĩa vụ đó thuộc về bên thuê. Pháp luật không qui định bên nào là người được bảo hiểm nhưng căn cứ vào thực tiễn của ngành công nghiệp cho thuê tài chính ữên thế giới, thì bên thuê là bên được bảo hiểm.

2.4.1.2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê.

Bên thuê có quyền lựa chọn, thỏa thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại giá cả, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê;

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

Trang 46

chức và hoạt động của công ty cho chức và hoạt động của công ty choSVTH: Trần Hoàng Trung

(38) Điều 25 nghị đinh số 16/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 02/5/2001 về tổ thuê tài chính. <39) Điều 26 nghị đinh số 16/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 02/5/2001 về tổ thuê tài chính.

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

trực tiêp nhận tài sản thuê từ nhà cung ứng; quyêt định mua tài sản hoặc thuê trực tiêp tài sản khi mãn hạn hợp đồng; và có quyền đuợc bồi thuờng thiệt hại nếu bên cho thuê vi phạm hợp đồng(38).

Nghĩa vụ cơ bản của bên thuê là thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng và thanh toán các khoản tiền khác có liên quan đến thuế, lệ phí, bảo hiểm và phí nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu). Bên thuê còn có nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, không đuợc sử dụng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ khác. Bên thuê còn phải chịu mọi rủi ro về mất mát, hu hỏng đối với tài sản thuê và mọi hậu quả do tài sản này gây ra (trong quá trình sử dụng) cho bên thứ ba. Bên thuê cũng có trách nhiệm cung cấp các tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, về các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khi bên cho thuê yêu cầu; chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thỏa thuận với nhà cung ứng. Phải thực hiện đầy

đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng(39).

2.4.2. Nguyên tắc chung đối với bên thuê và bên cho thuê.

Bên thuê và bên cho thuê không đuợc đơn phuơng huỷ bỏ hợp đồng cho thuê tài chính (trừ những trường hợp được nêu trong Điều 27 của Nghị định này).

1. Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một trong các trường hợp sau:

a) Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính; b) Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính;

c) Bên thuê bị phá sản, giải thể;

d) Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của Bên thuê.

Trong trường họp họp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước thời hạn theo một trong các trường họp trên thì bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê còn lại cho bên cho thuê. Neu bên thuê không thanh toán được tiền thuê, bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê và bên thuê phải bồi thường thiệt hại vật chất cho bên cho thuê. Sau khi thu hồi tài sản cho thuê bên cho thuê có quyền chuyển nhượng hoặc cho bên khác thuê tài sản. Quyền sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh chức và hoạt động của công ty cho

chức và hoạt động của công ty choSVTH: Trần Hoàng Trung

(40) Xem khoản 2, khoản 3 Điều 16 nghị đinh số 16/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

2. Bên thuê có thê châm dứt hợp đông trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê; b) Bên cho thuê vi phạm hợp đồng.

Trong trường hợp này thì bên cho thuê phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. 3. Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa. Trong trường hợp này, bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo hiểm tài sản khi bên thuê đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên cho thuê đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán

4. Họp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn cho thuê trong trường hợp bên cho thuê chấp thuận để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê trước thời hạn ghi tại hợp đồng cho thuê tài chính.

2.4.3. Các hình thức cho thuê tài chính(40)

Các giao dịch cho thuê tài chính có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc áp dụng những hình thức nào là do do pháp luật của từng nước qui định. Thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính ở một số nước trên thế giới cho thấy các hình thức cho thuê tài chính thường được sử dụng gồm có: bán và cho thuê lại, cho thuê bắc cầu và cho thuê hợp vốn.

Ở Việt Nam, công ty cho thuê tài chính được cho thuê theo ba hình thức:

- Các công ty cho thuê tài chính được phép cho thuê tài chính theo hình thức tài trợ vốn để mua máy móc, thiết bị, hoặc phương tiện vận chuyển hoặc các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê; bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã cam kết trong hợp đồng. Hình thức này thường được gọi là cho thuê tài chính thông thường.

- Công ty cho thuê tài chính được phép mua tài sản và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính thông thường. Theo hình thức này, các công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho chính bên thuê thuê lại tài sản đó dưới hình thức cho thuê tài chính thông thường để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của mình.

động của công ty cho thuê tài chính.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Trần Hoàng Trung

(41) Khoản 2 Điều 31 nghị định số 16/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

pháp định vê vôn tự có của công ty cho thuê tài chính; và khi khách hàng có nhu câu thuê từ nhiều nguồn.

2.4.4 Các qui định đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.

Tuơng tự nhu các tổ chức tín dụng khác, công ty cho thuê tài chính phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn mà luật các tổ chức tín dụng ( Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng) áp đặt đối với tất cả các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh đặc thù của các công ty này mà các công ty còn phải tuân thủ những pháp định đặc biệt áp dụng riêng với hoạt động cho thuê tài chính thể hiện ở các mặt sau:

- Các công ty cho thuê tài chính phải tuân thủ giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng. Trừ những truờng họp pháp luật qui định, các công ty này không đuợc phép có tổng du nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng vuợt quá 30% trên vốn tự có của mình. Tuy nhiên, để tránh những bế tắc trong trường hợp một khách hàng có nhu cầu thuê vượt quá giới hạn này, pháp luật cho phép các công ty cho thuê tài chính được cho thuê hợp vốn (tức là hai hay nhiều công ty có thể cùng cho thuê đối với một khách hàng)(41).

- Luật pháp cấm các công ty cho thuê tài chính cho thuê đối với người nội bộ công ty như: thành viên của hội đồng quản trị, của ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và thân nhân của những người nói hên. Công ty cho thuê tài chính cũng không được tham gia vào những giao dịch cho thuê tài chính mà bên thuê là người thẩm định, xét duyệt cho thuê tài chính. Pháp luật còn cấm các công ty cho thuê tài chính tham gia vào các giao dịch cho thuê tài chính mà người bảo lãnh là các đối tượng nói trên.

- Không được cho thuê tài chính với các điều kiện ưu đãi khi bên thuê là những đối tượng đặc biệt như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại công ty mình, kể toán trường, thanh tra viên, các cổ đông lớn của công ty cho thuê tài chính và các doanh nghiệp có cổ đông lớn đồng thời là thành viên của hội đồng quản trị, của ban kiểm soát, là tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc, và những người thân của những người này. Tổng dư nợ đối với các đối tượng này cũng không được vượt quá tỷ lệ nhất định về vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.

Tóm lại, hoạt động cấp tín dụng là 1 hoạt động đặc biệt nhất của ngân hàng cho phép phân biệt với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Lãi của công ty chủ yếu dựa vào việc cấp tín dụng và cũng dựa vào hình thức này để đánh giả khả năng hoạt động lớn mạnh của công ty. Vai trò này chỉ được thực hiện tốt nếu tuân thủ đúng theo pháp luật,

ty cho thuê tài chính.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Trần Hoàng Trung

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

nêu không sẽ gặp rât nhiêu rủi ro khác. Thực tiên cho thây, qua một giai đoạn phát triên, hệ thống ngân hàng nói chung và pháp luật tín dụng nói riêng đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém và bất cập đe dọa đến sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng và cả nền kinh tế. Chính những bất cập này đang ảnh hưởng tiêu cực và gây trở ngại không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Đe hệ thống ngân hàng phục vụ hiệu quả hơn quá trình trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước và đẩy mạnh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, yêu cầu hoàn thiện pháp luật tín dụng là đòi hỏi khách quan, bức thiết trước yêu cầu ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước. Trong chương tiếp theo sẽ đề cập đến những hạn chế đó và có những đề xuất nhằm giúp cho pháp luật được hoàn thiện hơn.

SVTH: Trần Hoàng Trung GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

CHƯƠNG 3.

THựC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH

HƯỚNG HOÀN THIỆN.

Mặc dù trong nhiều năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới nhờ có những qui chế, qui định mới của pháp luật bổ sung dần theo các năm làm cho cục diện ngân hàng ngày càng thay đổi. Tuy nhiên ữong quá trình áp dụng cũng khó tránh khỏi đuợc những bất cập trong cuộc sống hằng ngày có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật trở nên không chặt chẽ. Do vậy mà chuơng này sẽ đề cập đến một số thực trạng đó và sẽ đua ra hướng hoàn thiện những bất cập trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.1. Những hạn chế trong hoạt động cho vay của ngân hàng và một số giải pháp

3.1.1. về điều kiện vay vốn.

Hai vuớng mắc nhiều nhất về điều kiện vay vốn hiện nay chính là tài sản bảo đảm phương án vay trả nợ và báo cáo tài chính.

Thứ nhất, về tài sản bảo đảm: theo qui định pháp luật hiện hành, các TCTD có

quyền tự quyết định cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vay vốn không có bảo đảm hoặc có tài sản hình thành từ vốn vay nhưng trên thực tế, vướng mắc về tài sản bảo đảm là rào cản chủ yếu hạn chế quyền tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Cụ thể các vướng mắc về tài sản bảo đảm bao gồm:

- Các DNNW không có đủ tài sản bảo đảm. Các DNNW đều cho rằng việc ngân hàng yêu cầu họ phải có tài sản bảo đảm khi vay vốn là yêu cầu quá khó. Hầu hết các DNNW thường mới thành lập, qui mô doanh nghiệp nhỏ, tài sản của doanh nghiệp có đủ điều kiện để làm tài sản bảo đảm không nhiều và có giá trị thấp. Trong khi đó, theo qui định của pháp luật, các ngân hàng vẫn có thể cho DNNVV vay vốn tín chấp hoặc không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Trên thực tể, hầu hết các DNNVV đều chưa có uy tín tài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp yếu kém, thông tin về DNNYV khó thu thập, không minh bạch và chưa đủ tin cậy nên việc yêu cầu các biện pháp bảo đảm bằng tài sản để giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể phát sinh cho các tổ chức tín dụng cũng là rất cần thiết. Đe khắc phục hạn chế này, rõ ràng cần sự phối hợp từ hai phía: DNNYV và tổ chức tín dụng. Theo đó, sự công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp cần phải được chú trọng, các DNNVV cần quan tâm hơn đến việc tuân thủ pháp luật liên quan đến chế độ kể toán, chứng từ, công khai, minh bạch các thông tin hoạt động của mình. Bên cạnh đó, một thiết chế công khai về thông tin tín dụng sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các tổ chức tín dụng tiếp

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

»

cận thông tin, đánh giá mức độ rủi ro của các doanh nghiệp và từ đó có đây đủ thông tin hon cho hoạt động cấp tín dụng.

Do vậy, cần phát huy vai trò của Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp có liên quan trong việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền và đào tạo pháp luật cho các doanh nghiệp, trong đó có

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w