Phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trang 31)

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn phương án cho vay theo một trong các phương thức cho vay sau:

1- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện

thủ tục vay vốn cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay) và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu, khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như: thanh toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Đây là cách thức mà nhiều khách hàng vay vốn sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Các khoản vay nhằm các mục đích cụ thể: tài trợ cho việc mua hàng dự trữ, trả lương đối với các doanh nghiệp, mua giống, phân bón đối với nông dân..., hoặc tài trợ cho nhu cầu về vốn lưu động nói chung.

Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn.

2- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất - kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất quần áo ấm thường bán chạy hàng vào mùa đông, trong khi cần nhiều vốn vào mùa hè và mùa thu để mua vải và thuê thêm nhân công nhằm tăng sản lượng cho kịp thời vụ. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp sử dụng một hạn mức tín dụng từ 6 đến 9 tháng, cho phép doanh nghiệp được rút tiền vay khi cần trong suốt giai đoạn này. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kể thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.

3- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát hiển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

4- Cho vay hợp von: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay họp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

5- Cho vay trả góp:Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

6- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

7- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

8- Cho vay theo hạn mức thau chỉ: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

(22) Điều 18 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Cho vay theo hạn mức thấu chi là một hình thức cho vay ứng trước đặc biệt (tiền vay được rút trực tiếp từ tài khoản tiền gửi), nhằm tăng thêm ngân quỹ cho khách hàng (có thể sử dụng cho cả doanh nghiệp và cá nhân). Nó khác với cho vay theo hạn mức tín dụng, vì các khoản tiền khách hàng rút ữên tài khoản cũng có tính chất như các khoản chi tiêu của khách hàng, chỉ khi nào trên tài khoản khách hàng xuất hiện dư nợ, khoản tiền đó mới là tiền vay. Lãi tiền vay phải trả được tính theo số dư nợ thực tế trên tài khoản và khách hàng có thể hoàn trả số tiền vay vào bất kỳ lúc nào đơn giản là bằng việc gửi tiền vào tài khoản. Những đặc điểm này tạo cho việc giám sát và quản lý các khoản thấu chi khó hơn và cho vay theo hạn mức thấu chi có độ rủi ro cao hơn so với các loại cho vay thông thường.

9- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cẩm, phù hợp với quy

định

tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.

2.1.6. Những qui định giới hạn trong việc cho vay.

2.1.6.1. Giới hạn cho vay(22)

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay họp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.

- Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.1.6.2. Hạn chế cho vay.

(23) Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng.

{2A> Khoản 1 Diều 3

Quy chế chiết

khấu, tái chiết

khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/1072004.

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

1. TÔ chức kiêm toán, Kiêm toán viên có trách nhiệm kiêm toán tại tô chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;

2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

2.1.6.3. Những trường hợp không cho vay.

Ngoài những giới hạn và hạn chế tín dụng như vừa trình bày, ngân hàng còn không được cho vay trong những trường hợp sau:

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau(23):

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), - Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng;

- Người thẩm định, xét duyệt cho vay;

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con cua thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, - Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc).

Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.

2.2. Quỉ định pháp luật về chiết khấu các giấy tờ có giá của Ngân hàng.

Chiết khấu giấy tờ có giá, theo nguyên nghĩa được hiểu là việc một ngân hàng (có thể là ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng thương mại) thỏa thuận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước kỳ hạn thanh toán, với điều khoản khấu trừ một phần giá trị của chứng từ được chiết khấu. Vì thế khi đề cập đến khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá, cần lưu ý rằng có hai loại hình hoạt động chiết khấu do hai loại chủ thể khác nhau thực hiện với mục đích khác nhau, đó là hoạt động chiết khẩu của ngân hàng trung ương đối với ngân hàng thương mại và hoạt động chiết khẩu của tổ chức tín dụng ngân hàng (chủ yểu là ngân hàng thương mại) đối với tổ chức, cá nhân. Trong mục này, chúng ta chỉ đề cập đến hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng (chẳng hạn ngân hàng thương mại) thực hiện trên thị trường - với tính cách là một hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Trong pháp luật thực định, chiết khấu giấy tờ có giá được định nghĩa là “việc tổ

chức tín dụng mua giấy tờ có giá trước hạn thanh toán của khách hàng”(24). Định nghĩa

này thiên về phương diện pháp lý nhiều hơn là kinh tế, theo đó chiết khấu được quan

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Hoàng Trung

<25) Khoản 3 Điều 3 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban

hành kèm theo Quyết

định số

1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004.

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

dụng (bên mua) với khách hàng (bên bán) mà đôi tượng mua bán chính là các giây tờ có giá bao gồm: tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, bộ chứng từ hàng xuất, các trái phiếu, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền.

Việc chiết khấu được thực hiện khi các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán, nhưng người bán lại cần tiền để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của mình. Họ có thể đề nghị tổ chức tín dụng chiết khấu, có nghĩa là ứng trước một món tiền tương đương với số tiền trong chứng từ trừ đi lãi suất chiết khấu và các chi phí khác. Việc ứng trước tiền như vậy được coi như là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng.

Nét đặc trưng của chiết khấu là tổ chức tín dụng khấu trừ ngay lãi suất chiết khấu và chỉ cấp cho khách hàng phần tiền còn lại. Lãi suất chiết khấu và các khoản hoa hồng khác liên quan chính là phần lãi của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, chiết khấu có thể được hiểu là việc mua phiếu nhận nợ trước khi đến hạn thanh toán theo giá được xác định bằng giá ghi trong phiếu trừ đi một số phần trăm nhất định, số phần trăm này phụ thuộc vào thời hạn còn lại đến khi phải thanh toán.

Cần nhận thấy rằng, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá và nghiệp vụ cấp tín dụng dưới hình thức cho vay cầm cố chứng từ là hai nghiệp vụ tín dụng khác nhau. Neu nghiệp vụ chiết khấu chứng từ tạo cho tổ chức tín dụng quyền sở hữu đối với chứng từ đem chiết khấu và có thể đòi tiền của người mắc nợ theo chứng từ khi đến hạn thì trong nghiệp vụ cầm cố chứng từ, tổ chức tín dụng chỉ đóng vai trò là người quản lý tài sản cầm cố để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay, chứ không có quyền sở hữu đối với chứng từ và do đó cũng không thể đương nhiên có quyền dùng chứng từ cầm cố để đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ.

Ngoài ra, ữong nghiệp vụ chiết khấu, do chứng từ đã được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng nên các tổ chức này có toàn quyền định đoạt đối với chứng từ, ví dụ đem tái chiết khấu tại Ngân hàng nhà nước hay tổ chức tín dụng khác. Còn trong nghiệp vụ cầm cố, nếu người đi vay hoàn trả nợ đúng theo thời hạn đã thỏa thuận thì tổ chức tín

dụng phải hoàn trả các chứng từ đem bảo đảm cho người sở hữu. (Tái chiết khẩu(25)là

việc mua lại thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khẩu trước khi đến hạn thanh toán).

2.2.1. Chủ thể tham gia giao dịch chiết khẩu giấy tờ có giá.

1/. Bên được chiết khẩu - khách hàng.

Theo qui định của pháp luật hiện hành, bên được chiết khấu - khách hàng ữong trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Trần Hoàng Trung

<26) Khoản 2 Điều 2 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban

hành kèm theo Quỵết

định số

1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004.

<27) Điều 6 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004.

Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

ngoài đang sở hữu các giây có giá chưa đên hạn thanh toán1 \ Đê tham gia vào giao dịch

chiết khấu giấy tờ có giá, khách hàng phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: a. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

b. Giấy tờ có giá xin chiết khấu phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật(27). Các tiêu chuẩn này bao gồm:

- Giấy tờ có giá phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng ở thời điểm xin

chiết khấu;

- Giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán;

- Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật);

- Được thanh toán theo qui định của tổ chức phát hành. Điều kiện này có thể xác định được thông qua sự chấp nhận bằng chữ ký của người mắc nợ theo chứng từ, trước khi chứng từ được đem chiết khấu ở tổ chức tín dụng.

Ngoài việc thỏa mãn các điều kiện nêu trên, pháp luật còn qui định hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn cho hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó bảo đảm sự an toàn cho cả hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế.

2/. Bên nhận chiết khấu.

Bên nhận chiết khấu trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá là tổ chức tín dụng. Theo thông lệ, chủ thể này muốn tham gia giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá với tư cách là bên nhận chiết khấu, cần thỏa mãn các điều kiện sau đây.

- Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp;

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w