Hiện nay, số lượng các công ty quảng cáo tương đối nhiều, đặc biệt là các công ty quảng cáo trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các công ty này đều thiếu thốn thiết bị kĩ thuật hiện đại, hoạt động quản lý và kinh doanh còn nhiều bất cập. Do không đủ các trang thiết bị hiện đại nên một số các quảng cáo trên truyền hình của các công ty này không truyền tải hết nội dung, thông điệp mà người quảng cáo yêu cầu.
Vì vậy, để đảm báo sự ổn định và phát triển bền vững trong quá trình hoạt động, các công ty, đặc biệt là các công ty trong nước cần tăng cường đầu tư đổi
mới và cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng các chương trình, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cùng với đầu tư cho các thiết bị kĩ thuật, các công ty quảng cáo trên truyền hình cần đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên viên làm công tác quảng cáo. Nói chung, yếu tố con người vô cùng quan ừọng đối với quảng cáo trên truyền hình. Một công ty dù trang bị kĩ thuật hiện đại đến đâu nhưng thiếu đi nhân viên quảng cáo có chuyên môn cao, có đầu óc sáng tạo phong phú thì cũng không thu hút được các doanh nghiệp tiến hành thuê quảng cáo.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần có sự liên kết, họp tác lẫn nhau, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh, gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của các công ty quảng cáo. Ngoài ra, các công ty quảng cáo trên truyền hình cần tham gia, gia nhập vào các hiệp hội quảng cáo trong nước và quốc tế như Hiệp Hội Quảng cáo Việt Nam hay hiệp hội quảng cáo Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi trở thành thành viên của hiệp hội, quyền lợi của các doanh nghiệp quảng cáo sẽ được đảm bảo một cách bình đẳng.
3.2.3 Đối vổi các đài truyền hình
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 67 kênh truyền hình trung ương và địa phương thực hiện hoạt động cho thuê phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Do đó, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Muốn phát triển lâu dài, bền vững, các đài truyền hình cần tiến hành các biện pháp đầu tư, nâng cấp trang thiết bị kĩ thuật cũng như nội dung, chất lượng các chương trình truyền hình nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng khán giả theo dõi các chương trình trên đài của mình.
Bên cạnh đó, các đài truyền hình cần tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ chuyên viên kĩ thuật. Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho các đài truyền hình có thể triệt để tận dụng các trang thiết bị hiện có, cũng như khai thác tối đa các trang thiết bị hiện đại nhằm có được các chương trình có chất lượng tốt nhất phục vụ người tiêu dùng.
Một trách nhiệm không thể phủ nhận là vai trò của các đài truyền hình đối với các kiểu kinh doanh hàng hoá kém chất lượng trên truyền hình. Các đài truyền hình có trách nhiệm chấn chỉnh và nếu tình trạng không được cải thiện thì có thể thanh lý chấm dứt họp đồng nếu phát hiện các đối tượng thuê quảng cáo trên truyền hình có hành vi kinh doanh không chân chính. Với các đài truyền hình, khi nhận thấy các đơn vị thuê thời lượng phát sóng có hành vi kinh doanh quảng cáo sai sự thật, không phù họp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam thì các đài truyền hình cần cắt thời lượng phát sóng cũng như thông báo xin lối đến người tiêu dùng biết không nên vi lợi nhuận mà tiếp tay cho các doanh nghiệp, gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.
Các đoạn phim quảng cáo trước khi phát sóng, đều được nhà đài duyệt. Theo đó, các sản phẩm chỉ được quảng cáo khi có đủ giấy phép kinh doanh, hình ảnh không được phản cảm, lời nói không mang tính kích động hay nói xấu sản phẩm cùng loại, không được đề cao sản phẩm mình là số một... Các chưomg trình quảng cáo phải thông qua cơ quan duyệt quảng cáo rồi mới được phát trên truyền hình. Đối với các một số sản phẩm khác còn càn có ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan rồi mới được phép quảng cáo. Quảng cáo đang là một lĩnh vực cực kì sôi động và thu được rất nhiều lợi nhuận. Có một xu hướng chạy theo lợi nhuận, coi lợi nhuận là tất cả trong hoạt động quảng cáo. Đây chính là nguyên nhân gây ra những hệ lụy không hay từ hoạt động này: phát sóng quảng cáo quá nhiều; xây dựng nhiều chương trình có tính chất quảng cáo, PR; dễ dãi trong khâu duyệt quảng cáo...Có lúc người xem cảm thấy như đài truyền hình đang chạy theo lợi nhuận mà quên đi những nhiệm vụ trọng yếu của mình. Vì vậy, cần đề cao vai trò, trách nhiệm, nâng cao trình độ cho các cán bộ của cơ quan này. Đôi lúc, người tiêu dùng có cảm giác hĩnh như bộ phận duyệt quảng cáo đã có phàn dễ dãi, để “lọt lưới” không ít chương trình không phù họp, gây phản cảm và những tác động tiêu cực đối với người xem. Vì vậy, cần quy định rõ những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân để “lọt lưới” chương trình quảng cáo tiêu cực
Cho đến nay, dù đăng thông tin sai sự thật, mất mĩ quan rất nhiều sản phẩm quảng cáo trên truyền hình nhưng nhiều cơ quan truyền thông vẫn im lặng, lợi nhuận thì họ nhận nhưng thiệt hại vẫn thuộc về người tiêu dùng. Do đó, việc các đài truyền hình để các sản phẩm quảng cáo sai sự thật trên truyền hình, gây thiệt hại đến người tiêu dùng thì các đài truyền hình cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
3.2.4 Đối vói ngưòi tiêu dùng
Hiện nay, một số người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa nhận thức đứng về hoạt động
quảng cáo ừên truyền hình. Đôi khi một số người xem truyền hình bực bội khi các chương trình quảng cáo chen ngang các chương trình yêu thích của họ. Các chương trình quảng cáo trên truyền hình mang đến người xem nhiều thông tin. Bởi những thông
tin nêu ương chương trình quảng cáo trcn truyền hình là những thông tin mà người sản
xuất và cung ứng mong muốn gửi đến các khách hàng của mình, lôi cuốn khách hàng
mua sản phẩm, dịch vụ của họ. về phía người tiêu dùng, họ có thể lựa chọn được những
hàng hoá dịch vụ vừa cỏ chất lượng tốt vừa phù hợp thông qua các thông tin trực
tiếp từ
phía nhà sản xuất và cung ứng. Tuy nhiên, ngoài các quảng cáo trung thực thì hiện nay
trên truyền hình có một số quảng cáo gian dối, sai sự thật. Các quảng cáo này lợi
Người tiêu dùng cần phải thật cẩn thận khi chọn lựa sản phẩm, dịch vụ cho mìnhi đừng vì sự “phô trương” của các mẫu quảng cáo mà lựa chọn gây tổn hại cho bản thân.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình dịch vụ ra đời như một đòi hỏi tất yếu và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở nước ta ngày càng phát triển, đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Đó là tín hiệu đáng mừng, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thưcmg mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động quảng cáo trên truyền hình hiện nay còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như các trường hợp vi phạm vẫn còn rất nhiều và chưa được xử lý triệt để. Các qui định của pháp luật nhiều qui định vẫn chưa được rõ ràng, các hành vi vi phạm thực tế vẫn xảy ra rất nhiều nhưng xử phạt chỉ có vài trường họp. Do đó, cần phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước cấn có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và xử lý nghiêm minh các trường họp vi phạm.
Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình đã thoát khỏi thời kì tự phát và đã có những bước tiến mạnh mẽ. Quảng cáo trên truyền hình hiện nay đang ở giai đoạn phát triển mang tính ổn định, chuyên nghiệp và chất lượng cao hơn, ổn định hơn. Đời sống xã hội ở Việt Nam đang được cải thiện đáng kể, Nhà nước có nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là điều liện thuận lợi góp phần tạo đà phát triển cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam trong những năm tới đây.
Hy vọng rằng với sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động quảng cáo trên truyền hình nước ta sẽ ngày càng phát triển, không chỉ là một loại hình mang tính chất dịch vụ mà còn tạo nên một nết văn hoá trong quảng cáo, để người tiêu dùng thật sự tin tưởng vào quảng cáo ừên truyền hình và quảng cáo trên truyền hình trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2005 2. Luật thương mại 2005 3. Luật cạnh tranh 2005 4. Luật xuất bản 2004
5. Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội số 39/2001/ P1 - UBTVQH10 ngày 16/11/2001 về quảng cáo
6. Nghị định 24/2003/NĐ - CP ngày 13/4/2003 qui định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo
7. Thông tư 43/2003/NĐ - CP hướng dẫn thi hành thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ - CP ngày 13/4/2003 qui định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo
8. Thông tư 43/2003/TT - BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ - CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo
9. TTLT 10/2006 Thông tư liên tịch bộ y tế, bộ thương mại, bộ văn hóa - thông tin, ủy ban dân số - gia đình và trẻ em số 10/2006/TTLT/BYT-BTM- BVHTT- UBDSGĐTE ngày 25 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thi hành nghị định số 21/2006/NĐ - CP ngày 27/02/2006 của chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho ừẻ nhỏ
10. Nghị Định 37/2006/NĐ-CP ngày 04 thánG 4 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
11. Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin
12. Nghị định của số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
13. Nghị định 75/2010/NĐ - CP ngày 12/7/2010 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá.
* Danh mục sách, giáo trình
1. Đào Hữu Dũng, Quảng cảo truyền hình trong nền kinh tế thị trường,Nxb Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2004
2. Đại học luật Hà Nội, Giảo trình Luật Thương Mại tập II,Nxb công an nhân dân (2006)
3. Dương Kim Thế Nguyên, Giảo trình luật thương mại 1, Đại Học cần Thơ (2006)