Chủ thể của họp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo qui định của pháp luật. Hai bên tham gia ký kết đều phải là đại diện họp pháp.
về hình thức của họp đồng qui định tại Điều 110 luật Thưorng Mại 2005:
“Họp đồng dịch vụ quảng cáo thưorng mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tưomg đưorng”.
Họp đồng được xem là hình thành khi các bên đạt được sự thoả thuận về những điều khoản chủ yếu sau của họp đồng được qui định tại Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo:
- Tên, địa chỉ các bên ký kết hợp đồng.
- Hình thức, nội dung, phưomg tiện, sản phẩm quảng cáo. - Thời gian, địa điểm, phạm vi quảng cáo.
- Phí dịch vụ, các chi phí khác có liên quan và phưorng thức thanh toán. - Quyền và nghĩa vụ các bên.
30 Điều 525 Bộ luật dân sự 2005
- Trách nhiệm do vi phạm họp đồng.
- Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Ngoài những nội dung chủ yếu theo qui định của pháp luật, các bên có thể thoả thuận ghi vào họp đồng các điều khoản mà các bên cho là cần thiết và không trái pháp luật để đảm bảo tính chặt chẽ của họp đồng và thuận lợi cho quá trình thực hiện.
Họp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình chỉ có hiệu lực khi nội dung các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không có sự lừa dối hay nhầm lẫn ý chí của các bên tham gia ký kết. Nếu vi phạm một trong các điều kiện đó thì họp đồng sẽ vô hiệu. Ngoài ra, nội dung thoả thuận của các bên cũng phải phù họp với văn hoá, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của người Việt Nam. Họp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình có hiệu lực có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Bên thuê quảng cáo trên truyền hình có thể đom phưcmg đình chỉ thực hiện họp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình nếu thấy việc tiếp tục họp đồng đó không còn lợi ích cho mình nhưng phải thông báo cho tổ chức làm dịch vụ quảng cáo trên truyền hình biết trước một thời gian họp lý và phải trả tiền công theo khối lượng dịch vụ mà tổ chức quảng cáo quảng cáo trên truyền hình đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Trường họp bên thuê quảng cáo trên truyền hình không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận ghi trong họp đồng thì bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình có quyền đom phưomg chấm dứt họp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại30
2.2.3Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên truyền hình
2.2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức truyền thông được bên thuê quảng cáo trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo để thực hiện. Để điều chỉnh vấn đề quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo trên truyền hình, Điều 111 luật Thưomg mại 2005 qui định quyền của bên thuê quảng cáo như sau: “Lựa chọn người phát hành quảng cáo thưcmg mại, hình thức, nội dung, phưcmg tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thưcmg mại; kiểm tra, giám sát việc thực hiện họp đồng quảng cáo thưcmg mại”.
Quảng cáo là quyền tự do của doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên truyền hình. Người thuê quảng cáo trên truyền hình đóng vai trò người tìm kiếm
đối tác thích hợp để giao kết hợp đồng nên người thuê quảng cáo trên truyền hình có quyền tự do lựa chọn người phát hành quảng cáo - đài truyền hình, hình thức, nội dung,.. .miễn sao phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Tuy nhiên, lựa chọn của người thuê quảng cáo trên truyền hình phải tuân theo qui định của pháp luật về nội dung, phạm vi, thời gian.. .Trong thời gian thực hiện quảng cáo người thuê quảng cáo trên truyền hình có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động quảng cáo nhằm đảm bảo quyền lợi của chính minh. Việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hợp đồng được tiến hành nhanh chóng, mang lại hiệu quả.
Bên cạnh quyền, bên thuê quảng cáo trên truyền hình còn phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ qui định tại Điều 112 luật Dân sự 2005: Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thưomg mại thông tin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thưomg mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này; Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thưomg mại và các chi phí hợp lý khác.
Để đảm bảo tính trung thực và khách quan thì bên thuê quảng cáo trên truyền hình phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về sản phẩm quảng cáo của mình cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo. Cả bên thuê quảng cáo trên truyền hình và bên cung ứng các dịch vụ quảng cáo trên truyền hình đều muốn quảng cáo đạt hiệu quả cao, không ai muốn mạo hiểm với túi tiền của mình. Vì vậy, để đảm bảo công việc được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, bên thuê quảng cáo trên truyền hình cần cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ các thông tin chính xác và chịu trách nhiệm với các thông tin này. Bên thuê quảng cáo trên truyền hình phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật về quảng cáo trừ trường hợp có thoã thuận khác và phải phù hợp với pháp luật và truyền thống văn hoá của người Việt Nam.
2.2.3.2Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình
Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình thực hiện hoạt động quảng cáo trên truyền hình với mục đích thu lợi trực tiếp từ ngành nghề của mình. Để duy trì hoạt động làm ăn lâu dài thì các nhà tổ chức quảng cáo không chỉ cần một nguồn nhân lực năng động sáng tạo, kỹ thuật cao mà còn phải biết tuân theo pháp luật. Đối với quảng cáo thưomg mại nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng, những nguyên tắc pháp lý rõ ràng luôn hiện hữu và hiểu biết về chúng là vô cùng hữu ích.
Luật Thưomg mại 2005 qui định về quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình như sau:
Quyển: Yêu cầu bên thuê quảng cáo trên truyền hình cung cấp thông tin
31 Điều 113, Điều 114 luật Thương
mại 2005 quảng cáo trung thực, chính xác và đúng thoả thuận trong hợp đồng; Nhận thù
lao dịch vụ quảng cáo trên truyền hình và các chi phí hợp lý khác;
Nghĩa vụ: Thực hiện sự chọn lựa của bên thuê quảng cáo trên truyền hình về
người phát hành quảng cáo trên truyền hình, hình thức, nội dung phạm vi và thời gian quảng cáo thưomg mại; Tổ chức quảng cáo trên truyền hình trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thưomg mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo ừên truyền hình đã cung cấp; Thực hiện các nghĩa vụ khác đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình31
Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trên. Do đặc thù của quảng cáo trên quảng cáo truyền hình là có tầm ảnh hưởng rộng, lượng khán giả đông nên các mẫu quảng cáo phải đạt chất lượng, việc một quảng cáo có chất lượng kém, không gây ấn tượng không chỉ ảnh hưởng đến người thuê quảng cáo mà còn ảnh hưởng đến uy tín của người tạo ra mẫu quảng cáo đó. Vì vậy, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình có quyền yêu cầu bên thuê quảng cáo cung cấp các thông tin chính xác, trung thực.
Tại Điều 6 pháp lệnh quảng cáo 2001 qui định: Thông tin về hoạt động quảng cáo hàng hóa, thông tin, dịch vụ phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Một quảng cáo trên truyền hình chất lượng, ấn tượng không chỉ đem lại lợi ích cho bên thuê quảng cáo: tăng sản lượng bán, nâng tầm thưomg hiệu.. .mà còn giúp nâng cao uy tín, thưong hiệu cho bên cung ứng dịch vụ trên truyền hình. Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình có quyền yêu cầu bên thuê quảng cáo trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ. Bên cạnh đó, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình phải thực hiện đúng các điều khoản qui định trong hợp đồng.
2.2.3.3 Quyền và nghĩa vụ của đài truyền hình
Đối với quảng cáo trên truyền hình, đài truyền hình có vai trò như cầu nối trung gian để đưa sản phẩm quảng cáo thưomg mại đến với người tiêu dùng. Cả người quảng cáo và đài truyền hình đều muốn sản phẩm quảng cáo sẽ được đông đảo người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng. Do đó, giữa người quảng cáo và đài truyền hình cần phải có sự hợp tác chặt chẽ. Đối với hoạt động quảng cáo trên truyền hình, đài truyền hình vừa là bên phát hành quảng cáo vừa là bên cho thuê phương tiện quảng cáo trên truyền hình.
* Trong vai trò người phát hành quảng cáo trên truyền hình, đài truyền hình
32 Điều 25 Pháp lệnh quảng cáo 2001
có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyển: Người phát hành quảng cáo có quyền quảng cáo trên phưomg tiện của
mình và thu phí phát hành quảng cáo theo qui định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
Thực hiện họp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; bồi thường thiệt hại do mình gây ra; thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật32. Theo Điều 116 Luật thưomg mại 2005 qui định về nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo: “Tuân thủ các qui định về sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại; thực hiện họp đồng phát hành quảng cáo đã giao kết với bên thuê phát hành quảng cáo; thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật”
* Quyền và nghĩa vụ của đài truyền hình khi cho thuê phương tiện quảng cáo Các đài truyền hình thông qua truyền hình sẽ đưa thông điệp quảng cáo đến với người tiêu dùng. Khi cho thuê phương tiện quảng cáo, đài truyền hình có các quyền và nghĩa vụ sau:
Theo điều 26 Pháp lệnh quảng cáo 2001 qui định:
* Quyển của người cho thuê phương tiện quảng cáo trên truyền hình
- Lựa chọn người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình.
- Thu phí từ việc cho thuê phương tiện quảng cáo theo thoã thuận trong họp đồng
- Các quyền khác trong việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo qui định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của người cho thuê phương tiện để quảng cáo truyền hình
- Thực hiện đúng các nghĩa vụ ừong họp đồng cho thuê phương tiện quảng cáo trên truyền hình đã ký kết
- Bồi thường thiệt hại do minh gây ra
- Thực hiện các nghĩa vụ khác ừong việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo qui định của pháp luật.
Trong mối quan hệ giữa đài truyền hình và người quảng cáo, đài truyền hình có quyền lựa chọn có hay không ký họp đồng phát hành quảng cáo trên phương tiện của mình và yêu cầu người thuê quảng cáo trả các chi phí hợp lý để thực hiện phát sóng quảng cáo, thu phí từ việc cho thuê phương tiện quảng cáo. Song
song với quyền thu phí thi đài truyền hình phải có những nghĩa vụ nhất định. Như các họp đồng thông thường, đài truyền hình phải thực hiện đúng theo các thoả thuận trong họp đồng đã kí với bên thuê quảng cáo như thời lượng phát sóng, lịch phát sóng, thời điểm phát sóng...các phim quảng cáo. Nếu đài truyền hình vi phạm các nghĩa vụ trong họp đồng thì phải bồi thường.
2.3Sự quản lý của các Ctf quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình
Theo Điều 29 Pháp lệnh quảng cáo 2001 qui định thẩm quyền quản lý của các cơ quan nhà nước:
1. Chinh phủ thống nhất quản lý nhà nước về quảng cáo.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước
Chinh phủ thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo.
3. Bộ Thưong mại, các bộ, co quan ngang bộ, co quan thuộc Chỉnh phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối họp với Bộ văn hoá - Thông
tin thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo.
4. uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo tại địa phưong theo phân cấp của Chỉnh phủ.
Trước đây, Bộ Vãn hoá - Thông tin được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quảng cáo. Khi đó, quản lý toàn bộ hoạt động quảng cáo từ báo chí phát thanh truyền hình cho đến quảng cáo ngoài trời. Nhưng sau này, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập, Cục quản lý Báo chí, Xuất bản chuyển sang Bộ này, mang theo cả chức năng quản lý về quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình
2.3.1 Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
Căn cứ theo Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông:
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép quảng cáo trên báo chí ( bao gồm báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử), trên mạng thông tin máy tính và trên xuất bản phẩm;
- Hướng dẫn việc thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin báo chí
và trên xuất bản phẩm;
Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên báo chí, ừên mạng thông tin máy tính và trên xuất bản phẩm ( khoản 7 Điều 2 Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông).
Theo điều 12 Nghị định qui định về phát thanh và truyền hình Bộ Thông tin Và Truyền thông có trách nhiệm:
a)Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia về phát thanh và truyền hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b)Ban hành theo thẩm quyền các quy định về thực hiện quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, kỹ thuật; quản lý giá, cước các dịch vụ liên quan;
c) Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đinh chỉ và thu hồi các loại giấy phép về phát thanh và truyền hình
2.3.2 Bộ Công Thương
Căn cứ theo Nghị định số 189/2007/ NĐ-CP ngày 27/12/2007 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương:
Bộ Công Thương có chức năng hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước, thương hiệu theo qui định của pháp luật (điểm b khoản 21 Điều 2 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương).
Giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công thương có sự chồng chéo về chức năng. Bộ Công thương có chức năng quản hướng dẫn, kiểm tra nội dung và điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại nói chung, tức là Bộ Công thương quản lý luôn lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình. Mặc dù qui định Bộ Thông tin và truyền thông quản lý quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng. Sự chồng chéo chức năng này dấn đến việc không phân định được Bộ nào có thẩm quyền đối với quảng cáo trên truyền hình khi có việc