Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên truyền hình thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 43)

Căn cứ theo Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch:

Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch có chức năng:

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, giấy phép đặt chi nhánh của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài;

Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên các phương tiện (trừ báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạng khác theo qui định của pháp luật;

- Chủ trì, phối họp với Bộ Thông Tin Và Truyền Thông ban hành thông tư liên tịch qui định về thủ tục cấp phép quảng cáo, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm (Khoản 2 Điều 2 theo Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch).

2.3.4 Bộ và Ctf quan ngang bộ

- Bộ Y tế trong phạm vi quyền hạng của mình có trách nhiệm phối họp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mĩ phẩm, văcxin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm; công bố danh mục thuốc đã loại khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng: thuốc đã đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành, xây dựng và trình Chính phủ danh mục thuốc cấm quảng cáo.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi quyền hạng của mình phối họp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về quảng cáo sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây ừồng, giống vật nuôi.

- Bộ Khoa học và Công nghệ trong phạm vi quyền hạng của mình phối họp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhả nước về hoạt động quảng cáo liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi quyền nhiệm vụ quyền hạng của mình có trách nhiệm thẩm định đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo.

- Các Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm

33 Điều 27 Nghị định 75/2010/NĐ CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

vụ quyền hạng của mình có trách nhiệm phối họp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo.

2.4 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình

Theo Điều 33 Pháp lệnh quảng cáo 2001:

Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.

Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạng vi phạm các qui định về việc cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, cản trở hoạt động quảng cáo đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân: sách nhiễu hoặc có hành vi khác vi phạm của pháp lệnh quảng cáo và các qui định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. Việc xử phạt phải tuân theo các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình được qui định tại Nghị định 75/2010/ NĐ - CP ngày 12/7/2010 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá. So với Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin thì nghị định 75/2010/ NĐ - CP qui định chi tiết hom, mức phạt đối với các hành vi vi phạm cao hom thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên truyền hình nói riêng và quảng cáo thưcmg mại nói chung.

Nghị định 75/2010/NĐ - CP qui định cụ thể các mức phạt như sau:

* Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động quảng cáo33

- Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Quảng cáo trong lĩnh vực y tế trái với quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ;

+ Quảng cáo trong lĩnh vực nông nghiệp trái với quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ;

+ Chuyển nhượng giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện quảng cáo;

- Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thay đổi về tên gọi, quốc tịch, họ tên người đại diện, số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh, nội dung hoạt động, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện, chi nhánh mà không thông báo cho cơ quan cấp phép biết.

+ Quảng cáo cho hoạt động mà theo quy định phải có giấy phép nhưng chưa được cấp giấy phép đã quảng cáo.

- Phạt tiền từ 10.000.000 - 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng biểu trưng, nhãn hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;

- Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo ở Việt Nam mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép;

+ Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm đ khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này.

Các đoạn phim quảng cáo trước khi phát sóng, đều được đài truyền hình duyệt. Theo đó, các sản phẩm chỉ được quảng cáo khi có đủ giấy phép kinh doanh, hình ảnh không được phản cảm, lời nói không mang tính kích động hay nói xấu sản phẩm cùng loại, không được đề cao sản phẩm mình là số một... Khi doanh nghiệp quảng cáo trên truyền hình nói riêng và quảng cáo thương mại nói chung cần phải có giấy phép hoạt động quảng cáo quảng cáo. Giấy phép hoạt động quảng cáo gắn liền với tu cách quảng cáo của doanh nghiệp, tức là doanh

34 Điều 28 Nghị định 75/2010/NĐ CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

nghiệp chỉ được phép quảng cáo sản phẩm khi được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo khoản 4 Điều 17 nghị định 24/2003/NĐ - CP: chỉ được quảng cáo thuốc và nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm phải thông báo đầy đủ nội dung sản phẩm quảng cáo với Bộ y tế hoặc Sở Y tế nếu được Bộ Y tế uỷ quyền. Chỉ được quảng cáo thuốc theo danh mục thuốc được quảng cáo do Bộ Y tế ban hành. Hiện nay, các sản phẩm y tế như thuốc, đặc biệt là các loại mĩ phẩm như kem dưỡng ừắng da, dầu gội.. .được quảng cáo rất nhiều trên truyền hình bằng những đoạn phim quảng cáo đẹp mắt, hình ảnh sống động. Việc quảng cáo các loại sản phẩm này phải tuân theo qui định của pháp luật. Do đặc thù các sản phẩm y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, việc quản lý về quảng cáo các sản phẩm y tế được nhà nước đặc biệt quan tâm, việc qui định xử phạt đối với hoạt động quảng cáo các sản phẩm y tế là hết sức cần thiết. Theo đó, việc quảng cáo các sản phẩm liên quan đến y tế phải được Bộ y tế cho phép, việc quảng cáo khi không có sự chấp thuận của Bộ y tế được xem là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt. Khi doanh nghiệp quảng cáo các loại sản phẩm y tế phải thông báo cho Bộ y tế, khi sản phẩm quảng cáo không thuộc danh mục thuốc bị cấm và được Bộ y tế cho phép thì mới được quảng cáo.

Giấy phép hoạt động quảng cáo thế hiện tư cách quảng cáo của doanh nghiệp. Vì thế cả doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia hoạt động quảng cáo phải tuân thủ các qui định về giấy phép như cấp, thu hồi.. Các hành vi như quảng cáo không có giấy phép, chuyển nhượng, cho thuê mướn giấy phép quảng cáo, sửa đổi nội dung giấy pháp mà không thông báo... được xem là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt.

* Vi phạm các quy định về hình thức quảng cáo34

-Phạt tiền từ 1.500.000 - 3.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức.

- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Quảng cáo sản phẩm hàng hoá do tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động ở Việt Nam sản xuất mà không ký kết hợp đồng quảng cáo với tổ chức, cá nhân Việt Nam làm dịch vụ quảng cáo;

+ Trên một sản phẩm quảng cáo có cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài mà tiếng nước ngoài viết trước tiếng Việt, tiếng dân tộc

35 Điều 29 Nghị định 75/2010/NĐ CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

thiểu số ở Việt Nam hoặc khổ chữ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam lớn hom khổ chữ tiếng Việt;

+ Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người khác;

+ Dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được phép của tổ chức, cá nhân đó;

+ Quảng cáo biểu trưng, nhãn hiệu chung cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mà trong đó có loại hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo nhưng không ghi rõ loại hàng hoá, dịch vụ cần quảng cáo mà pháp luật không cấm quảng cáo;

Quảng cáo là sự tự do của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền quảng cáo trong khuôn khổ của pháp luật. Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp có quyền cỏ hoặc không tiến hành quảng cáo. Khi doanh nghiệp quảng cáo trên truyền hình cần tuân thủ các qui định về hình thức quảng cáo.

Các hành vi quảng cáo như ép buộc quảng cáo; không tuân thủ theo khổ chữ Tiếng Việt; nói xấu, so sánh, gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của người khác...tạo nên sự lộn xộn trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình. Các hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp bị vi phạm mà còn thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc qui định xử phạt đối với các hành vi này nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.

* Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo35

- Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Dùng hình ảnh đồng tiền Việt Nam để quảng cáo;

+ Quảng cáo không dùng tiếng nói, chữ viết Việt Nam trừ trường họp quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Quảng cáo.

- Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã duyệt trong giấy phép;

+ Quảng cáo hàng hoá chưa được phép kinh doanh, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo;

+ Sử dụng biểu trưng, nhãn hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;

+ Quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên;

+ Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị.

- Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký;

+ Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

+ Quảng cáo cỏ nội dung so sánh làm giảm uy tín, chất lượng hàng hoá của tố chức, cá nhân khác;

+ Sản xuất loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;

+ Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.

- Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhả nước, phưcmg hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội.

+ Sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca để quảng cáo;

Pháp luật qui định những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thưomg mại nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Việc qui định xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo là hết sức cần thiết.

Nhà nước đã có những chính sách mở cửa, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng tự do cũng phải trong khuôn khố pháp luật qui định, tuyệt đối không làm phưcmg hại đến Nhà nước. Dù thưomg nhân cỏ sử dụng loại sản phẩm, phương tiện nào thì phải đảm bảo qui dịnh của Nhà nước, luôn đặt mục tiêu chủ quyền, độc lập và an ninh quốc gia lên hàng đàu. Hoạt động quảng cáo còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thị hiếu thẩm mĩ dân tộc. Do đó, khi quảng cáo doanh nghiệp phải tuân thủ triệt để những qui định của pháp luật để bảo vệ, giữ gìn các giá trị bản sắc dân tộc. Bên

cạnh đảm bảo lợi ích của nhà nước, bản sắc văn hóa dân tộc, khi quảng cáo trên truyền hình, doanh nghiệp cần đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân khác không vì lợi ích cá nhân mà có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến môi trường quảng cáo.

CHƯƠNG3

THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐÈ XUẤT

3.1 Thực trạng quảng cáo trên truyền hình Việt Nam hiện nay

Ngày nay, khi truyền hình đã được phổ cập, chiếc ti-vi đã có trong mọi gia

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên truyền hình thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 43)