Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên truyền hình thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55)

3.2.1 Đối vói Nhà nước

Trước tình hình các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đang chiếm 80% thị trường như hiện nay thì Bộ Công thưomg đã nhận định: “Đã đến lúc phải nhìn nhận lại toàn bộ thị trường quảng cáo thương mại từ đó thiết lập ra một tầm nhìn và định hướng phát triển”.

Ngành quảng cáo trên truyền hình còn nhiều cơ hội phát triển, theo đánh giá chung của ngành quảng cáo, cứ chi tiêu cho quảng cáo của các nước phát triển là khoản 3% trên GDP và những nước đang phát triển là từ 1% đến 2% của GDP (ví dụ như Trung Quốc, hiện tại GDP của họ là khoản 2000 tỷ USD thì doanh thu ngành quảng cáo hơn 21 tỷ (hơn 1%)). Trở lại thực tế Việt Nam, doanh thu ngành quảng cáo Việt Nam chỉ gần bằng 0,6% của GDP (300 triệu USD năm 2006 so với gần 60 tỷ của GDP). Như vậy với tốc độ phát triển không ngừng của kinh tế, ngành quảng cáo trên truyền hình Việt Nam sẽ còn đóng góp rất nhiều cho thu nhập quốc dân và xã hội. Tuy nhiên, để ngành này còn hướng xa và phát triển thật sự, chúng ta nên có những chiến lược toàn diện:

Thứ nhất’, Mặc dù là một hình thức quảng cáo còn khá non trẻ, vừa được hoạt

động mạnh mẽ khi chính thức chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và từ khi có pháp lệnh quảng cáo ra đời 2001 đã cơ bản có được hành lang pháp lý định hướng cho quảng cáo trên truyền hình phát triển. Tuy nhiên chúng ta cần có luật quảng cáo để chi phối toàn ngành, và luật quảng cáo liên quan luật báo chí, luật xuất bản, thương mại, doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, công ước quốc tế, cam kết khác của nhà nước .. .nên việc xây dựng cũng cần phải cân nhắc đến mối liên hệ này đế vận hành luật trên thực tế phù họp. Luật Quảng cáo vẫn còn ở giai đoạn dự thảo, việc Luật Quảng cáo có hiệu lực sẽ tạo nên bước chuyển biến lớn đối với hoạt động quảng cáo nói chung.

Bên cạnh đó, cần cụ thể các qui định:

+ Theo Điều 23 Nghị định 37/2006 qui định về việc bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo, theo đó quảng cáo không được thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hom những trẻ em không sử dụng hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo. Tuy nhiên, lại không qui định rõ thế nào là thuyết phục trẻ em? Bởi vi mặc dù là không dùng những lời nói trực tiếp nhưng lại ngầm thuyết phục trẻ em, đó là thủ thuật quảng cáo hay vi phạm pháp luật?.

+ Đối với quảng cáo so sánh, luật cấm hình thức so sánh trực tiếp nhưng lại không qui định thế nào là so sánh trực tiếp. Việc phân định giữa so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp là việc rất khó khăn. Hom nữa, quảng cáo so sánh sẽ tạo nên sự xung đột và tranh chấp giữa các đối thủ cạnh tranh, thị trường sẽ trở nên lộn xộn.

Hiện tại ở Việt Nam, các quy định về quảng cáo vẫn dựa trên pháp lệnh quảng cáo 2001, nhưng thực tế những quy định riêng của chính quyền từng địa phương vẫn quan trọng và chi phối, vẫn không rỏ ràng cái gì cấm và không cấm, có sự không thống nhất với nhau đã làm hạn chế sự đầu tư nước ngoài vào ngành quảng cáo cũng như sự phát triển chung của ngành.

Thứ hai', Xây dựng giải pháp đào tạo thông qua một chuyên ngành chính

thống ở một trường đại học, hay có thể thành lập trường chuyên ngành riêng như ở Mỹ, Anh, Hong Kong, Nhật, Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan hay Singapore. Theo dự thảo kế hoạch phát triển ngành quảng cáo Việt Nam đến 2020 của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam, thì 1 trong 4 chương trình chính là xây dựng mô hình đào tạo nguồn nhân lực thích họp với điều kiện Việt Nam. Thật vậy, quảng cáo trên truyền hình đòi hỏi đào tạo rất đặc thù, và dựa vào kinh nghiệm các nước chứng ta có thể xây dựng một chương trình đào tạo, và điều quan trọng là quảng cáo có tính “địa phương” rất cao và kinh nghiệm các nước cho người địa phương mới trở thành chuyên gia quảng cáo thật sự của địa phương đó. Vì vậy, đào tạo người Việt Nam trở thành chuyên gia quảng cáo là điều không sớm thì muộn cũng trở thành tất yếu. Theo lộ trình của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam, đến 2020 sẽ có trường chuyên ngành, nhưng sự vận hành và cách thức tổ chức vẫn chưa có đề án, nên chăng có một cuộc thảo luận đóng góp mô hình trường từ các chuyên gia, có như vậy người sử dụng lao động sau đào tạo sẽ hiệu quả hơn.

Thứ ba\ Thúc đẩy hơn nữa vai trò của hiệp hội quảng cáo cấp quốc gia (Hiệp

Hội Quảng Cáo việt Nam) và các hiệp hội quảng cáo địa phương nơi có nền kinh tế diễn ra sôi động. Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam phải hội nhập với khu vực Châu Á và Thế giới, thông qua các tổ chức này, sự chuyển giao kinh nghiệm, cách thức quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ .. .sẽ làm cho quảng cáo Việt Nam

nhanh chóng phát triển về chất. Ví dụ ngành quảng cáo Thái Lan hàng năm họ tổ chức Adfest (festival quảng cáo) vào trung tuần tháng 3, khi đó họ quy tụ tất cả các tác phẩm quảng cáo hay của khu vực châu Á về dự thi và triễn lãm, có hàng ngìn chuyên gia tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm thành công. Sự kiện như vậy rất cần có ở Việt Nam, và chỉ có Hiệp Hội Quảng Cáo mới có thể tổ chức được vì họ có đủ chức năng tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước và doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, theo ông Đỗ Kim Dũng ,Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo quảng cáo VN, trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ ngày 12/10/2008 thì để đưa hoạt động quảng cáo vào đúng “quỹ đạo”, cần phải xây dựng các Hiệp hội người tiêu dùng như ở Singapore. Hiệp hội này đã có quy định rất rõ về các quy tắc quảng cáo trên cơ sở lợi ích người tiêu dùng và tiêu chuẩn của đạo đức, văn hóa của quốc gia. Neu một hoạt động quảng cáo nào không phù họp, có ý kiến từ khách hàng, Hiệp hội sẽ xem xét và buộc phải ngừng ngay quảng cáo đó, rồi công bố doanh nghiệp vi phạm một cách rộng rãi. Đây là một ý kiến rất đáng lưu ý, bởi vì Hiệp hội người tiêu dùng không chỉ bảo vệ người tiêu dùng trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo, mà còn có tác động mạnh mẽ đối với tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thực sự hành động vì lợi ích người tiêu dùng, vì đất nước.

Một trách nhiệm khác mà Hiệp hội cần làm là huy động các nguồn lực xã hội xây dựng chương trình học bổng ở nước ngoài cho các tài năng trẻ, họ sẽ là nguồn lực hạt nhân cho quá trình phát triển quảng cáo tại Việt Nam. Kinh nghiệm Thái Lan và Hàn Quốc cho thấy, hàng năm họ cử sang Mỹ và EU hàng trăm học viên thông qua học bổng, để đào tạo các ngành thiết kế sáng tạo, quảng cáo, và truyền thông. Cách làm này đã đưa Thái Lan sau 20 năm có thể xây dựng được một đội ngũ nhân lực ngành quảng cáo có đẳng cấp quốc tế, tương tự Hàn Quốc cũng vươn lên trở thành một quốc gia có trình độ thiết kế mỹ thuật công nghiệp, sáng tạo, và quảng cáo sánh ngang Nhật Bản.

3.2.2 Đối vói công ty quảng cáo

Hiện nay, số lượng các công ty quảng cáo tương đối nhiều, đặc biệt là các công ty quảng cáo trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các công ty này đều thiếu thốn thiết bị kĩ thuật hiện đại, hoạt động quản lý và kinh doanh còn nhiều bất cập. Do không đủ các trang thiết bị hiện đại nên một số các quảng cáo trên truyền hình của các công ty này không truyền tải hết nội dung, thông điệp mà người quảng cáo yêu cầu.

Vì vậy, để đảm báo sự ổn định và phát triển bền vững trong quá trình hoạt động, các công ty, đặc biệt là các công ty trong nước cần tăng cường đầu tư đổi

mới và cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng các chương trình, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cùng với đầu tư cho các thiết bị kĩ thuật, các công ty quảng cáo trên truyền hình cần đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên viên làm công tác quảng cáo. Nói chung, yếu tố con người vô cùng quan ừọng đối với quảng cáo trên truyền hình. Một công ty dù trang bị kĩ thuật hiện đại đến đâu nhưng thiếu đi nhân viên quảng cáo có chuyên môn cao, có đầu óc sáng tạo phong phú thì cũng không thu hút được các doanh nghiệp tiến hành thuê quảng cáo.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần có sự liên kết, họp tác lẫn nhau, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh, gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của các công ty quảng cáo. Ngoài ra, các công ty quảng cáo trên truyền hình cần tham gia, gia nhập vào các hiệp hội quảng cáo trong nước và quốc tế như Hiệp Hội Quảng cáo Việt Nam hay hiệp hội quảng cáo Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi trở thành thành viên của hiệp hội, quyền lợi của các doanh nghiệp quảng cáo sẽ được đảm bảo một cách bình đẳng.

3.2.3 Đối vổi các đài truyền hình

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 67 kênh truyền hình trung ương và địa phương thực hiện hoạt động cho thuê phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Do đó, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Muốn phát triển lâu dài, bền vững, các đài truyền hình cần tiến hành các biện pháp đầu tư, nâng cấp trang thiết bị kĩ thuật cũng như nội dung, chất lượng các chương trình truyền hình nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng khán giả theo dõi các chương trình trên đài của mình.

Bên cạnh đó, các đài truyền hình cần tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ chuyên viên kĩ thuật. Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho các đài truyền hình có thể triệt để tận dụng các trang thiết bị hiện có, cũng như khai thác tối đa các trang thiết bị hiện đại nhằm có được các chương trình có chất lượng tốt nhất phục vụ người tiêu dùng.

Một trách nhiệm không thể phủ nhận là vai trò của các đài truyền hình đối với các kiểu kinh doanh hàng hoá kém chất lượng trên truyền hình. Các đài truyền hình có trách nhiệm chấn chỉnh và nếu tình trạng không được cải thiện thì có thể thanh lý chấm dứt họp đồng nếu phát hiện các đối tượng thuê quảng cáo trên truyền hình có hành vi kinh doanh không chân chính. Với các đài truyền hình, khi nhận thấy các đơn vị thuê thời lượng phát sóng có hành vi kinh doanh quảng cáo sai sự thật, không phù họp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam thì các đài truyền hình cần cắt thời lượng phát sóng cũng như thông báo xin lối đến người tiêu dùng biết không nên vi lợi nhuận mà tiếp tay cho các doanh nghiệp, gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

Các đoạn phim quảng cáo trước khi phát sóng, đều được nhà đài duyệt. Theo đó, các sản phẩm chỉ được quảng cáo khi có đủ giấy phép kinh doanh, hình ảnh không được phản cảm, lời nói không mang tính kích động hay nói xấu sản phẩm cùng loại, không được đề cao sản phẩm mình là số một... Các chưomg trình quảng cáo phải thông qua cơ quan duyệt quảng cáo rồi mới được phát trên truyền hình. Đối với các một số sản phẩm khác còn càn có ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan rồi mới được phép quảng cáo. Quảng cáo đang là một lĩnh vực cực kì sôi động và thu được rất nhiều lợi nhuận. Có một xu hướng chạy theo lợi nhuận, coi lợi nhuận là tất cả trong hoạt động quảng cáo. Đây chính là nguyên nhân gây ra những hệ lụy không hay từ hoạt động này: phát sóng quảng cáo quá nhiều; xây dựng nhiều chương trình có tính chất quảng cáo, PR; dễ dãi trong khâu duyệt quảng cáo...Có lúc người xem cảm thấy như đài truyền hình đang chạy theo lợi nhuận mà quên đi những nhiệm vụ trọng yếu của mình. Vì vậy, cần đề cao vai trò, trách nhiệm, nâng cao trình độ cho các cán bộ của cơ quan này. Đôi lúc, người tiêu dùng có cảm giác hĩnh như bộ phận duyệt quảng cáo đã có phàn dễ dãi, để “lọt lưới” không ít chương trình không phù họp, gây phản cảm và những tác động tiêu cực đối với người xem. Vì vậy, cần quy định rõ những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân để “lọt lưới” chương trình quảng cáo tiêu cực

Cho đến nay, dù đăng thông tin sai sự thật, mất mĩ quan rất nhiều sản phẩm quảng cáo trên truyền hình nhưng nhiều cơ quan truyền thông vẫn im lặng, lợi nhuận thì họ nhận nhưng thiệt hại vẫn thuộc về người tiêu dùng. Do đó, việc các đài truyền hình để các sản phẩm quảng cáo sai sự thật trên truyền hình, gây thiệt hại đến người tiêu dùng thì các đài truyền hình cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

3.2.4 Đối vói ngưòi tiêu dùng

Hiện nay, một số người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa nhận thức đứng về hoạt động

quảng cáo ừên truyền hình. Đôi khi một số người xem truyền hình bực bội khi các chương trình quảng cáo chen ngang các chương trình yêu thích của họ. Các chương trình quảng cáo trên truyền hình mang đến người xem nhiều thông tin. Bởi những thông

tin nêu ương chương trình quảng cáo trcn truyền hình là những thông tin mà người sản

xuất và cung ứng mong muốn gửi đến các khách hàng của mình, lôi cuốn khách hàng

mua sản phẩm, dịch vụ của họ. về phía người tiêu dùng, họ có thể lựa chọn được những

hàng hoá dịch vụ vừa cỏ chất lượng tốt vừa phù hợp thông qua các thông tin trực

tiếp từ

phía nhà sản xuất và cung ứng. Tuy nhiên, ngoài các quảng cáo trung thực thì hiện nay

trên truyền hình có một số quảng cáo gian dối, sai sự thật. Các quảng cáo này lợi

Người tiêu dùng cần phải thật cẩn thận khi chọn lựa sản phẩm, dịch vụ cho mìnhi đừng vì sự “phô trương” của các mẫu quảng cáo mà lựa chọn gây tổn hại cho bản thân.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình dịch vụ ra đời như một đòi hỏi tất yếu và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở nước ta ngày càng phát triển, đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Đó là tín hiệu đáng mừng, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thưcmg mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động quảng cáo trên truyền hình hiện nay còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như các trường hợp vi phạm vẫn còn rất nhiều và chưa được xử lý triệt để. Các qui định của pháp luật nhiều qui định vẫn chưa được rõ ràng, các hành vi vi phạm thực tế vẫn xảy ra rất nhiều nhưng xử phạt chỉ có vài trường họp. Do đó, cần phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước cấn có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và xử lý nghiêm minh các trường họp vi phạm.

Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình đã thoát khỏi thời kì tự phát và đã có những bước tiến mạnh mẽ. Quảng cáo trên truyền hình hiện nay đang ở giai đoạn phát triển mang tính ổn định, chuyên nghiệp và chất lượng cao hơn, ổn định hơn. Đời sống xã hội ở Việt Nam đang được cải thiện đáng kể, Nhà nước có nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp trong và

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên truyền hình thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55)