Qui trình cho một bài thí nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 11, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh (Trang 52 - 54)

7. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

1.7.4 Qui trình cho một bài thí nghiệm

+ Chuẩn bị thí nghiệm: GV phải có kết hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công. Có thể giao cho HS chuẩn bị nhƣng phải kiểm tra.

- Bƣớc 1: GV nêu mục tiêu thí nghiệm (hoặc hƣớng dẫn HS phát biểu mục tiêu

thực hành), phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì? Phổ biến nội qui an toàn phòng thí nghiệm: Ngay khi bắt đầu một bài thực hành, GV cần phải hƣớng dẫn cho HS về qui tắc an toàn phòng thí nghiệm. Điều này là hết sức cần thiết và phải làm ngay mỗi lần HS vào phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó cũng cần phổ biến cách cấp cứu trong những trƣờng hợp cần thiết nhƣ bỏng hóa chất, băng bó khi bị thƣơng…

- Bƣớc 2: GV hƣớng dẫn HS cách tiến hành thí nghệm, phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ làm thí nghiệm nhƣ thế nào? Bằng cách nào?

GV giới thiệu qui trình thí nghiệm: HS có thể tự đọc qui trình thí nghiệm nếu có sẵn trong SGK hoặc GV giới thiệu cho từng HS. Sau đó HS tự kiểm tra các loại hóa chất thiết bị, mẫu vật xem có đáp ứng đƣợc với yêu cầu bài thực hành hay không.

Tiến hành thí nghiệm: HS tự tiến hành thí nghiệm theo qui trình đã cho để thu thập số liệu.

- Bƣớc 3: Mô tả kết quả thí nghiệm. HS viết ra (hoặc nói ra) các kết quả quan sát thấy trong quá trình làm thí nghiệm.

Xử lí số liệu thực nghiệm: HS ghi lại hiện tƣợng, số liệu thí nghiệm (nếu có) và viết báo cáo thí nghiệm nộp cho GV. Cuối buổi GV có thể đƣa ra các tình huống khác với thí nghiệm để HS suy ngẫm và tìm cách lý giải.

Giải thích các hiện tƣợng quan sát đƣợc: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để có thể tổ chức HS học theo phƣơng pháp tích cực. GV có thể dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp HS tự giải thích các kết quả.

+ Rút ra kết luận cần thiết: GV yêu cầu HS căn cứ vào mục tiêu ban đầu trƣớc khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm.

Chú ý: Các thí nghiệm hóa học có thể là thí nghiệm định tính hay định lƣợng. Các thí nghiệm định tính thì không nên quá tiết kiệm nguyên liệu, sẽ khó quan sát kết quả. Các thí nghiệm định lƣợng thì cần chính xác hàm lƣợng các chất làm thí nghiệm mới có kết quả.

Tóm tắt qui trình một bài thực hành

 Bƣớc 1: Xác định mục tiêu. Yêu cầu của bƣớc này là HS phải nhận thức đƣợc và phát biểu rõ mục tiêu (trả lời câu hỏi: để làm gì?)

 Bƣớc 2: Kiểm tra kiến thức cơ sở và kiểm tra sự chuẩn bị thực hành (trả lời câu hỏi: có làm đƣợc không?)

 Bƣớc 3: Xác định nội dung thực hành (trả lời câu hỏi: làm nhƣ thế nào?)

 Bƣớc 4: Tiến hành các hoạt động thực hành (trả lời câu hỏi: quan sát thấy gì? Thu đƣợc kết quả ra sao?

 Bƣớc 5: Giải thích và trình bày kết quả, rút ra kết luận (trả lời câu hỏi: tại sao? Mục tiêu đã hoàn thành hay chƣa?

CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 11, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)