7. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1.3.6.2 Đổi mới PPDHHH
Quy luật vận động và phát triển của dạy học hóa học là phải tìm ra nhiều biện pháp làm cho HS đƣợc chủ động, tích cực, sáng tạo trong dạy học hóa học, trong đó có yêu cầu tăng cƣờng sử dụng thí nghiệm hóa học và các phƣơng tiên trực quan, phƣơng tiện kỹ thuật dạy học.
- Định hƣớng đổi mới PPDHHH hiện nay là:[15]
+ Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều.
+ Chuyển từ quan điểm PPDH “Lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm “Lấy HS làm trung tâm”.
+ Dạy cách học, bồi dƣỡng năng lực tự học, tự đánh giá.
+ Học không chỉ nắm kiến thức mà cần biết cả phƣơng pháp để khám phá kiến thức. + Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dƣỡng thái độ làm trung tâm.
+ Sử dụng phƣơng pháp tích cực.
+Sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuât hiện đại.
- Chuyển đổi mô hình dạy học[15]
Tầm nhìn Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển theo định hƣớng “Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Con ngƣời tự chủ, năng động, sáng tạo; con ngƣời có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội, là mục tiêu động lực của sự phát triển xã hội Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu này, giáo dục Việt Nam đang chuyển dịch mối quan hệ tác động chủ yếu và phổ biến một chiều từ GV đến HS trong mối quan hệ tƣơng tác hai chiều GV-HS, HS-HS. Khi đó GV chỉ đóng vai trò chủ đạo nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tự học của HS.
Điểm khác nhau giữa PPDH cổ truyền và PPDH tích cực:
Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa PPDH cổ truyền và PPDH tích cực
Dạy học cổ truyền (GV làm trung tâm)
Dạy học tích cực (HS làm trung tâm)
Quan điểm
- Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tƣ tƣởng, tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện…tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất.
Bản chất
-Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của GV.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy HS tìm ra chân lí.
Mục tiêu
- Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, HS đối phó với thi cử.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác…), dạy phƣơng pháp và kĩ thuật khoa học, dạy cách học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiên tại.
Cách tiếp cận
Tiếp cận cơ bản lên nội dung. Tiếp cận cơ bản lên các vấn đề.
Vai trò của GV và HS
GV chủ động điều khiển, HS tiếp thu. Mối quan hệ chủ yếu:
GV → HS
GV chủ đạo; HS chủ động, tích cực, sáng tạo. Mối quan hệ:
GV HS, HS GV
Nội dung
SGK + GV Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
GV, các tài liệu khoa học phù hợp, bảo tang, thực tế,… gắn với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
cầu của HS, tình huống thực tế, bối cảnh và môi trƣờng địa phƣơng, những vấn đề HS quan tâm. Phƣơng pháp Các PPDH truyền thống (trong đó, chủ yếu GV độc thoại, phát vấn, áp đặt kiến thức sẵn có, độc quyền đánh giá, cho điểm cố định; HS nghe, ghi, học thuộc và trả bài,…
Các PPDH hiện đại trong đó, GV hƣớng dẫn; HS học cách tự học, cách giải quyết vấn đề, cách sống và trƣởng thành nhƣ tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học tƣơng tác. HS tự đánh giá, tự điều chỉnh làm cơ sở cho GV cho điểm di động.
Phƣơng tiện dạy
học
Chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Sử dụng các thí nghiệm, các thiết bị hiện đại và đặc biệt là ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Hình thức tổ chức
Cố định, giới hạn trong bốn bức tƣờng của lớp học, GV đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: học ở lớp, phòng thí nghiệm, ở hiện trƣờng, trong thực tế,…; học cá nhân, đôi bạn, nhóm và cả lớp đối diện với GV.
Kết quả
Chủ yếu bồi dƣơng cho HS trí nhớ, tƣ duy tái hiện, khó có khả năng thích ứng với cuộc sống.
Bồi dƣơng cho HS tính tự chủ, năng động, sáng tạo; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác,… có khả năng thích ứng cao trong cuộc sống.
- Đổi mới PPDH theo hƣớng “Dạy cách học” là thực hiện việc chuyể dịch mô hình dạy học từ “Truyền thụ một chiều” sang “Hợp tác hai chiều”.
- GV sử dụng sự thông hiểu và kiến thức đã có của HS làm cơ sở xuất phát của việc truyền đạt kiến thức. GV trình bày nội dung môn học theo cách giới thiệu những quan niệm, những quá trình, chú trọng làm cho lớp học đƣợc định hƣớng vào sự tƣơng tác và vào hoạt động nhóm, nhằm dẫn dắt HS tự kiến tạo kiến thức cho mình, tìm hiểu thực tiễn theo cách của mình.
- Mục đích của việc dạy là làm cho HS biết học đúng cách, tức là biết học để hiểu.
Bảng 1.2. Sự phát triển mô hình dạy học
Mô hình Đối tƣợng tập
trung Vai trò của HS Phƣơng tiện
Truyền thống GV Thụ động Bảng đen. Radio, tivi Cá thể HS Chủ động Máy tính kết nối internet, projector Hợp tác Nhóm Thích ứng - Dạy cách học
Thế kỷ XXI với nền kinh tế tri thức, đòi hỏi con ngƣời phải không ngừng tự vận động, học tập để có thể tồn tại và phát triển. Nhờ đó, năng lực học tập của con ngƣời đƣợc nâng lên mạnh mẽ; trƣớc hết là nhờ ngƣời học biết “Học cách học” và ngƣời dạy biết “Dạy cách học”.
Cần hƣớng dẫn cách học hiệu quả cho HS ngay từng những bƣớc đầu trên con đƣờng học tập. Khi dạy cách học, cũng nhƣ dạy cách tự học, cần chú ý một số điểm sau:
- Học: cốt lõi là tự học.
- Hỏi : học phải hỏi thì học mới hiểu, mới đạt hiệu quả, cần hỏi để học; có thể tự hỏi, tự trả lời hoặc hỏi ngƣời khác.
- Hiểu : học thì phải hiểu. Chƣa hiểu thì xem nhƣ chƣa học, hiểu sai thì phải hiểu lại cho đúng, hiểu đúng thì hiểu sâu hơn nữa. Quá trình hình thành hiểu biết phát triển từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình hiểu qui định
quá trình học tập phải diễn ra nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục đích hiểu. Cần phân biệt biết và hiểu trong quá trình học tập.
+ Biết : có thể hiểu một phần, có thể chƣa hiểu.
+ Hiểu : nắm rõ bản chất của đối tƣợng. Khi đó. Có thể truyền đạt cho ngƣời khác theo cách riêng của mình.
Học không chỉ dừng ở biết, mà phải hiểu. Nhƣ thế, mới thật sự là học, thật sự là có kiến thức. Cách học theo hƣớng tự học là nhằm mục đích hiểu, chứ không chỉ ghi nhớ, biết.
- Hành : là mục đích của việc học. Học, hiểu mà không biết vận dụng vào hành thì vẫn chƣa đạt đƣợc mục đích của việc học.
Học Hỏi Hiểu Hành
Chúng ta cần xem việc bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học cho HS là vấn đề mang tầm chiến lƣợc quan trọng.