7. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1.7.3 Những yêu cầu cần thiết cho việc dạy thực hành hóa học có hiệu quả
Dạy thực hành, mục đích chính là rèn luyện các kỹ năng thao tác chân tay, các đức tính kiên nhẫn, biết chấp nhận thất bại và tự tìm cách khắc phục thất bại để đạt đƣợc mục đích của mình. Vì vậy, HS phải tự mình làm thí nghiệm cho dù các thao tác ban đầu còn vụng về và thƣờng xuyên thất bại. Nhƣ vậy, nếu quan niệm thực hành chỉ là minh họa, trình diễn để HS xem thì việc tổ chức cho cả lớp HS vào một phòng thí
nghiệm làm cùng lúc là đƣợc nhƣng học sinh không thể hình thành đƣợc kỹ năng cũng nhƣ rèn luện đƣợc những đức tính cần thiết của ngƣời làm khoa học. Còn nếu để HS tự làm thì lại phải chia lớp thành các nhóm nhỏ tối đa khoảng 10 em thì các em mới có thể tự làm this nghiệm đƣợc và HS chỉ hình thành đƣợc kỹ năng khi đƣợc làm đi làm lại nhiều lần một kỹ năng nhất định.
Một quan niệm không đúng về dạy thực hành là GV thƣờng không đƣa ra các tình huống khác thƣờng để dạy HS cách phân tích rút ra các kết luận phù hợp cũng nhƣ không biết cách tìm ra nguyên nhân khi thí nghiệm không thành công. HS đƣợc yêu cầu phaiir tìm ra nguyên nhân (đƣa ra giả thuyết) và làm thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình là đúng. Nhƣ vậy, mục đích cốt lõi của dạy thực hành là rèn các kỹ năng khéo léo trong các thao tác tay chân, các kỹ năng bố trí thí nghiệm, thu thập kết quả, giải thích kết quả thực nghiệm, lý giải đƣa ra các giả thuyết và tự tiến hành các thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình là đúng chứ không đơn thuần là minh họa cho các bài lý thuyết. Nhƣ vậy, dạy thực hành phát triển các kỹ năng tổng hợp và do vậy tất cả các HS cần đƣợc dạy thực hành.