Các kiểm định trong mô hình dữ liệu bảng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến cấu TRÚC vốn của các CÔNG TY NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀNH THỦY sản VIỆT NAM (Trang 41)

3.4.3.1. Kiểm định lựa chọn mô hình tốt nhất

Kiểm định Breuch – Pagan LM

Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình PM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu.

H0: mô hình PM thì thích hợp H1: mô hình REM thì thích hợp

Nếu p-value của kiểm định Breuch – Pagan LM có ý nghĩa thống kê cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là REM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, PM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.

33

Kiểm định sự tồn tại ảnh hƣởng cố định

Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình PM hay FEM phù hợp cho bộ dữ liệu của mẫu.

H0: mô hình PM thì thích hợp H1: mô hình FEM thì thích hợp

Nếu p-value của kiểm định sự tồn tại ảnh hưởng cố định có ý nghĩa thống kê cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, PM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.

Kiểm định Hausman

Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu, dựa trên giả định không sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εi vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM.

H0: mô hình REM thì thích hợp H1: mô hình FEM thì thích hợp

Nếu p-value của kiểm định Hausman có ý nghĩa thống kê cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, REM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.

3.4.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định sự phù hợp của mô hình là việc kiểm định liệu rằng toàn bộ các biến độc lập trong mô hình đều không tác động đến biến phụ thuộc hay không. Nếu đúng như vậy thì mô hình không có ý nghĩa hay còn gọi là mô hình không phù hợp.

H0: β2 = β3 = … = βk = 0 H1: β22 + β32 + …+ βk2 ≠ 0

Nếu p-value của thống kê F có ý nghĩa thống kê cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp.

3.4.3.3. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

Có nhiều tiêu chuẩn để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, trong luận văn này tác giả sử dụng 2 tiêu chuẩn sau:

34

Tồn tại tƣơng quan cặp cao giữa các biến độc lập

Theo kinh nghiệm, hiện tượng đa cộng tuyến chỉ trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0.8 trở lên. Do đó, nếu hệ số tương quan giữa hai biến độc lập lớn hơn 0.8 thì mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên tiêu chuẩn này thường không chính xác, nên để có kết luận kiểm định chính xác hơn, người ta sử dụng thêm tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai.

Nhân tử phóng đại phƣơng sai (VIF: Variance Inflation Factor)

-

Với Rj2 là hệ số xác định trong hồi quy phụ biến độc lập Xj theo các biến độc lập còn lại.

Quy tắc kinh nghiệm: VIFj > 10  Rj2 > 0,9  có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa biến độc lập Xj và các biến độc lập còn lại.

3.4.3.4. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan

Kiểm định này sử dụng hệ số Durbin-Watson nhằm xác định có hay không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Thông thường, hiện tượng tự tương quan được kết luận như sau: Nếu giá trị d trong kiểm định Durbin-Watson:

1< d <3: không có hiện tượng tự tương quan.

0< d <1: mô hình có hiện tượng tự tương quan dương. 3< d <4: mô hình có hiện tượng tự tương quan âm.

3.4.3.5. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi

Theo Bùi Dương Hải (2007), kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng hồi quy phụ theo biến phụ thuộc như sau:

Hồi quy U2 theo ̂: U2 = b1 + b2 ̂ + v

U: sai số (residual) của mô hình hồi quy gốc.

̂: giá trị ước lượng của mô hình hồi quy gốc (fitted values) H0: b2 = 0: Mô hình gốc có phương sai sai số không đổi.

35

3.4.3.6. Kiểm định hệ số của các biến độc lập

Kiểm định hệ số của các biến độc lập là việc kiểm định xem các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc hay không. Nếu phát hiện biến độc lập nào không tác động đến biến phụ thuộc thì ta loại biến đó ra khỏi mô hình.

H0: βi = 0 H1: βi ≠ 0

Nếu p-value có ý nghĩa thống kê thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là biến độc lập thứ i đó tác động tới biến phụ thuộc một cách có ý nghĩa thống kê.

3.4.4. Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đối với biến phụ thuộc

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với biến phụ thuộc tác giả sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa.

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của biến phụ thuộc khi một đơn vị biến độc lập thay đổi. Trong khi đó, hệ số hồi quy đã chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của độ lệch chuẩn (standard deviation) của biến phụ thuộc khi một đơn vị độ lệch chuẩn của biến độc lập thay đổi. Cụ thể hơn, hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến độc lập, biến phụ thuộc đã được chuẩn hóa ( phương sai =1). Việc chuẩn hóa một biến độc lập có lợi là đơn vị đo lường của một biến được bỏ qua, làm cho việc so sánh dễ dàng hơn. Còn hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến được giữ nguyên giá trị thô. Việc chuẩn hóa hệ số hồi quy thường dùng để trả lời câu hỏi: biến độc lập nào có tác động mạnh hơn vào biến phụ thuộc khi phân tích hồi quy đa biến, khi mà các biến độc lập có đơn vị đo lường khác nhau. Hệ số hồi quy chuẩn hóa được xác định bởi công thức sau:

̂ ̂

̂ Hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến độc lập thứ j ̂: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của biến độc lập thứ j

SD(xj): Độ lệch chuẩn của biến độc lập thứ j SD(Y): Độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc

36

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích tổng quan và thực trạng cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn ngành Thủy Sản

Phân tích ngành nhằm hệ thống các hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để hỗ trợ cho việc phân tích tình hình chung của các doanh nghiệp cũng như đánh giá các rủi ro một cách toàn diện.

4.1.1. Phân tích tổng quan về ngành Thủy Sản

4.1.1.1. Các doanh nghiệp xuất khẩu Thủy Sản lớn trong nƣớc

Sau giai đoạn bùng nổ số lượng doanh nghiệp thủy sản các năm trước, trước tình hình vô cùng khó khăn của ngành thời gian qua, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã giảm đáng kể (hơn 33%), chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chủ động được vùng nguyên liệu, số lượng đối tác hạn chế và uy tín thương hiệu thấp. Theo thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2014, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2012. Với tình hình hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Xét theo doanh nghiệp xuất khẩu, theo thống kê của Vasep, 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2014 đạt giá trị 2.117 triệu USD, đóng góp 27,15% giá trị xuất khẩu của toàn ngành, tăng 19% so với năm 2013 (10 doanh nghiệp lớn nhất đóng góp 22,77% giá trị xuất khẩu). Đồng thời, xét theo từng doanh nghiệp thì giá trị xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp trong Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất năm 2014 cũng lớn hơn năm 2013.

Năm 2014, ông vua ngành tôm công ty Minh Phú (MCK: MPC) vẫn giữ ngôi vị dẫn đầu, tôm lên ngôi và những khó khăn trong ngành xuất khẩu cá tra đã đẩy các doanh nghiệp cá tra ra khỏi vị trí những nhà xuất khẩu hàng đầu. Trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu Thủy Sản lớn cho thấy chỉ còn mỗi CTCP Vĩnh Hoàn (MCK: VHC) và CTCP Hùng Vương (MCK: HVG) là trụ lại được trong nhóm này. Nhưng VHC đã rơi từ vị trí thứ 2 xuống thứ 5.

37

CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang – Agifish (MCK: AGF) một doanh nghiệp cá tra khác bị tụt hạng từ vị trí số 7 xuống đến số 14. Không chỉ vậy, giá trị xuất khẩu năm 2014 của AGF cũng giảm gần 25% so với năm 2013.

Hình 4.1. Top 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2014

ĐVT: triệu USD

Nguồn: http://cafef.vn/doanh-nghiep/thay-gi-tu-top-10-doanh-nghiep- xuat-khau-thuy-san-lon-nhat-nam-2014-20150208172729942.chn Top 8/10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2014 là doanh nghiệp có tôm là mặt hàng chính yếu. Giả sử rằng năm 2015, HVG lấn sân sang mảng tôm

0 100 200 300 400 500 600 411.6 158.8 128.8 147.8 166.3 132.2 105.6 103.0 80.0 65.4 510.1 245.7 228.5 212.2 207.5 209.0 134.9 134.6 124.8 109.8 2013 2014

38

như đã tuyên bố trước đó, nếu ngành cá tiếp tục gặp khó khăn thì Top 10 chỉ còn lại mỗi VHC.

Về phía doanh nghiệp tôm, năm qua ngành tôm ghi nhận sự “nhảy vọt” của CTCP chăn nuôi CP Việt Nam (C.P Việt Nam) khi trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn thứ 10 của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 109,8 triệu USD. Năm 2013, C.P Việt Nam xuất khẩu thủy sản đạt 65,4 triệu USD, xếp thứ 21. C.P Việt Nam nuôi tôm chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng thành phẩm sang thị trường Nhật, Mỹ và các nước châu Âu.

4.1.1.2. Thị trƣờng tiêu thụ Thủy Sản của Việt Nam

* Thị trƣờng tiêu thụ nội địa

Thị trường nội địa hiện đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản (chưa tới 5%). Trong đó, phần lớn là doanh thu từ bán phụ phẩm (dầu cá, bột cá…). Dù đạt mức tăng trưởng cao ở một vài doanh nghiệp thời gian qua, nhưng hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều không chú trọng phát triển, mở rộng thị trường nội địa. Điều này là do giá bán ở thị trường nội địa thường thấp hơn giá xuất khẩu, trong khi các chi phí sản xuất, vận chuyển, bảo quản, quảng bá… vẫn khá cao. Ngoài ra, thói quen tiêu thụ thủy sản của người Việt Nam là các sản phẩm tươi sống từ các chợ lẻ, trong khi thế mạnh của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản là các sản phẩm chế biến đông lạnh. Với loại sản phẩm tươi sống, các đầu nậu, tư thương có lợi thế hơn các doanh nghiệp xuất khẩu do tổ chức được hệ thống bán lẻ chặt chẽ. Theo dự báo của Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản, giai đoạn 2011 - 2020, giá trị thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa sẽ tăng bình quân 5,37%/năm. Mức tiêu thụ trong nước năm 2015 được dự báo là 790.000 tấn, năm 2020 là 940.000 tấn. Trong đó, sản phẩm thủy sản đông lạnh chiếm trên 30%.

* Thị trƣờng tiêu thụ xuất khẩu

39

Hình 4.2. Xuất khẩu thủy sản qua các năm

ĐVT: triệu USD

Nguồn: http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức 3,76 tỷ USD năm 2007 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 10,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014, và 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,97 tỷ USD. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

- Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản

Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng mạnh (26,9%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,95 tỷ USD, chiếm 50,38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đứng đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam là thị trường Mỹ chiếm 26,92% tỷ trọng xuất khẩu tôm và giá trị xuất khẩu đạt 1,06 tỷ USD (tăng 28%). Tiếp theo là thị trường Nhật Bản và EU chiếm tỷ trọng lần lượt là 18,8% và 17,27% với giá trị xuất khẩu tăng tương ứng 4,9% (đạt 743,4 triệu USD) và 66,7% (đạt 682,7 triệu USD).

3,762 4,500 4,250 5,033 6,118 6,134 6,700 7,800 0.0% 19.6% -5.6% 18.4% 21.6% 0.3% 9.2% 16.4% -10% -05% 00% 05% 10% 15% 20% 25% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kim ngạch xuất khẩu Tăng trưởng

40

So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giảm mạnh, nhưng EU vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 344,3 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,47% tỷ trọng. Xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ cũng giảm 11,5%, đạt 336,8 triệu USD, nhưng Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đứng thứ hai của cá tra Việt Nam. Tiếp đến là xuất khẩu vào ASEAN và Bra-xin với giá trị tương ứng đạt 136,6 triệu USD (tăng 9,4%) và 113,2 triệu USD (tăng 0,9%).

Mặc dù xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm 2014 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013, nhưng tính cả năm 2014, xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 8,1%, đạt 484,2 triệu USD. Hiện Mỹ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam, chiếm 36,18% tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ, đạt 175,2 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường EU chiếm 27,92% tỷ trọng với giá trị xuất khẩu đạt 135,2 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tiếp theo là ASEAN và Nhật Bản chiếm 7,22% và 4,66% tỷ trọng, giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này lần lượt là 35 triệu USD (giảm 1,5%) và 22,6 triệu USD (giảm mạnh 46,3%).

Năm 2014, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc) tăng 8% so với năm 2013, đạt 483,3 triệu USD. Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) tăng 10,7% (đạt xấp xỉ 80 triệu USD). Hàn Quốc, Nhật Bản và EU là các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt là 36,2%; 23,2% và 16,7% với giá trị tương ứng là 174,7 triệu USD, 112 triệu USD và 80,6 triệu USD. Đối với NTHMV, EU là thị trường quan trọng nhất chiếm 68,1% tỷ trọng, tiếp theo là Nhật Bản và Mỹ với tỷ trọng lần lượt là 10,7% và 8,7%.

Năm 2014, xuất khẩu cua ghẹ tăng 19,1% so với năm 2013, có giá trị 131 triệu USD. Mỹ là thị trường chủ lực nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam, chiếm tới 53,6% tỷ trọng với 70 triệu USD, đứng thứ hai là Nhật Bản với gần 20 triệu USD, chiếm 15%.

41

Hình 4.3. Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản năm 2013 - 2014

ĐVT: triệu USD

Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong-ke/thong-ke- 1/tinh-hinh-san-xuat-thuy-san-nam-2014/

- Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trƣờng chính năm 2013 – 2014

Năm 2014, sản xuất của ngành thủy sản đạt gần tám tỷ USD, nằm trong TOP 5 nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng, với các sản phẩm thủy sản được xuất sang 164 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành này cũng hỗ trợ hơn 4,5 triệu việc làm. Sau Mỹ, EU và Nhật Bản, Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam. Cùng với Trung Quốc và Nga, Việt Nam nằm trong danh sách ba

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến cấu TRÚC vốn của các CÔNG TY NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀNH THỦY sản VIỆT NAM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)