Trong nghiên cứu của Titman, S., Wessels, R (1988) với đề tài “các nhân tố quyết định của việc lựa chọn cấu trúc vốn”, tác giả sử dụng dữ liệu của 469 doanh nghiệp được lấy từ dữ liệu ngành hàng năm của Compustat, riêng dữ liệu của tỷ số rút khỏi ngành lấy từ bộ lao động Mỹ, cục thống kê lao động Mỹ, nhà xuất bản “lao động và thu nhập”. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn bao gồm cấu trúc tài sản, tấm chắn thuế phi nợ, tốc độ tăng trưởng, tính đặc thù, nhóm ngành, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh. Qua nghiên cứu, tác giả cũng không tìm thấy mối quan hệ của các nhân tố như tấm chắn thuế không phải là nợ, rủi ro kinh doanh và sự phát triển trong tương lai có mối quan hệ với sự gia tăng của tỷ số nợ. Tác giả đã nhận xét rằng các công ty với sản phẩm duy nhất hoặc đặc biệt có tỷ lệ nợ tương đối thấp. Tính đặc thù được phân loại bởi chi phí của công ty cho việc nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng, và tỷ lệ mà nhân viên tự nguyện rời bỏ công việc. Tác giả cũng đã nhận thấy rằng các công ty nhỏ hơn có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn các công ty lớn.
Theo Rajan & Zingales (1995) về đề tài “chúng ta hiểu như thế nào về cấu trúc vốn? Một số bằng chứng thực nghiệm từ dữ liệu quốc tế” đã nghiên cứu các nhân tố quyết định về việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty đại chúng ở các nước công
18
nghiệp G-7. Tác giả đã cho rằng các công ty đại chúng của các nước G-7 sử dụng nợ như nhau. Tác giả đã tìm thấy là tất cả các nước đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như nhau và điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Tác giả đã phát biểu là ở Mỹ nợ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như là các quốc gia khác.
Theo nghiên cứu của Shah & Hijazi (2004) với đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty phi tài chính niêm yết”. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 445 công ty phi tài chính trên thị trường chứng khoán Karachi từ năm 1997 đến năm 2001 và sử dụng mô hình hồi quy gộp với phương pháp phân tích dữ liệu bảng, biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính, các biến độc lập là tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng và khả năng sinh lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản hữu hình có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính nhưng không có ý nghĩa thống kê nên không có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Pakistan. Điều này mâu thuẫn với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của Titman và Wessels (1988); Rajan và Zingales (1995) và Fama và French (2000) phát biểu rằng tài sản hữu hình là nhân tố quyết định quan trọng của cấu trúc vốn. Quy mô doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Cơ hội tăng trưởng và khả năng sinh lợi có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính.
Theo nghiên cứu của Jamal, A. và cộng sự (2013) với đề tài “Quyết định cấu trúc vốn: Bằng chứng từ các doanh nghiệp có vốn hóa lớn ở Malaysia”. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu các công ty niêm yết của chỉ số FTSE Bursa Malaysia Top 100, dữ liệu gồm 69 công ty từ năm 2007 đến năm 2011 được phân tích bằng phương pháp phân tích dữ liệu bảng với 345 quan sát. Áp dụng mô hình ảnh hưởng cố định, với biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính và bốn biến độc lập là khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình, tính thanh khoản, và quy mô doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình, tính thanh khoản có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính trong khi quy mô doanh nghiệp lại có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lợi là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến cấu trúc vốn ở Malaysia. Các kết quả của
19
nghiên cứu này giống với nhiều nghiên cứu trước đó, và cũng phù hợp với cơ sở lý thuyết của các nhân tố quyết định cấu trúc vốn.
Theo nghiên cứu của Deari F. và Deari M. (2009) với đề tài “Các nhân tố quyết định cấu trúc vốn: Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Zagreb”. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 89 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Zagreb năm 2002 - 2006, với việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng trong mô hình hồi quy. Các biến được sử dụng, biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính, biến độc lập là khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp, lá chắn thuế phi nợ. Kết quả cho thấy khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính, trong khi đó quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp, lá chắn thuế phi nợ có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính nhưng lá chắn thuế phi nợ không có ý nghĩa thống kê, do đó, lá chắn thuế phi nợ không là nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Kết quả thu được cho thấy khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình và tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp phù hợp với thuyết trật tự phân hạng, quy mô doanh nghiệp phù hợp với thuyết đánh đổi và chi phí đại diện, lá chắn thuế phi nợ phù hợp với thuyết đánh đổi. Như vậy kết quả thu được đa số các nhân tố thì phù hợp với thuyết trật tự phân hạng, tiếp đến là thuyết đánh đổi, còn chi phí đại diện ít phù hợp ngoại trừ nhân tố quy mô doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Bayrakdaroğlu A. và cộng sự (2013) với đề tài “Phân tích dữ liệu bảng về các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn: Kết quả thực nghiệm ở thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ”. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 242 doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên thị trường chứng khoán Istanbul trong khoảng thời gian năm 2000 – 2009, phương pháp phân tích dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu này, với bộ dữ liệu bảng cân bằng với 2420 quan sát. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định với biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính, các biến độc lập là khả năng sinh lời, tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế phi nợ, sự phát triển kinh tế, lạm phát và thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng
20
trưởng và thuế có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Trong khi đó khả năng sinh lời, tài sản hữu hình, lá chắn thuế phi nợ, sự phát triển kinh tế, và lạm phát lại có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính.
2.2.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nƣớc
Theo nghiên cứu của Nguyen, T. D. and N. Ramachandran (2006) với đề tài “cấu trúc vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam”, tác giả không chỉ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn mà còn nghiên cứu hành vi quản lý trong việc ra quyết định cấu trúc vốn. Tác giả đã khảo sát 558 doanh nghiệp, trong đó có 176 doanh nghiệp Nhà Nước, 382 doanh nghiệp tư nhân từ 1998 đến 2001. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng nêu ra các biến tương ứng với các nghiên cứu trước.
Về biến phụ thuộc, tác giả sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy tài chính, cụ thể là các tỷ số tổng nợ, tỷ số nợ ngắn hạn, tỷ số nợ dài hạn để đại diện cho cấu trúc vốn, hơn nữa, tác giả chỉ sử dụng giá trị sổ sách để đo cấu trúc vốn mà không sử dụng giá trị thị trường vì đa số các DNVVN Việt Nam không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các biến độc lập là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiêp, tài sản hữu hình, rủi ro kinh doanh, khả năng sinh lợi, quy mô doanh nghiệp, quan hệ sở hữu, quan hệ với ngân hàng, hệ thống mạng. Kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng các DNVVN Việt Nam sử dụng đa số là nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Quan hệ sở hữu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cách thức mà DNVVN tài trợ cho hoạt động kinh doanh, DNVVN có sở hữu nhà nước có tỷ số nợ cao hơn DNVVN có tư nhân. Các DNVVN Việt Nam có tốc độ tăng trưởng của doanh nghiêp, rủi ro kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, quan hệ với ngân hàng, hệ thống mạng có tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Nhưng tài sản hữu hình lại có tác động ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Và khả năng sinh lợi không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNVVN Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) với đề tài “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE)”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
21
phân tích dữ liệu bảng với mô hình ảnh hưởng cố định (FEM – Fixed Effect Model) với 10 nhân tố được đưa vào mô hình gồm có: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản, điều kiện của thị trường chứng khoán, thuế, điều kiện thị trường nợ. Dữ liệu được thu thập từ 180 công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2010 – 2013. Kết quả cho thấy có 3 nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, đó là: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và thuế. Trong đó quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lợi có tương quan cùng chiều, còn thuế có tương quan ngược chiều với cấu trúc vốn.
22
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trình tự như sau:
3.2. Mô tả dữ liệu
Trong nghiên cứu này, các số liệu được tính toán lấy từ báo cáo tài chính (cụ thể là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của 19 công ty chế biến và xuất khẩu ngành Thủy Sản Việt Nam niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong 07 năm từ năm 2008 -2014. Đây là bộ số liệu bảng (panel data) dạng cân bằng (balanced), nhằm xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn tại các công ty này trong 07 năm từ năm 2008 – 2014, như vậy chúng ta có 133 quan sát.
Hiện nay, các công ty trong ngành chế biến và xuất khẩu Thủy Sản tương đối lớn, nhưng số liệu tiếp cận trong đề tài là các doanh nghiệp trong ngành Thủy Sản được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên tác giả đã lấy hết tất cả các công ty
Kết luận, khuyến nghị và hoàn thiện luận văn Trình bày các kết quả nghiên cứu
Phân tích dữ liệu nghiên cứu Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và giới thiệu các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đó
23
niêm yết trên cả hai sở giao dịch chứng khoán, 16 công ty trên HOSE và 3 công ty trên HNX.
3.3. Giả thuyết nghiên cứu 3.3.1. Lựa chọn mô hình 3.3.1. Lựa chọn mô hình
Sau khi tham khảo các mô hình nghiên cứu thực tiễn ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển và đặc biệt là mô hình của các bài nghiên cứu thực tiễn mà tác giả đã trình bày ở chương 2, tác giả chọn mô hình nghiên cứu của Shah & Hijazi (2004) về đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty phi tài chính niêm yết” làm mô hình cho đề tài nghiên cứu của mình với những lý do sau:
- Về nền kinh tế vĩ mô:
Việt Nam và Pakistan là hai nước đang phát triển với các chỉ số kinh tế vĩ mô bình quân từ năm 2008 đến năm 2014 khá tương đồng nhau về GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất:
Bảng 2.1. Các chỉ số kinh tế vĩ mô
Chỉ số Đơn vị tính Việt Nam Pakistan
GDP Tỷ USD 132 151
Tỷ lệ lạm phát % 11,2 13,0
Tỷ lệ thất nghiệp % 2,2 4,8
Lãi suất % 9,7 11,1
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/pakistan/indicators - Về mô hình nghiên cứu:
Các biến tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng và khả năng sinh lợi trong nghiên cứu của Shah & Hijazi (2004) được sử dụng trong hầu hết các bài nghiên cứu về cấu trúc vốn nên bốn nhân tố này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Hơn nữa, công thức xác định bốn nhân tố này trong bài nghiên cứu của Shah & Hijazi (2004) dễ thu thập dữ liệu và sẵn có trên báo cáo tài chính.
24
Tuy nhiên, do đặc thù nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ có một vài sự khác biệt so với nền kinh tế Pakistan, chính vì lý do đó nên tác giả bổ sung thêm một số nhân tố mà nền kinh tế Pakistan không có, đó là biến tính thanh khoản, thuế và rủi ro. Do đó, trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng 7 biến độc lập: tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời, tính thanh khoản, thuế và rủi ro của doanh nghiệp.
3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu trước đây đã được tiến hành để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, bao gồm: khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, qui mô của doanh nghiệp, tài sản hữu hình, tính thanh khoản, thuế… Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn là không hoàn toàn giống nhau trong các nghiên cứu trước đây. Trong phần này, các giả thiết về xu hướng tác động của các nhân tố này sẽ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và phân tích các điều kiện thực tế của các công ty Thủy Sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.3.2.1. Cơ hội tăng trƣởng (Growths Opportunities)
Các nghiên cứu khác nhau sử dụng các thước đo khác nhau của cơ hội tăng trưởng như giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn, chi phí nghiên cứu trên tổng doanh thu và phần trăm tăng trưởng hàng năm của tổng tài sản, phần trăm tăng trưởng hàng năm của doanh thu thuần. Thước đo của cơ hội tăng trưởng trong luận văn này, tác giả sử dụng là phần trăm tăng trưởng hàng năm của doanh thu thuần (Linda H. Chen và cộng sự, 1998; Sivarama, K. 1996; Jean J. Chen, 2004; Wald, J. K., 1999).
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, ở các doanh nghiệp đang tăng trưởng nếu lợi nhuận giữ lại cũng như các nguồn tài trợ nội bộ khác không đáp ứng đủ các nhu cầu vốn cho các cơ hội đầu tư lớn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài mà nợ vay đứng thứ hai trong trật tự phân hạng nên doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay, do đó, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao sẽ sử dụng nhiều nợ.
25
Hơn nữa, khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:
Giả thuyết 1: tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính có quan hệ cùng chiều.
3.3.2.2. Khả năng sinh lợi (Profitability)
Thước đo của khả năng sinh lợi, tác giả sử dụng tỷ số của thu nhập ròng trước thuế và lãi vay (EBIT) chia tổng tài sản (Booth và cộng sự, 2001; Song, 2005; Chen, 2004; Deesomsak và cộng sự, 2004, Jamal, A. và cộng sự, 2013).