Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã BÌNH XA, HUYỆN hàm yên, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 69 - 71)

4.6.2.1. LUT trồng cây hàng năm

- Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để đưa diện tích đất 1 vụ lên 2 vụ, 2 vụ lên 3 vụ.:

- Đất phù sa có cấu trúc bở rời và mực nước ngầm cao đòi hỏi phải kiến thiết

đồng ruộng hợp lý bằng cách đắp các bờ vùng, bờ thửa. Trên các bờ vùng trồng các loại cây lúa và màu. Cần thiết phải lập hệ thống mương tưới, tiêu để chống hạn thường xuyên và chống ngập tạm thời làm ảnh hưởng đến phát triển và năng suất cây trồng. Chính vì vậy, hệ thống mương cần phải có lối thoát nước ra sông suối để tránh ngập úng tạm thời. Giải pháp này áp dụng đối với LUT 1(2 lúa mầu), LUT 2( 2 lúa), LUT 5( chuyên ngô) ở vùng ven sông Lô và các suối trong xã.

+ Xây dựng một số trạm bơm và hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước cùng hệ thống kênh mương dẫn nước từ các con sông, kênh thủy lợi chính nhằm chủ động hơn trong việc tưới tiêu số diện tích LUT 1(2 lúa màu), LUT 2 (2 lúa), LUT 3 (1 lúa màu), LUT 5 (chuyên ngô), cũng như phục vụ việc hình thành vùng chuyên canh rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì cho đất:

+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất. Điều này có thể đạt được qua áp dụng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học đối với tất cả các hệ thống sử dụng đất.

+ Luân canh, xen canh và đa dạng hoá cây trồng không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng sinh khối nhờ sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu để khai thác dinh dưỡng, hoặc tăng dinh dưỡng cho đất nhờ cây họđậu cốđịnh

62

+ Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu). Với giải pháp này, có thể áp dụng đối với tất cả kiểu sử

dụng đất của xã.

4.6.2.2. LUT trồng cây lâu năm

Phần lớn đất trồng cây lâu năm được trồng ở những nơi có địa hình dốc nên cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây phân xanh phủđất giữẩm, áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp…

Đất trồng cây lâu năm của xã là đất gò đồi độ mùn kém ngoài việc bón phân hữu cơ cần bón thêm vôi và lân để cải thiện độ PH đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động. Ởđất đồi việc vận chuyển phân hữu cơ đến bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ phân tại chỗ cũng là một giải pháp tốt để giải quyết nguồn phân hữu cơ

cho vườn cây.

- Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Khi tiến hành cải tạo cần lưu ý: phải vừa cải tạo vừa thâm canh, lấy kết quả thâm canh đểđầu tư

cho cải tạo. Việc cải tạo vườn không nên chặt bỏ đồng loạt, gây xáo trộn quá lớn về

môi trường, môi sinh. Cần có thị trường tiêu thụ, người dân cần biết người mua cần gì, cần vào lúc nào, loại quả như thế nào thì bán được giá.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm quả để người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh nghiệp tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.

63

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã BÌNH XA, HUYỆN hàm yên, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)