4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Xa nằm cách trung tâm thị trấn Hàm yên khoảng 20km về phía Đông Nam. Có vị trí tiếp giáp như sau :
+ Phía Bắc giáp xã Tân Thành.
+ Phía Nam giáp xã Yên Nguyên ( huyện Chiêm Hóa). + Phía Đông Bắc giáp xã Minh Hương.
+ Phía Tây giáp xã Thái Sơn.
Đơn vị hành chính gồm 19 các thôn: Bợ 1, Bợ 2, Tân Bình 2, Tân Bình 2, Đồng Cỏm 1, Đồng Cỏm 2, Yên Bình, làng Rịa, Đồng Chùa 1, Đồng Chùa 2, Đồng Vầu, thôn Đo, Thác Lường, Đồng Lường, Nam Ninh, Soi Rịa, Thọ Bình 1, Thọ Bình 2.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Bình Xa có địa hình đặc trưng của xã miền núi, địa hình bị chia cắt không đều, không thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Có độ cao trung bình 300 m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô. Xã được đánh giá là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của xã Bình Xa có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau:
a. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 150C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 280
22
b. Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800mm.Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7; 8), có tháng lượng mưa đạt trên 300 mm/tháng. Lượng mưa các tháng mùa Đông (tháng 1; 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng.
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm.
c. Gió: Có 2 hướng gió chính:
- Mùa Đông là hướng gió Đông Bắc hoặc Bắc. - Mùa Hè là hướng Đông Nam hoặc Nam. Tốc độ của các hướng gió thấp.
e. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác:
- Giông: Thời gian thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8.
- Mưa phùn: thời gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Sương mù:, thường xảy ra vào các tháng đầu mùa Đông.
- Sương muối: Rất hiếm khi xảy ra (khoảng 2 năm mới có 1 ngày). Nếu có thường xảy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11.
4.1.1.4 Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng chính của chế độ thủy văn Sông Lô - sông lớn nhất trên địa bàn huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang, trong đó đoạn qua địa bàn huyện dài khoảng 4 km.
Ngoài Sông Lô, trên địa bàn xã còn có nhiều các khe, suối nằm rải rác khắp địa bàn xã.Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong xã.
4.1.1.5 Nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất:
Bình Xa nằm dọc theo bờ sông Lô nên loại đất là đất phù xa được bồi hàng năm. Đất có thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm.
23
Đất này thường bị ngập vào mùa mưa lũ; mùa khô không được tưới nên hàng năm chỉ gieo trồng các cây màu ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, đỗ... năng suất đạt ở mức trung bình.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã tính đến năm1/1/2015, có diện tích 2676,74 ha; bao gồm những loại đất sau:
• Đất nông nghiệp có diện tích 2271,33ha; chiếm 84.85% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
• Đất phi nông nghiệp có diện tích 289,21ha; chiếm 10,80% tổng diện tích tự nhiên.
• Đất chưa sử dụng có diện tích 116,20 ha; chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên.
- Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã được lấy từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.
• Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã khá lớn với diện tích mặt nước, sông suối chiếm 5,02% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là nguồn nước mặt từ sông Lô. Ngoài ra còn có các sông, suối hiện có trên địa bàn, lượng mưa hàng năm cũng khá cùng với nhiều ao, hồ chứa nước đã tạo cho xã nguồn nước mặt khá phong phú.
Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa. Vào những tháng đầu mùa mưa, chất lượng nước mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực. Về mùa Đông trữ lượng nước mặt hạn chế vì vậy khả năng mở rộng diện tích gieo trồng vụ Đông như trồng rau, ngô, đậu tương gặp nhiều khó khăn.
• Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ xã với chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của người dân.
24
- Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1484,72ha, chiếm 55,46% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Trong đó bao gồm:
+ Đất rừng phòng hộ: Diện tích 161,53ha, chiếm 6,03% tổng diện tích tự nhiên. + Đất rừng sản xuất: Diện tích 1323,19ha, chiếm 49,43% tổng diện tích tự nhiên. - Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã rất hạn chế, có 1 núi đá vôi tại thôn Tân Bình đang được người dân khai thác.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số điểm khai thác cát, sỏi có chất lượng cao để làm vật liệu xây dựng tại thôn chợ Bợ 1 và 2.
- Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã Bình xa có 8 dân tộc anh em sinh sống đoàn kết gồm: Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, H’mông, Cao Lan ... Chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh, mỗi dân tộc trong xã đều có bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng,