Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã BÌNH XA, HUYỆN hàm yên, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 45 - 49)

Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT.[3]

Bảng 4.6. Một số đặc điểm của các LUT trên địa bàn xã Bình Xa.

STT LUT

Chỉ tiêu đánh giá Địa

hình

Thành phần

cơ giới Loại đất

Chế độ nước Đặc điểm trồng trọt 1 2LM = , ± b, c1 Fl, Ld CĐ LC 2 2L =, m b, c1, c2 Fl, Ld, LdC CĐ ĐC 3 1LM = , ± c2, c3 Ld, LdC cđ LC 4 1L m c3 J Ung ĐC 5 Ngô ± b,c1 Po cđ ĐC 6 Mía = , ± c1, c2,c3 Po, Ld, cđ ĐC 7 Cây ăn quả ±,= c2, c3 Ld Cđ ĐC

(Nguồn:UBND xã Bình Xa)

Ghi chú:

- Địa hình: Vàn: = Vàn thấp: m Vàn cao: ±

- Thành phần cơ giới: b : cát pha c1 : Thịt nhẹ c2 : Thịt trung bình c3 : Thịt nặng - Chế độ nước: CĐ : Chủ động Cđ : Bán chủ động cđ : Không chủ động Ung : Úng nặng - Đặc điểm trồng trọt: LC: Luân canh ĐC: Độc canh - Loại đất: + Po : đất phù sa cổ

+ Pi : đất phù sa được bồi

+ LdC: đất dốc tụ thung lũng chua

+ Ld : đất dốc tụ thung lũng không bạc màu + Fl : Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

38

+ J : Đất lầy thụt

- LUT 1 ( 2 lúa + 1 màu): loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh

chủ yếu là Lúa xuân - Lúa mùa - cây vụ đông (ngô, đậu tương, rau đông), thường được bố trí trên các chân ruộng có địa hình khá bằng phẳng, chân ruộng trũng, ruộng ven sông, suối vàn có chế độ tưới tiêu chủ động không bị ngập úng.

+ Vụ xuân: thường sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao như Khang Dân Nhị ưu 63,..., thời gian sinh trưởng từ 120 - 140 ngày. Năng suất đạt 52 - 60tạ/ha.

+ Vụ mùa: thường sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao như Khang Dân 18, Nhị Ưu số 7, Thái Bình, tạp giao..., thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày. Năng suất đạt 50 - 58 tạ/ha.

+ Vụ đông: bao gồm các cây trồng như: ngô, đậu tương, khoai lang, cà chua, rau đông...

- LUT 2 ( 2 lúa): Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trong

diện tích trồng lúa tại địa bàn xã và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận. Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở những chân đất thấp, vàn được phân bố trên loại đất phù sa được bồi tụ hàng năm, đất đai màu mỡ , có chế độ tưới tiêu hạn chế hơn so với LUT 2LM. Một năm trồng được 2 vụ lúa (vụ xuân – vụ mùa) .Các giống lúa được trồng tương tự như LUT 1.

39

- LUT 3 ( 1 lúa mầu): được phân bố rải rác trên địa bàn xã, gồm nhiều công thức luân canh. Trong đó vụ mùa trồng lúa, còn các vụ còn lại trồng các loại cây ngắn ngày như đậu tương, ngô, khoai lang. . .

- LUT 4 (1 lúa ): đây là loại hình sử dụng đất kém hiệu quả, có địa hình thấp trũng, chế độ tưới tiêu không chủ động, dễ ngập úng. Giống lúa được người dân trồng là khang dân, nhị ưu. . . cho năng xuất không cao từ 35 – 40 tạ/ha.

- LUT 5 ( chuyên trồng ngô) : loại hình sử dụng đất này phân bố chủ yếu tại các thôn nằm ven sông Lô hoặc các con suối trên địa bàn xã như thôn Tân Bình, chợ Bợ, Thọ Bình, Làng Rịa. Loại đất được xác định là đất cát pha rất thích hợp cho cây ngô phát triển cho năng suất cao.

Hình 4.2: Soi ngô thôn Ch B

Một năm trồng được từ 2 đến 3 vụ trên LUT này:

+ Vụ xuân : các giống ngô được trồng thương là các giống ngô lai dài ngày như ngô Mĩ, 3Q. . . cho năng suất cao.

40

+Vụ hè thu: người dân sử dụng các giống ngô ngắn ngày hơn để kịp vụ đông như 9698, ngô lai VN, . . . cho năng suất tương đối cao khoảng 1,5 – 2 tạ/sào.

+Vụ đông: năng suất của vụ này tùy thuộc vào rất nhiều vào thời tiết như sương muối, gió . . .năng suất giảm đáng kể khoảng 1- 1,5 tạ/sào.

- LUT 6 ( mía) : được áp dụng trên những khu vực đất đồi, đất nương rẫy, có

thành phần cơ giới từ thịt nhẹ cho đến thịt nặng. Phân bố chủ yếu ở các thôn Tân Bình, Nam Ninh, Thôn Đo, Làng Rịa. LUT này hiện nay đang được nhân rộng vì trên địa bàn xã có nhà máy đường Tuyên Quang thu mua, bao tiêu sản phẩm và hộ trợ đầu tư sản xuất.

Hình 4.3: LUT trng mía thôn Tân Bình

- LUT 7( cây ăn quả) : phần lớn cây ăn quả phân bố ở vùng đồi núi thấp ở phía Bắc của xã ( thôn Đo, làng Rịa ), chế độ tưới tiêu không chủ động, trên địa bàn xã diện tích chuyên canh cây ăn quả còn ít so với tiềm năng của xã, các vườn quả chủ yếu là vườn tạp, không tập trung. Cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn là cam, vải...năng suất của các cây chỉ đạt ở mức trung bình, thấp hơn nhiều so với các vùng chuyên canh cây ăn quả lân cận. Cụ thể cây cam cho năng suất 93 tạ/ha/năm, trong khi đó năng suất cam trung bình của toàn huyện Hàm yên đạt 120 tạ/ha/năm.

41

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thì việc nhân rộng các kiểu sử dụng đất như trên là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, cần phải đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau để tạo thị trường nông sản đa dạng. Theo đó vấn đề tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề cốt lõi để các kiểu sử dụng đất trên được bền vững.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn xã BÌNH XA, HUYỆN hàm yên, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)