Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Bởi vì môi trường có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với đời sống cây trồng, vật nuôi, cũng như con người. Việc nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích đất, nước và nông sản trong
53
một thời gian khá dài. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ dừng lại ở
việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng
đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quảđiều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ che phủ và hệ số sử dụng đất.
Quá trình sử dụng đất vào các mục đích sản xuất nông nghiệp, do yêu cầu bền vững về mặt môi trường mà đòi hỏi các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì
đất, sự cân bằng môi trường tự nhiên, ngăn chặn thoái hoá và ô nhiễm đất. Chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả môi trường của đề tài tôi đánh giá theo phương pháp định lượng mức
độ từ thấp, trung bình đến cao. Hiệu quả môi trường của các LUT được thể hiện ở
bảng 4.14.
Bảng 4.14 Hiệu quả môi trường của các LUT
STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV 1 2L ** ** ** * 2 1L * * * * 3 1LM ** ** *** ** 4 2LM *** *** *** * 5 Chuyên ngô *** *** ** ** 6 Mía *** *** ** ** 7 CAQ *** *** *** ***
(Nguồn: Điều tra nông hộ)
54
Đối với các LUT 2LM, chuyên ngô, mía nguyên liệu: Đất được sử dụng liên tục trong năm làm tăng hệ số sử dụng dụng đất và tỷ lệ che phủ giữ độ ẩm cho đất. Đây chính là yếu tố thuận lợi làm tăng thêm độ màu mỡ cho đất. Tuy nhiên LUT chuyên ngô và chuyên mía nguyên liệu quanh năm chỉ cấy một loại cây trồng, mà mía và ngô có khả năng hút chất dinh dưỡng từđất rất lớn, đồng thời nó phá vỡ kết cấu đất làm đất bị xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng, làm cho đất ngày càng bạc màu. Vì thế nên có kế
hoạch bón phân hợp lý có phương thức canh tác thích hợp đẩy mạnh xen canh với cây họđậu để trả lại dinh dưỡng cho đất nhờ sự cốđịnh đạm của cây họ đậu.
Các LUT 2L, 1LM có độ che phủ và hệ số sử dụng đất ở mức trung bình. LUT này là những LUT quan trọng tạo thành lớp áo phủ cho đất đối với vùng đất khô hạn, chưa kể đến thân và lá hàng năm trả lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn. Đây là LUT quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu lương thực cho thị
trường, cần phải duy trì và mở rộng.
LUT cây ăn quả là một trong các LUT đem lại hiệu quả về môi trường lớn nhất, tuy nhiên cần có chếđộ bón phân cho đất hợp lí để bổ sung them chất dinh dưỡng cho đất.
Qua kết quảđiều tra, phỏng vấn tôi nhận thấy nông dân mới chỉ quan tâm nhiều
đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm đến phân lân và phần lớn chưa quan tâm đến kali và các nguyên tố trung khác.
Kết quả điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng hàng năm cho thấy: Nhóm các cây lương thực, lượng phân bón cao hơn các cây khác. Dạng phân đạm chủ yếu được bón từ phân Urê, lân chủ yếu từ Supe lân, Kali chủ yếu từ Kali clorua.
Việc cân đối giữa đạm, lân, kali đối với mỗi cây trồng là rất khác nhau. Nông dân hầu như chưa coi trọng và không có thói quen bón phân Kali hoặc bón không đủ
cho cây trồng vì thế ảnh hưởng không tốt đến khả năng chống chịu của cây nhất là chống chịu sâu bệnh. Từ đó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật tăng lên. Từ đó gây nên các nguy cơ gây thoái hoá và ô nhiễm đất được xem xét trên các
55
lĩnh vực sau: Làm chua đất, ô nhiễm đất do phú dưỡng . Đặc biệt lượng phân chuồng bón cho cây trồng còn quá thấp so với yêu cầu bón phân cân đối. Đây là một trong những nguyên nhân thoái hóa đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất. Đạm và lân
được dùng nhiều trong số các loại phân vô cơ. Kali đầu tư ít và không đều, đa số cây trồng không được bón đủ lượng kali. Việc bón không đủ lượng kali cần thiết sẽ dẫn
đến suy kiệt hàm lượng Kali trong đất và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản phẩm[6]. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ phân bón đạm, lân và kali cân đối cho từng cây trồng.
Từ kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất trồng trọt tại Bình Xa tôi nhận thấy, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất là 2 lần/vụ, ở nhưng vụ có dịch bệnh gây hại cao lượng phun tăng lên nhiều lần. Do vậy, cần có các biện pháp giảm thiểu sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật, tăng cường sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ, đồng thời tuyển chọn giống có năng suất cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
LUT cây ăn quả: trên địa bàn xã chủ yếu dưới dạng vườn nhà, vườn đồi, trong vườn trồng nhiều loại cây với tầng tán khác nhau, tuy làm giảm hiệu quả kinh tế nhưng lại tăng khả năng bảo vệ đất, khi thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, gió, bão, sương muối, rét đậm thì vườn có ý nghĩa về mặt sinh thái (giữ nước, làm cây che bóng, giảm bướt nhiệt độ ngoài trời và trong nhà…). Đặc biệt, ở những nơi có địa hình dốc, cây ăn quả được trồng theo hình vẩy cá, cây có tầng tán rộng nên ngăn cản được tốc độ của hạt mưa, cây có bộ rễ lớn nên giữ lại nước trong đất, hạn chếđược quá trình xói mòn, rửa trôi. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là rất ít không làm ảnh hưởng đến môi trường.
56