Để đánh giá sinh trưởng của Giỏi xanh trên địa bàn huyện đề tài tiến hành nghiên cứu trên 2 xã: Khánh Thiện (Giổi xanh 10 năm tuổi), Khánh Thiện (Giổi xanh 20 năm tuổi), Khánh Thiện (Giổi xanh 3 tuổi), xã Khai Trung (Giổi xanh 5 năm tuổi) tại mỗi xã lập 12 OTC diện tích 500 m2
.
Kết quả thu được về sinh trưởng Giổi xanh được trình bày ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Sinh trưởng của Giổi xanh tại 2 xã Khánh Thiện và Khai Trung Địa điểm Diện tích (ha) Tuổi Mật độ (Cây/ha) D1.3 (cm) ∆D1.3 (cm) Hvn (m) ∆Hvn (m) Tỷ lệ sống (%) Khánh Thiện 6,5 10 860 10,6 1,06 11,9 1,19 Khánh Thiện 3,5 20 830 21,3 1,07 18,3 0,92 Khánh Thiện 11,0 3 1000 2,7 0,90 2,8 0,93 95% Khai Trung 8,0 5 1000 6,2 1,24 4,8 0,96 96%
51 Từ bảng 3.2 ta thấy:
- Sinh trưởng đường kính:
Đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng tạo nên trữ lượng rừng, tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm chỉ tiêu này quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Sinh trưởng về đường kính chịu ảnh hưởng bởi loài cây trồng, điều kiện lập địa cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động. Giổi xanh là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng tương đối nhanh về đường kính. Tại địa bản nghiên cứu:
Giổi xanh tuổi 3 có D1.3 là 2.7cm, ∆D1.3 là 0.93cm, giai đoạn tuổi 5 D1.3 6.2cm, ∆D1.3 là 1.24cm, ở tuổi 10 tại xã Khánh Thiện có D1.3 là 10.6cm, ∆D1.3 là 1.06cm, ở tuổi 20 tại xã Khánh Thiện có D1.3 là 21.3cm, ∆D1.3 là 1.07cm cho thấy đây là loài cây sinh trưởng tương đối nhanh, tăng trưởng bình quân chung về đường kính đạt 0.9 – 1.24cm/năm.
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn:
Cùng với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính thì chiều cao vút ngọn cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trưởng của cây rừng cũng như trữ lượng lâm phần.
Chiều cao là một nhân tố cấu thành thể tích thân cây, trữ lượng lâm phần và nó cũng là một trong những nhân tố các bảng biểu chuyên phục vụ cho công tác điều tra, kinh doanh lợi dụng rừng, phản ánh khả năng tận dụng đất đai một cách trung thực nhất và là nhân tố lập biểu cấp đất. Tùy từng mục đích kinh doanh lợi dụng rừng mà chỉ tiêu chiều cao có một ý nghĩa quan trọng khác nhau.
Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Giổi xanh tại Lục Yên từ bảng trên cho thấy Hvn ở tuổi 3 tại xã Khánh Thiện đạt trung bình 2.8m, ∆Hvn là 0.93m. Ở tuổi 5 tại xã Khai Trung Hvn là 4.8, ∆Hvn là 0.96m. Ở tuổi 10 tại xã Khánh Thiện Hvn là 11.9m, ∆Hvn là 1.19m. Ở tuổi 20 tại xã
52
Khánh Thiện Hvn là 18.2m, ∆Hvn là 0.92m. Từ kết quả trên cho thấy sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh trong khu vực nghiên cứu là tương đối nhanh với tăng trưởng bình quân chung đạt từ 0.92 – 1.19m, trong đó cao nhất là ở Giổi xanh tuổi 10 tại xã Khánh Thiện và thấp nhất ở tuổi 20 tại xã Khai Trung.
Từ kết quả điều tra Giổi xanh mới trồng 3 và 5 cũng cho thấy: cây giổi xanh sinh trưởng và phát triển tốt, không có biểu hiện về sâu bệnh; tỷ lệ cây sống đạt trên 95%.