Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 51)

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá đã có về tình hình thực hiện, triển khai và các cơ chế chính sách, hướng dẫn kỹ thuật, các mô hình áp dụng cho trồng rừng Giổi xanh tại huyện Lục Yên

Kết hợp giữa đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh tại địa phương với kết quả khảo sát đánh giá trên thực địa.

42

Hình 2.1: Sơ đồ điều tra, đánh giá 2.2.2. Phương pháp cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp kế thừa

- Thu thập các số liệu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của huyện theo phương pháp phỏng vấn và kế thừa tài liệu.

- Thu thập các nghiên cứu khoa học về phát triển rừng trồng Giổi xanh tại địa phương

Thu thập số liệu thông tin ở huyện Lục Yên

Các thông tin về kỹ thuật Các thông tin về cơ chế, chính sách, đầu tư Các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Điều tra, khảo sát thực địa, đo đếm đánh giá sinh trưởng, điều tra đánh giá hiệu quả

xã hội – môi trường – kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phân tích, xử lý thông tin, số liệu

Đề xuất các giải pháp kỹ

43

- Thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Các thông tin, số liệu và tiến độ thực hiện trồng rừng ở địa phương.

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất tại địa phương.

2.2.2.2. Phương pháp điều tra

- Sử dụng phương pháp điều tra ÔTC điển hình tạm thời, ÔTC dùng để thu thập các số liệu: Điều kiện lập địa, tuổi cây (tuổi rừng trồng), tỷ lệ sống, chất lượng sinh trưởng, D, H,…lập ÔTC trên diện tích rừng trồng (ÔTC 500m2). Mỗi độ tuổi lập 12 OTC, lập trên 4 độ tuổi là tuổi 3, tuổi 5, tuổi 10 và tuổi 20. Tổng số OTC lập là 48.

Số liệu điều tra rừng trồng được ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 01. Điều tra rừng trồng

Tuổi cây:……. Ngày điều tra:….

OTC số……… Người điều tra:…..

STT D1.3 (cm) Hvn Hdc

Chất lượng

ĐT NB TB

Điều tra phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn các xã về cơ cấu thu nhập của hộ gia đình để từ đó đánh giá tầm quan trọng của Giổi xanh với người dân địa bàn huyện. Mỗi tuổi phỏng vấn 5 hộ có trồng Giổi xanh với diện tích lớn nhất trên địa bàn. Kết quả phỏng vấn được ghi vào mẫu phiếu sau:

44

Biểu 02. PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ THU NHẬP KINH TẾ TỪ CÂY GIỔI XANH

Ngày điều tra:………

Tên chủ hộ:………dân tộc:……… Nhân khẩu:………

Số lao động:……….. Địa chỉ:……….

Ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin về thu nhập của gia đình ta

1. Ngun thu nhp ca gia đình trong năm va qua

Nguồn thu Thu nhập

1. Nông nghiệp Lúa, hoa màu Cây ăn quả Chăn nuôi Lâm nghiệp Giổi xanh Cây khác Nguồn khác Tổng cộng 2. Din tích các loi đất mà gia đình đang qun lý và s dng:

Loại đất Diện tích (ha)

45

2.2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập sẽ tính toán và xử lý trên các phần mềm máy tính thông dụng excel, SPSS [36], [37], [38].

- Trị số trung bình được tính theo trung bình cộng:

n xi

X = ∑

Trong đó: X: là trị số trung bình

Xi: là giá trị của các thể theo i N: Dung lượng mẫu

Hệ số biến động được tính theo công thức:

100

0

0 x

S = XtbS

Phân tích và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Giổi xanh theo phương pháp động sau:

+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV): NPV là hiếu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình, sau khi

đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại và được tính theo công thức sau: ∑ = + − = n t r Ct Bt t NPV 0 ) 1 (

Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng Bt: Giá trị thu nhập ở năm t

Ct: Giá trị chi phí ở năm t

T: Thời gian thực hiện của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t

NPV dùng để đánh giá hiệu quả, chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV>0 thì có hiệu quả và ngược lại.

46 CPV BPV n i i r Ci n i i r Bi BCR = ∑ ∑ = = + = + 0 (1 ) 0 (1 )

Trong đó: BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập

CPV: Giá trị hiện tại của chi phí + Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)

∑ = + − = m l i r Ci Bi i o ) 1 (

IRR được tính theo % được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

47

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng gây trồng Giổi xanh trên địa bàn huyện Lục Yên 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Lục Yên, toàn huyện có 57814.93ha rừng, những năm gần đây huyện đã giao đất, giao rừng cho hộ dân đạt 90% diện tích đất quy hoạch cho phát triển nông lâm nghiệp. Đời sống của người dân được cải thiện tương đối tốt nhờ vào sản phẩm của ngành nông – lâm nghiệp.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Lục Yên STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 80.898,34 100%

I. Đất phi nông nghiệp 7003,10 8,6

II. Đất khác 15276,70 19,0

III. Đất nông nghiệp + Lâm nghiệp 58618,50 72,4

3.1. Đất nông nghiệp 8901,60 11,0 3.2 Đất lâm nghiệp 49716,90 61,4 3.3.1 Đất rng t nhiên phòng h 12885,40 15,9 3.3.2 Đất rng t nhiên sn xut 12454,17 15,3 3.3.3 Đất rng trng 24377,33 30,1 3.3.3.1 Đất rừng trồng Bồ đề 4996,20 20,49 3.3.3.2 Đất rừng trồng keo 6404,70 26,27 3.3.3.3 Đất rừng trồng Mỡ 744,83 3,05 3.3.3.4 Đất rừng trồng Bạch đàn 184,30 0,75 3.3.3.5 Đất rừng trồng Quế 178,60 0,73 3.3.3.6 Đất rừng trồng Xoan ta 578,50 2,37 3.3.3.7 Đất rừng trồng Trẩu 277,20 1,13 3.3.3.8 Đất trồng Giổi xanh 29,00 0,11 3.3.3.9 Đất rừng trồng tre nứa+cây khác 5192,00 21,17

48

Diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Lục Yên là: 24377.33ha, chiếm 30.1% diện tích đất rừng toàn huyện, quỹ đất này tương đối lớn cho thấy các cấp chính quyền cũng như người dân trong huyện nỗ lực trồng và bảo vệ rừng đảm bảo đời việc làm và đời sống của người dân. Những cây trồng chính ở huyện gồm: Keo, Bồ đề, Mỡ, Xoan ta. Trong đó:

Keo là cây trồng mũi nhọn của huyện: 6404,70 ha chiếm 26,27% diện tích rừng trồng của huyện.

Diện tích đất trồng Giổi xanh chưa nhiều có 29,0 ha chiếm 0,11% diện tích rừng trồng của huyện, do đây là loài cây có giá trị lợi nhuận dòng cao nhưng lại là cây có chu kỳ kinh doanh rất dài và hiện tại các chính sách để thu hút người dân phát triển loài cây này mới bắt đầu được triển khai trong một vài năm gần đây trên địa bàn huyện.

Cần được xác định Giổi xanh là cây có thế mạnh và tiềm năng rất lớn, lại phát triển tốt trên địa bàn. Chính quyền địa phương và người dân cần áp dụng khoa học mới vào việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hạt Giổi xanh.

Diện tích đất chưa có rừng trên địa bàn huyện còn không nhiều 1151.78ha chiếm 1.42% diện tích đất tự nhiên. Đây cũng được coi là một trong những trở ngại nếu muốn phát triển trồng Giổi xanh trên địa bàn huyện. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch, quy hoạch sử dụng hợp lý quỹ đất trên địa bàn.

3.1.2. Đánh giá sự thích hợp của Giổi xanh trên địa bàn nghiên cứu

- Tại khu vực nghiên cứu với diện tích trồng Giổi xanh trên địa bàn xã Khánh Thiện có 10 ha trồng Giổi hạt và Giổi xanh có tuổi từ 10 năm tuổi đến 40 năm tuổi, cây phát triển tốt có D1,3 = 10,6cm đến D1,3 = 40cm, Hvn = 10,9m đến Hvn = 30m tỉ lệ hạt được thu hoạch hàng năm 0,6 đến 0,8 kg/cây/năm.

49

- Giổi xanh mới trồng năm 2013 trên địa bàn xã Khánh Thiện với diện tích trồng là 11,0ha, tính đến thời điểm khảo sát đo đếm sinh trưởng D,H gần 2 năm tuổi Dtb = 2,7cm; Htb = 2,8m.

- Giổi xanh mới trồng năm 2011 trên địa bàn xã Khai Trung với diện tích trồng là 8,0ha, tính đến thời điểm khảo sát đo đếm sinh trưởng D,H là 4 năm tuổi Dtb = 6,2cm; Htb = 4,8m.

- Theo kết quả nghiên cứu đất đai trên địa bàn huyện cho thấy đất trong khu vực nghiên cứu có những đặc điểm như sau:

- Loại đất là đất mùn đỏ vàng phát triển triển trên phiến thạch sét, đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất.

- Độ dày tầng đất: 80-90 cm - Thành phần cơ giới: thịt nhẹ

Kế thừa tài liệu nghiên cứu về sự thích nghi của Giổi xanh đối với điều kiện tự nhiên của đề xuất dự án trồng Giổi xanh cho thấy Giổi xanh sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu và đất đai như sau:

Điu kin khí hu, địa hình để trng

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 20 - 250 c - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 160 c - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 29,50 c - Độ ẩm không khí trung bình 80%

- Lượng mưa trung bình năm 1500mm - 2500mm - Độ cao so với mực nước biển từ 100m - 150m - Đất có độ dốc≤ 250

c

Điu kin đất đai.

- Giổi xanh sinh trưởng tốt trên các loại đất khác nhau, từ loại đất phát triển trên đá Macma axít phổ biến ở Miền trung, Tây nguyên, trên đất xám phù xa cổ bạc màu ở vùng đông nam bộ và các loại đất feralit phát triển trên

50

dá mẹ phiến thạch sét, phiến thạch mica, đá biến chất ở miền núi phía bắc. Tuy nhiên, Giổi xanh là cây ưa ẩm, nên thích hợp với độ xâu tầng đất > 60cm, đất ẩm, thoát nước. Đất tốt, giàu mùn hàm lượng mùn từ 4 - 10%, hàm lượng K..0 deex tiêu, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Đất hơi chua, độ PH kcl từ 4,5 - 5,5.

Như vậy có thể thấy Giổi xanh tương đối thích hợp với điều kiện đất và khí hậu của khu vực nghiên cứu, đây là cơ sở để phát triển rộng loài cây này tại khu vực.

3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của Giổi xanh

Để đánh giá sinh trưởng của Giỏi xanh trên địa bàn huyện đề tài tiến hành nghiên cứu trên 2 xã: Khánh Thiện (Giổi xanh 10 năm tuổi), Khánh Thiện (Giổi xanh 20 năm tuổi), Khánh Thiện (Giổi xanh 3 tuổi), xã Khai Trung (Giổi xanh 5 năm tuổi) tại mỗi xã lập 12 OTC diện tích 500 m2

.

Kết quả thu được về sinh trưởng Giổi xanh được trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Sinh trưởng của Giổi xanh tại 2 xã Khánh Thiện và Khai Trung Địa điểm Diện tích (ha) Tuổi Mật độ (Cây/ha) D1.3 (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Hvn (m) Tỷ lệ sống (%) Khánh Thiện 6,5 10 860 10,6 1,06 11,9 1,19 Khánh Thiện 3,5 20 830 21,3 1,07 18,3 0,92 Khánh Thiện 11,0 3 1000 2,7 0,90 2,8 0,93 95% Khai Trung 8,0 5 1000 6,2 1,24 4,8 0,96 96%

51 Từ bảng 3.2 ta thấy:

- Sinh trưởng đường kính:

Đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng tạo nên trữ lượng rừng, tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm chỉ tiêu này quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Sinh trưởng về đường kính chịu ảnh hưởng bởi loài cây trồng, điều kiện lập địa cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động. Giổi xanh là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng tương đối nhanh về đường kính. Tại địa bản nghiên cứu:

Giổi xanh tuổi 3 có D1.3 là 2.7cm, ∆D1.3 là 0.93cm, giai đoạn tuổi 5 D1.3 6.2cm, ∆D1.3 là 1.24cm, ở tuổi 10 tại xã Khánh Thiện có D1.3 là 10.6cm, ∆D1.3 là 1.06cm, ở tuổi 20 tại xã Khánh Thiện có D1.3 là 21.3cm, ∆D1.3 là 1.07cm cho thấy đây là loài cây sinh trưởng tương đối nhanh, tăng trưởng bình quân chung về đường kính đạt 0.9 – 1.24cm/năm.

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn:

Cùng với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính thì chiều cao vút ngọn cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trưởng của cây rừng cũng như trữ lượng lâm phần.

Chiều cao là một nhân tố cấu thành thể tích thân cây, trữ lượng lâm phần và nó cũng là một trong những nhân tố các bảng biểu chuyên phục vụ cho công tác điều tra, kinh doanh lợi dụng rừng, phản ánh khả năng tận dụng đất đai một cách trung thực nhất và là nhân tố lập biểu cấp đất. Tùy từng mục đích kinh doanh lợi dụng rừng mà chỉ tiêu chiều cao có một ý nghĩa quan trọng khác nhau.

Kết quả điều tra sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Giổi xanh tại Lục Yên từ bảng trên cho thấy Hvn ở tuổi 3 tại xã Khánh Thiện đạt trung bình 2.8m, ∆Hvn là 0.93m. Ở tuổi 5 tại xã Khai Trung Hvn là 4.8, ∆Hvn là 0.96m. Ở tuổi 10 tại xã Khánh Thiện Hvn là 11.9m, ∆Hvn là 1.19m. Ở tuổi 20 tại xã

52

Khánh Thiện Hvn là 18.2m, ∆Hvn là 0.92m. Từ kết quả trên cho thấy sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh trong khu vực nghiên cứu là tương đối nhanh với tăng trưởng bình quân chung đạt từ 0.92 – 1.19m, trong đó cao nhất là ở Giổi xanh tuổi 10 tại xã Khánh Thiện và thấp nhất ở tuổi 20 tại xã Khai Trung.

Từ kết quả điều tra Giổi xanh mới trồng 3 và 5 cũng cho thấy: cây giổi xanh sinh trưởng và phát triển tốt, không có biểu hiện về sâu bệnh; tỷ lệ cây sống đạt trên 95%.

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên khả năng sinh trưởng của cây 3.3.1. Hiệu quả kinh tế 3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các khoản thu thập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản còn lại sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí đầu tư cho 1ha rừng trồng bao gồm: Chi phí cây con, phân bón, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Sau khi trồng căn cứ vào hồ sơ thiết kế trồng rừng, căn cứ vào điều tra phỏng vấn hộ gia đình về những chi phí trực tiếp và thu nhập tính cho 1ha trồng rừng thực tế. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Chi phí đầu tư cho 1ha rừng trồng, chăm sóc và bảo vệ

Hạng mục Chi phí (VNĐ)

Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 1 38.527.126

Chăm sóc, bảo vệ từ năm 2 đến năm 20 38.317.800

53

Giổi xanh sau khi trồng đến năm thứ 8 thì có thể cho thu hoạch hạt và sau 20 năm có thể cho thu hoạch gỗ. Dựa trên nhu cầu và giá cả thị trường ta có thể tính tổng thu nhập trung bình của 1ha Giổi xanh như sau:

Đây là cây gỗ quý có giá trị cao về mặt kinh tế. Gỗ giổi có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ vàng, mịn, đẹp, bền, không bị mối mọt, không cong vênh, dùng để đóng đồ dùng gia đình, mỹ nghệ…

- Trong tự nhiên giờ đây không có để khai thác nữa nên loại gỗ này trở thành quý và hiếm, cần được bảo vệ và đang nằm trong sách đỏ Việt Nam do đó rất dễ tiêu thụ. Hạt Giổi xanh được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị và có giá trị cao trên thị trường. Sau 8 năm trồng ta thu được hạt với sản lượng trung bình 0.8-1kg hạt/cây/năm và sau 20 năm được thu gỗ khoảng 1m3/ 1 cây.

Bảng 3.4. Thu nhập tính cho 1ha rừng trồng Giổi xanh

Năm Hạng mục Khối lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ)

Từ tuổi 8-đến tuổi 19 Hạt 1000 kg 1500 1.500.000.000 Từ tuổi 20 trở lên Gỗ 120 15000 1.800.000.000 Tổng 3.300.000.000

Cân đối chi phí và thu nhập cho 1ha rừng cây Giổi xanh và tính toán các chỉ tiêu đánh giá. Sau khi xác định được toàn bộ thu nhập và chi phí cho

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)