Hiện trạng một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 43)

a, Ngành Nông lâm nghip

Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt 5,4%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp 38,5%.

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2010 đạt 283 tỷ đồng.

Trong sản xuất nông lâm nghiệp cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và lâm ngư nghiệp. Các vùng sản xuất tập trung dần được hình thành, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được nhân dân quan tâm. Các cây, con có giá trị kinh tế đã được người dân đầu tư phát triển. Xu hướng phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hoá và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đã được người dân quan tâm.

Tuy nhiên, do điều kiện địa hình miền núi nên việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn; Năng suất lao động nhìn chung còn thấp, trình độ lao động nông lâm nghiệp cũng còn nhiều hạn chế; Năng suất, chất lượng sản phẩm đã có nhiều tiến bộ, song việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được áp dụng sâu rộng, nhiều địa phương chưa thay đổi được tập quán sản xuất, chăn nuôi kiểu cũ, vì vậy năng suất chất lượng sản phẩm còn thấp, nhiều sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc phát triển các cây, con có giá trị kinh tế cao đã được người dân tiếp cận và hưởng ứng, song thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là về vốn, kỹ thuật và khả năng tiếp cận của người dân còn hạn chế.

Các Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn những năm qua được đầu tư khá đồng đều, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

28

Nông nghip:

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tăng trưởng theo hướng ổn định, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 3,6%/năm. Về giá trị sản xuất năm 2010 đạt 215 tỷ đồng.

Trong sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, việc đầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp cũng được chú trọng, như xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương tưới tiêu, trại giống lúa, giống cá, giống cây lâm nghiệp.

Về cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi; nâng cao chất lượng cây giống, con giống, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích chuyển dịch từ kinh tế thuần nông sang kinh tế trang trại kiêm ngành nghề phụ. Giải quyết tốt vấn đề thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Về trồng trọt: Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp đang giảm theo hướng tích cực, năm 2005 chiếm tỷ trọng là 78%, năm 2010 giảm xuống là 69,8%.

+ Cây lương thực: Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2010 là 12.063,3 ha, tổng sản lượng đạt 52.655 tấn. Bình quân lương thực có hạt/người/năm đạt 445 kg.

+ Cây công nghiệp hàng hóa và cây lâu năm: Diện tích cây Đậu tương được duy trì thực hiện năm 2010 đạt 608,2 ha, chủ yếu tập trung phát triển tại các xã Mai Sơn, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Khai Trung; Cây lạc thực hiện năm năm 2010 là 857 ha, chủ yếu tại các xã Minh Xuân, Vĩnh Lạc, Minh

29

Tiến, Tân Lập; Cây chè tổng diện tích đến năm 2010 đạt 382 ha, chủ yếu phát triển tại các xã dọc Quốc lộ 70.

- Chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2005 chiếm 22%, năm 2010 đạt 30,2%.

Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, quy mô tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn gia súc chính năm 2010 là 99.751 con.

Trong đó: Tổng đàn trâu năm 2010 đạt 25.139 con; Tổng đàn bò năm 2010 là 2.400 con; Tổng đàn lợn năm 2010 là 72.100 con.

+ Đàn gia cầm phát triển ổn định, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 4,2%, năm 2010 là 516.000 con.

Trong giai đoạn vừa qua, chỉ tiêu tổng đàn bò không đạt mục tiêu là do tập quán chăn thả của người dân và do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, giá cả một số mặt hàng thức ăn tăng cao nên việc phát triển đàn bò giảm sút.

Lâm nghip

Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được chú trọng, đặc biệt là công tác trồng mới rừng lâm nghiệp. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (Giá thực tế) năm 2010 đạt 77,4 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 là 14%

Tổng diện tích rừng của huyện năm 2008 đạt 53.732 ha (trong đó: rừng sản xuất 37.129,7 ha; rừng phòng hộ 16.594,6 ha; rừng đặc dụng 8,05 ha) và được giữ ổn định về diện tích đến năm 2010. Tổng diện tích rừng trồng mới 5 năm đạt 9.315 ha, trong đó năm 2009 đạt 2.000 ha, năm 2010 đạt 2.000 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2010 là 65,5%.

Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được tăng cường, tổng diện tích rừng thực hiện năm 2010 là 53.725 ha.

30

Thy sn

Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện duy trì đầu tư ổn định đạt 300 ha. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2010 đạt 50,6 tỷ đồng.

Về sản lượng nuôi trồng thủy sản nhìn chung chưa cao, do nhân dân ít đầu tư thâm canh, nhiều diện tích mặt nước chưa được khai thác sử dụng hoặc được sử dụng với hình thức quảng canh nên năng suất, sản lượng thấp, giống chủ yếu là giống truyền thống, chất lượng chưa cao. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2010 đạt 800 tấn.

Trên địa bàn huyện còn có diện tích hồ Thác Bà trên 4.000 ha mặt nước phục vụ công tác nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, tuy vậy huyện cũng chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh này.

b, Ngành Công nghip, Tiu th công nghip

Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp - TTCN bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 19,7%.

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN năm 2010 là 95 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong những năm vừa qua về cơ bản vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của nhà nước trong giai đoạn vừa qua tổng mức đầu tư trong ngành công nghiệp - TTCN tăng; trong đó chủ yếu đầu tư vào các hoạt động khai thác khoáng sản như: Đá Block, Quặng sắt, gạch, chế tác đá, tranh đá...

Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn đạt và vượt so kế hoạch. Tuy nhiên, cũng còn một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, do đó ảnh hưởng tới giá trị sản xuất ngành công nghiệp như:

+ Đá Block: Thực hiện năm 2010 đạt 8.000 m3, sản lượng còn thấp là do trong giai đoạn vừa qua nhiều đơn vị đang trong giai đoạn thăm dò, chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương đầu tư chế biến sâu của tỉnh nhiều đơn vị đã tập chung vốn cho xây dựng cơ sở chế biến.

31

+ Bột đá: Thực hiện năm 2010 đạt 5.000 tấn, sản lượng đạt thấp là do huyện ở vị trí xa các nơi tiêu thụ, do đó công cước vận chuyển cao, vì vậy khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm kém.

+ Giấy đế xuất khẩu: Thực hiện năm 2010 đạt 500 tấn, nguyên nhân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên thị trường tiêu thụ giảm.

Về quy hoạch cụm công nghiệp: Đã hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp huyện Lục Yên gồm 3 cụm nhỏ đó là cụm công nghiệp thị trấn Yên Thế qui mô 50 ha, cụm công nghiệp xã Tân Lĩnh quy mô 30 ha, cụm công nghiệp xã Vĩnh Lạc qui mô 30 ha và triển khai xây dựng theo quy hoạch được duyệt để thu hút các nhà đầu tư.

Về kinh tế tiểu thủ công nghiệp địa phương cũng có sự chuyển biến rõ rệt về ngành nghề, quy mô sản xuất. Một số ngành nghề thủ công truyền thống địa phương cũng được chú trọng và phát triển như: mộc dân dụng, mây tre đan, dệt vải ... và đặc biệt là sản xuất tranh đá quý, chế tác đá... trong những năm gần đây phát triển mạnh.

Tổng số vốn đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2006 - 2010 là 419,4 tỷ đồng.

c, Ngành dch v

Tốc độ tăng trưởng ngành Dịch vụ thời kỳ 2006-2010 bình quân là 22,1%; Tỷ trọng ngành Dịch vụ tăng từ 24% năm 2005 tăng lên 30,7% năm 2010.

Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ (Giá CĐ 1994) năm 2005 đạt 80,22 tỷ đồng, năm 2010 đạt 218 tỷ đồng.

Về phát triển dịch vụ trên địa bàn:

- Về Thương mại - Du lịch: Tốc độ phát triển thương mại trong giai đoạn vừa qua đạt khá, bình quân tăng 23,7%/năm, giá trị sản suất (Theo giá CĐ) tăng mạnh từ 34,9 tỷ đồng năm 2005, lên 100,9 tỷ đồng năm 2010.

32

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá thực hiện năm 2005 đạt 85 tỷ đồng, tăng lên 250 tỷ đồng năm 2010.

- Về vận tải - bưu điện: Tốc độ phát triển trong giai đoạn vừa qua đạt khá cao, bình quân giai đoạn đạt 24,9%, giá trị sản xuất (tính theo giá CĐ) năm 2005 đạt 14 tỷ đồng, năm 2010 đạt 42,6 tỷ đồng.

- Về các dịch vụ khác: Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn vừa qua đạt 18,9%, giá trị sản xuất (tính theo giá CĐ) năm 2005 đạt 31,32 tỷ đồng năm 2010 đạt 74,5 tỷ đồng.

Trong những năm vừa qua các hình thức dịch vụ gia tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, doanh thu dịch vụ chủ yếu vẫn là từ các ngành Ngân hàng, Bưu chính, Viễn thông, vận tải, nhà hàng, nhà

nghỉ... Trong đó, dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách ngày càng được đầu tư phát triển. Về vận tải hành khách chủ yếu tập trung đầu mối tại trung tâm thị trấn mở các tuyến đi các xã và trung tâm tỉnh Yên Bái và các tỉnh khác. Vận tải hành khách chủ yếu do Công ty cổ phần vận tải Yên Bái đảm nhận, trong những năm gần đây đã phát triển mạng lưới vận tải đường thuỷ vùng sông Chảy và vùng hồ Thác Bà với quy mô nhỏ do tư nhân đảm nhận, rất thuận tiện cho việc giao lưu với các xã vùng hồ và tỉnh Yên Bái.

V phát trin Du lch:

Giai đoạn 2006-2010 hoạt động du lịch đã được huyện quan tâm mở ra nhiều ttriển vọng khai thác tiềm năng danh lam thắng cảnh, tham quan di tích. Hiện tại đã và đang hình thành tua du lịch trên địa bàn huyện: Chợ đá quý - Động Hương Thảo (Tân lập) - Di tích khảo cổ học Đại Cại, Miếu Tháp Hắc Y (Tân Lĩnh) - Bình nguyên xanh xã Khai Trung - Di tích lịch sử chiến khu Cổ Văn (Mường lai) - Di tích nơi thành lập Trung đoàn 165 (Khánh Thiện). Trên cơ sở xác định tua, tuyến các điểm du lịch chính, các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương.

33

Cụm du lịch Tháp Hắc Y - Đền đại Cại - Chùa São: được đầu tư phát triển theo hướng văn hóa - tâm linh và cảnh quan danh thắng. Hiện nay đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục kiên cố, tôn tạo phục tráng các hình tượng văn hóa lịch sử. Hàng năm, huyện đều duy trì tổ chức lễ hội vào đầu xuân.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua thế mạnh về du lịch của huyện chưa được khai thác triệt để, số lượng khách tham quan du lịch còn hạn chế; Các địa danh, thắng cảnh du lịch của huyện chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và chưa gắn được với các tua du lịch lớn trong nước. Mặt khác, công tác quảng bá, giới thiệu, thông tin về tiềm năng du lịch của huyện còn chưa sâu, rộng.

Hot động xut nhp khu:

Hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều cố gắng, song giá trị xuất khẩu nhiều năm qua đạt thấp, nguồn hàng xuất khẩu chưa đa dạng phong phú, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2005 đạt 1,3 triệu USD, năm 2010 đạt 10 triệu USD.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)