Đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên khả năng sinh trưởng của cây

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 62)

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các khoản thu thập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản còn lại sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí đầu tư cho 1ha rừng trồng bao gồm: Chi phí cây con, phân bón, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Sau khi trồng căn cứ vào hồ sơ thiết kế trồng rừng, căn cứ vào điều tra phỏng vấn hộ gia đình về những chi phí trực tiếp và thu nhập tính cho 1ha trồng rừng thực tế. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Chi phí đầu tư cho 1ha rừng trồng, chăm sóc và bảo vệ

Hạng mục Chi phí (VNĐ)

Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 1 38.527.126

Chăm sóc, bảo vệ từ năm 2 đến năm 20 38.317.800

53

Giổi xanh sau khi trồng đến năm thứ 8 thì có thể cho thu hoạch hạt và sau 20 năm có thể cho thu hoạch gỗ. Dựa trên nhu cầu và giá cả thị trường ta có thể tính tổng thu nhập trung bình của 1ha Giổi xanh như sau:

Đây là cây gỗ quý có giá trị cao về mặt kinh tế. Gỗ giổi có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ vàng, mịn, đẹp, bền, không bị mối mọt, không cong vênh, dùng để đóng đồ dùng gia đình, mỹ nghệ…

- Trong tự nhiên giờ đây không có để khai thác nữa nên loại gỗ này trở thành quý và hiếm, cần được bảo vệ và đang nằm trong sách đỏ Việt Nam do đó rất dễ tiêu thụ. Hạt Giổi xanh được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị và có giá trị cao trên thị trường. Sau 8 năm trồng ta thu được hạt với sản lượng trung bình 0.8-1kg hạt/cây/năm và sau 20 năm được thu gỗ khoảng 1m3/ 1 cây.

Bảng 3.4. Thu nhập tính cho 1ha rừng trồng Giổi xanh

Năm Hạng mục Khối lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ)

Từ tuổi 8-đến tuổi 19 Hạt 1000 kg 1500 1.500.000.000 Từ tuổi 20 trở lên Gỗ 120 15000 1.800.000.000 Tổng 3.300.000.000

Cân đối chi phí và thu nhập cho 1ha rừng cây Giổi xanh và tính toán các chỉ tiêu đánh giá. Sau khi xác định được toàn bộ thu nhập và chi phí cho 1ha rừng trồng, lấy mức lãi suất vay vốn trồng rừng tại địa phương thời điểm trồng rừng là 6% (năm 2014). Xác định các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR cho 1ha rừng tại bảng 3.5.

54

Bảng 3.5: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Giổi xanh

Chỉ tiêu Giá trị (VNĐ)

NPV 882179954.9

BCR 17.4

IRR 47%

Thu nhập bình quân năm 44108997.75

Từ bảng 3.5 ta thấy trồng Giổi xanh mang lại thu nhập trong 20 năm là 44.1 triệu đồng, thu nhập lợi nhuận dòng hiện tại (NPV) là 882.179.954 đồng, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 17.4 đồng. Cho thấy đây là loài cây thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương, việc hỗ trợ và khuyến khích người dân trong việc trồng loài cây này là rất cần thiết, cần được chú trọng.

3.3.2. Đánh giá thị trường và thu nhập của người dân từ Giổi xanh 3.3.2.1. Tầm quan trọng của Giổi xanh trong phát triển kinh tế - xã hội 3.3.2.1. Tầm quan trọng của Giổi xanh trong phát triển kinh tế - xã hội

Đề tài tiến hành phỏng vấn 20 hộ dân trên địa bàn xã Khánh Thiện thuộc huyện Lục Yên - Yên Bái đã trồng cây Giổi xanh lâu nay từ ngày xưa các cụ trồng và để lại phát triển và nhân rộng trước khi có các dự án của Nhà nước đem trồng, về quy mô và thu nhập từ trồng Giổi xanh của hộ gia đình, thu được kết quả: (Phụ biểu 08: Tổng hợp thu nhập của người dân).

Bảng 3.6. Thu nhập của người dân tại 2 xã thuộc huyện Lục Yên

Nguồn thu Thu nhập

(triệu đồng/năm) Tỷ lệ (%) 1. Nông nghiệp 35 50 2. Lâm nghiệp 15 42,8 2.1. Giổi xanh 10 14,2 3. Nguồn khác 5 7,2 Tổng cộng 70tr/năm 100

55

Là một huyện miền núi, với hình thức sản xuất kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu, chiếm khoảng 78% . Đề tài tiến hành phỏng vấn điều tra về thu nhập của 20 hộ dân trồng Giổi xanh tại xã Khánh Thiện và Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trong đó nông nghiệp là lĩnh vực chủ yếu, người dân ở đây đã gắn bó lâu đời với cây lúa nước và chăn nuôi gia súc, nên thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu là từ nông nghiệp chiếm 50%, ngoài ra lâm nghiệp cũng góp phần lớn trong thu nhập chiếm 42,8%

Theo biểu đồ tỷ trọng cho thấy cây Giổi xanh của các hộ gia đình có trồng loài cây này chiếm 7,2% trong tổng thu nhập ngành Lâm nghiệp, hiện nay ở địa phương cây Giổi xanh được chọn là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế Lâm nghiệp. Theo kết quả khảo sát từ các hộ trồng Giổi xanh thì 83% số hộ muốn mở rộng diện tích trồng Giổi xanh của gia đình. Nhưng do thiếu vốn, đất trồng rừng và kỹ thuật chăm sóc nên người dân trong xã vẫn chưa phát huy được tối đa tiền năng kinh tế của địa phương.

Do người dân đã ý thức được cây Giổi xanh đem lại giá trị kinh tế cao, giúp bà con thoát khỏi đói nghèo. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư để mở rộng và cải thiện chất lượng rừng Giổi xanh để đem lại sản lượng và năng suất cao hơn. Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, việc trồng giổi xanh còn góp phần gìn giữ nguồn nước, chống xói mòn và rửa trôi đất dốc, đảm bảo sự bền vững cho việc canh tác trên đất đốc.

3.3.2.2. Thực trạng tiêu thụ Giổi xanh trên địa bàn

Qua kết quả phỏng vấn người dân trồng Giổi xanh trên địa bàn huyện có thể thấy Giổi xanh trên ở đây được tiêu thụ chủ yếu tại địa phương để phục vụ cho các nhu cầu chính về gỗ trên địa bàn. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế nhu cầu gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.

- Trên địa bàn huyện và tỉnh Yên Bái hiện nay gỗ Giổi xanh và các loài gỗ quý cho các cơ sở chế biến đồ gia dụng và các công trình xây dựng, nguồn

56

cung không đủ cầu phải đi nhập khẩu từ Lào về đến huyện với giá 22tr/ 1m3 gỗ xẻ thành thanh, hộp, tấm… Hạt giổi hiện nay trên địa bàn không có nhiều nên cách bán chỉ phân phối tại địa phương bán theo hạt khi đến tay người dùng có giá 1500 đồng/1 hạt, nếu các hộ gia đình thu hái về phơi khô bán được giá 1000 đồng/1hạt (bán giao).

- Hiện nay Chi cục Kiểm lâm tỉnh có dự án phát triển từ năm 2011 đến nay gây trồng được gần 20 ha trên 6 thôn/ 2 xã, và đang tiếp tục đề xuất cấp thêm vốn trồng và phát triển loài cây này với diện tích rộng hơn nhưng đang chờ phê duyệt.

3.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Giổi xanh tại địa phương phương

Ngun ging:

- Giổi xanh được thu hái từ rừng giống hoặc các khu rừng giống chuyển

hoá, hoặc từ các cây trội đã được chọn lọc từ các khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thoả mãn những điều kiện sau:

- Cây lấy giống từ 20 tuổi trở lên (cây có đường kính D1,3 > 20cm), cây có hình thân thẳng, tròn đều, phân cành cao, không cong queo, sâu bệnh.

- Hạt giống có thể được mua từ các đơn vị có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Hạt giống cần xử lý, cần có lý lịch và phiếu kiểm nghiệm chất lượng sinh lý kèm theo.

Thu hái ht ging:

- Giổi xanh ra hoa từ tháng 1 đến tháng 4, quả chín từ tháng 8 đến tháng 10 ở các tỉnh Miền Ttrung và Tây Nguyên; Từ tháng 9 đến tháng 10 các tỉnh Miền Bắc.

- Chỉ thu quả khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng sẫm, tử y có màu đỏ, hạt cứng có màu đen; thu hai khi quả đã chín sinh lý và bắt đầu rụng hạt ra ngoài.

57

- Phương thức thu hái: Dùng sào có móc để thu hái những chùm quả hoặc trèo lên cây hái quả, không chặt cành hoặc ken cây làm ảnh hưởng đến tán cây.

Chế biến và bo qun ht:

- Chế biến: Quả sau khi thu hái về cần ủ vài ngày cho chín đều cần phơi ra nắng nhẹ để tách lấy hạt. Hạt giổi có lớp thịt màu đỏ bên ngoài, do vậy hạt sau khi tách cho hạt vào bao tải rồi trà, sát phần vỏ hạt, đãi sạch, để ráo nước. Hạt được phơi trong nắng nhẹ 1 - 2 ngày, có thể gieo ngay hoặc đem bảo quản. Tỷ lệ nảy mầm ban đầu từ 50 - 70%. 1kg hạt trung bình có từ 3.300 - 4.500 hạt.

- Chỉ thu những hạt đen mảy, đều, phôi cứng, tử y có màu đỏ; không thu những hạt có tử y có màu vàng.

- Bảo quản: Hạt được bảo quản theo các phương pháp sau:

+ Bảo quản ẩm: Hạt Giổi có độ ẩm trong hạt cao, nên không chịu được sự mất nước. do vậy sau khi chế biến chỉ hong hạt trong bóng râm cho ráo nước, không được phơi hạt ra nắng. Trong trường hợp cần phải bải quản, áp dụng phương thức bảo quản bằng cát ẩm có độ ẩm từ 8 - 10% (nắm một nắm cát trong tay khi bỏ ra cát không bị rơi). Trộn hạt với cát ẩm với tỷ lệ 1 phần hạt - 3 phần cát ẩm theo thể tích, để nơi râm mát, thoát nước, có mái che, bên trong đống hạt phủ một lớp cát dày 3- 5cm. Định kỳ 10 - 15 ngày đảo hạt tạo thoáng khí, kiểm tra độ ẩm, để bổ sung nước nhằm luôn giữ độ ẩm cho cát. Phương pháp này có thể giữ được sức này mầm trong vòng 3 tháng.

+ Bảo quản lạnh: Hạt được gói kín cho vào túi nilon buộc kín lại, bảo quản nơi có nhiệt độ 5 - 100C thì giữ hạt được từ 6 - 9 tháng.

Tiêu chun ht ging.

- Hạt đen, sạch, tỷ lệ nảy mần trên 85%. - Một kg có từ 4.500 - 5.000 hạt

58

Tiêu chun cây con xut vườn.

- Cây con nuôi trong vườn ươm từ 8 tháng tuổi trở lên - Đường kính gốc trung bình từ 0,4-0,8cm

- Chiều cao trung bình từ 40-100cm

- Sinh trưởng khoẻ mạnh, không sâu bệnh.

Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng

Giổi xanh được trồng để làm giàu rừng, hoặc trồng toàn diện (trồng rừng tập trung).

Tổng kết được các biện pháp gây trồng truyền thống của nhân dân địa phương cho nhiều loài nói chung và loài Giổi xanh nói riêng.

Tổng kết đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc trồng cây Giổi xanh.

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để phát triển rừng bền vững loài cây này có giá trị kinh tế cho nhân dân trong huyện.

Phương thc và thi v trng rng:

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài, trồng hỗn loài với các loài cây bản địa khác (Keo, Thông, Trám,…).

- Thời vụ trồng: Các tỉnh miền Bắc trồng vào vụ xuân (tháng 2-3) muộn nhất 15/4 hay vụ thu (tháng 7-8).

- Đối tượng: Đất trống (đất rừng sau khai thác hay các loại đất trống khác).

- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con

- Thiết kế rạch: Nơi tương đối bằng phẳng, rạch trồng theo hướng Đông Tây, nơi có độ dốc > 150c thiết kế rạch theo đường đồng mức, rạch trồng rộng 4m, rạch chìa rộng 3m.

- Xử lý thực bì: Trên rạch trồng thực bì được phát sạch, băm vụn dọn sạch ra khỏi rạch trồng, trên rạch chừa dây leo, bụi rậm được băm vụn sau đó

59

rải đều trên rạch chừa. Với địa hình dốc cần giữ lại lớp cây bụi, thảm tươi trên rạch chừa.

- Cuốc hố: Kích thước hố 40x40x40cm (cuốc hố trước khi trồng 1 tháng) thời gian cuốc, lấp hố theo quy định như phương thức trồng rừng theo băng theo rạch.

- Mật độ: 250 - 400 cây/ha, cự ly tương ứng là từ 8m x 5m đến 5m x 5m

K thut lp h và trng:

Sau khi cuốc hố 10 – 15 ngày, tiến hành lấp hố. trên mỗi rạch trồng 1 hàng cây, mỗi hố trồng 1 cây vào chính giữa hố, xé vỏ bầu trước khi trồng, không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng giữa hố, lấp đất đầy mặt hố, nén chặt xung quanh bầu, vun đất mặt xung quanh cao hơn cổ rễ 3-5cm.

Trồng dặm và chăm sóc rừng trồng

- Trồng dặm: Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra hiện trường để trồng dặm các cây chết. Sau 3 tháng tiến hành nghiệm thu tỷ lệ sống trên 85% đạt yêu cầu.

- Chăm sóc rừng trồng: Rừng trồng được chăm sóc 5 năm liền, kể cả những cây tái sinh có giá trị được giữ lại.

Năm thứ nhất: Chăm sóc 1-2 lần

+ Nếu trồng vụ xuân chăm sóc 2 lần vào trước mùa mưa và sau mùa khô.

+ Nếu trồng vụ thu chăm sóc 1 lần vào cuối màu khô.

+ Kỹ thuật chăm sóc: Phát quang thực bì, dây leo, cỏ dại xâm lấn cây mới trồng, làm cỏ xới gốc với đường kính 1m xung quanh gốc cây mới trồng. Khi chăm sóc cần chăm sóc bảo vệ các cây tái sinh là cây gỗ có giá trị kinh tế.

Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần

+ Lần 1: Phát dây leo, bụi rậm, cành cây ở rạch chừa xâm lấn cây trồng vào đầu mùa xuân.

60

+ Lần 2: Làm cỏ, vun xới đất đường kính 1m xung quanh gốc, kết hợp bón phân NPK với liều lượng 200g/cây hay phân chuồng hoai 2kg/cây vào đầu mùa mưa.

+ Lần 3: Phát quang thực bì dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng vào cuối mùa khô.

Năm thứ 3: Chăm sóc 2 lần

+ Lần 1: Phát thực bì, dây leo, cây bụi xâm lấn cây trồng vào đầu mùa xuân.

+ Lần 2: Phát thực bì dây leo, vun xới gốc, kết hợp xử lý tán cây ở rạch chừa có ảnh hưởng đến cây trồng vào đầu mùa mưa.

Năm thứ 4: Chăm sóc 1 lần

Phát thực bì dây leo, vun xới gốc, kết hợp xử lý tán cây ở rạch chừa có ảnh hưởng đến cây trồng vào đầu mùa mưa.

Năm thứ 5: Chăm sóc 1 lần

Phát thực bì dây leo, vun xới gốc, kết hợp xử lý tán cây ở rạch chừa có ảnh hưởng đến cây trồng vào đầu mùa mưa.

- Quản lý bảo vệ và nuôi dưỡng rừng trồng:

+ Trong thời gian 5 năm đầu điều chỉnh độ tàn che đảm bảo độ tàn che 0,3 – 0,5, từ năm thứ 5-10 điều chỉnh độ tàn che còn 0,1 – 0,2 và năm thứ 10 không còn độ tàn che.

+ Mỗi khu rừng cần được bảo vệ và chăm sóc, phòng cháy chữa cháy rừng và sự phá hoại của con người.

61

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận

Căn cứ vào tình hình sử dụng đất đai của huyện cho thấy Lục Yên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là cây đa tác dụng Giổi xanh. Ngoài lợi thế về điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây Giổi xanh sinh trưởng, phát triển tốt và cho sản lượng, chất lượng cao, thì nguồn lao động dồi dào và truyền thống trồng và khai thác Giổi xanh cũng góp phần vào việc phát triển vùng trồng Giổi xanh. Chính vì vậy địa phương cần có các chính sách sử dụng đất đai hợp lý, có các chính sách hỗi trợ về vốn và kỹ thuật lâu dài để giúp người dân mạnh dạn đầu tư gây trồng Giổi xanh thật hiệu quả.

Hiện nay, diện tích vùng trồng Giổi xanh của toàn huyện có đang trên đà phát triển tăng lên, mặc dù đã tồn tại lâu đời trên địa bàn nhưng để đưa cây Giổi xanh thành cây chủ lực của huyện thì thực sự là vấn đề nan giải. Do cây Giổi xanh có chu kỳ kinh doanh dài, và đầu ra cho các sản phẩm Giổi xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)