Tính xây dựng các công trình

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến hải sản khô với năng suất 1 tấn sản phẩmca (Trang 87)

8.1.1 Phòng bảo quản tạm nguyên liệu

Diện tích phòng thu mua và bảo quản tạm nguyên liệu căn cứ vào lượng nguyên liệu ban đầu là 12547,72 kg/ngày, ta dự trữ trong 2 ngày.

Tiêu chuẩn xếp kho: 300 kg/m2.

Diện tích kho: (12547,72 x 2) : 300 = 83,65 (m2). Lối đi và cột chiếm 30% diện tích phòng, tức là:

0,3 x 83,65 = 25,1 (m2).

Ta xây dựng phòng bảo quản tạm nguyên liệu với diện tích: 83,65 + 25,1 = 108,75 (m2).

Nên ta xây dựng 2 phòng có kích thước: D = 6 m, R = 9 m.

8.1.2 Kho chứa bao bì sản phẩm và nguyên liệu phụ

Chọn 1 phòng với diện tích: 6 x 9 = 54 (m2).

8.1.3 Kho chứa sản phẩm

Năng suất của nhà máy là 1000 kg sản phẩm/ca.

Ta tính kho theo lượng sản phẩm tồn kho lâu nhất là 1 tháng, tính cho tháng làm việc nhiều nhất là 27 ngày, mỗi ngày 3 ca. Vậy lượng sản phẩm tồn kho là:

27 x 3 x 1000 = 81000 (kg).

Mỗi thùng chứa 10 kg sản phẩm, kích thước mỗi thùng carton là (40 x 30 x 25) cm, diện tích mỗi thùng chiếm 0,12 m2.

Số thùng chứa sản phẩm tồn kho trong 1 tháng là: 81000 : 10 = 8100 (thùng)

Ta xếp 1 m2 là: 1 : 0,12 = 8,33 (thùng), lấy 8 (thùng).

Chiều cao mỗi thùng là 0,25 m, chiều cao kho xếp hàng là 6 m nhưng chỉ xếp sản phẩm với chiều cao 3m. Nên trong 1 m2 xếp được 60 thùng. Do đó diện tích phòng chứa sản phẩm là: 8100 : 60 = 135 (m2).

Diện tích lối đi, cột và khoảng cách tường chiếm chỗ là 30% diện tích trên, tức là: 0,3 x 135 = 40,5 (m2).

Vậy diện tích phòng chứa sản phẩm là: 135 + 40,5 = 175,5 (m2). Ta xây dựng 2 phòng có kích thước: D = 9,75 m, R = 9 m.

8.1.4 Phòng thay quần áo

Số công nhân thao tác công nghệ trong ca đông nhất là 200 người. Tiêu chuẩn: 0,2 m2/1 công nhân. Diện tích phòng thay quần áo là:

0,2 x 200 = 40 (m2).

Diện tích phòng KCS: 4 x 5 = 20 (m2)

8.1.5 Phòng chứa tạm nguyên liệu sau khi phơi

Nguyên liệu sau khi phơi sẽ sử dụng 1/3 khối lượng để đưa vào sấy kết thúc, 2/3 lượng nguyên liệu còn lại được đưa vào phòng chứa tạm.

Để giảm diện tích chiếm chỗ của xe goòng ta gộp chung lượng nguyên liệu trên 3 xe vào chung 1 xe. Do vậy số xe đưa vào phòng chứa tạm là:

217 : 3 x 3 2

= 49 (xe).

Kích thước mỗi xe goòng: D x R x C = (1,62 x 0,81 x 1,64) m. Diện tích xe chiếm chỗ: 1,62 x 0,81 x 49 = 64,3 (m2).

Diện tích lối đi chiếm 10%: 64,3 x 0,1 = 6,5 (m2). Diện tích phòng chứa tạm: 64,3 + 6,5 = 70,8 (m2). Vậy diện tích phân xưởng chính được tính như sau: S = Skho tạm + Skho cá + Skho bao bì + Skho sp + SKCS + Sdây chuyền = = 70,8 + 20 + 175,5 + 54 + 108,75 + 27 = 1276 (m2)

8.1.6 Phân xưởng cơ điện

Căn cứ vào các máy móc tiện, hàn và một số thiết bị khác ta xây dựng 1 phân xưởng cơ điện với diện tích: 6 x 12 = 72 (m2).

8.1.7 Bể chứa nước

Căn cứ vào phần tính nước cho nhà máy nên ta xây dựng bể chứa nước với diện tích là: 9 x 9 = 81 (m2).

8.1.8 Tháp nước

Để vận chuyển nước đi trong toàn nhà máy ta phải xây dựng tháp nước cao. Chọn chiều cao tháp nước là 15 m để cho áp lực nước và áp suất nước trong ống ở mức thấp nhất là 2,5 at.

Căn cứ vào phần tính nước của nhà máy với lưu lượng 128116,144 lít/ngày nên ta chọn kích thước chiếm chỗ là: 9 x 9 = 81 (m2).

Vậy kích thước của tháp là: đường kính D = 4 m, chiều cao H = 6m.

8.1.9 Gara ô tô chứa phương tiện vận chuyển

Tính 15 m2 cho 1 xe tải, 5 m2 cho 1 xe con.

Nhà máy có 3 xe tải, 2 xe con, diện tích để xe: 3 x 15 + 2 x 5 = 55 (m2). Diện tích lối đi chiếm 20% diện tích để xe: 0,2 x 55 = 11 (m2).

Vậy diện tích gara là: 55 + 11 = 66 (m2). Kích thước gara: D x R x C = (11 x 6 x 5) m.

8.1.10 Kho nhiên liệu

Diện tích kho xăng dầu: 11 x 5 = 55 (m2).

8.1.11 Nhà hành chính

Nhà hành chính là nơi tập trung các phòng ban và là nơi làm việc của bộ phận quản lý nhà máy, bao gồm các phòng:

- Phòng giám đốc: 4 x 3 = 12 (m2). - Phòng phó giám đốc: 4 x 3 = 12 (m2). - Phòng hành chính: 4 x 3 = 12 (m2). - Phòng kỹ thuật: 4 x 3 = 12 (m2). - Phòng tài vụ: 4 x 3 = 12 (m2). - Phòng y tế: 4 x 3 = 12 (m2).

- Hội trường, câu lạc bộ: cứ 0,5 m2/người nên diện tích cần thiết là: 0,5 x 534 = 267 (m2).

- Nhà vệ sinh: 3 x 2 = 6 (m2).

Tổng diện tích khu hành chính là: 12 x 7 + 267 + 6 = 357 (m2). Kích thước khu hành chính: D = 25 m, R = 15 m.

8.1.12 Nhà ăn

Số lượng công nhân trong ca đông nhất là 200 người.

Diện tích nhà ăn tính cho 2/3 số công nhân trong ca đông nhất: 200 x 2 : 3 = 133,3 (người), lấy 134 (người).

Diện tích tiêu chuẩn là 2,25 m2/người.

Vậy diện tích nhà ăn là: 2,25 x 134 = 301,5 (m2). Kích thước: D = 20,1m, R = 15m.

8.1.13 Nhà thường trực

Diện tích: 4 x 3 = 12 (m2).

8.1.14 Nhà để xe

Tính cho 30% số người làm việc trong ca đông nhất: 200 x 0,3 = 60 (người).

Tiêu chuẩn: 1 xe/m2. Diện tích nhà để xe: 1 x 60 = 60 (m2). Hợp khối gara với nhà để xe. Tổng diện tích gara và nhà để xe:

55 + 60 = 115 (m2).

8.1.15 Nhà tắm

Ta tính cho 60% số công nhân trong ca đông nhất: 200 x 0,6 = 120 (người). Kích thước 1 phòng tắm: 0,9 x 0,9 = 0,81 (m2).

Tiêu chuẩn: 10 công nhân/1 phòng tắm. Số phòng tắm: 120 : 10 = 12 (phòng) Tổng diện tích nhà tắm: 12 x 0,81 = 9,72 (m2). 8.1.16 Nhà vệ sinh Số phòng vệ sinh tính bằng 1/4 số phòng tắm: 12 : 4 = 3 (phòng). Kích thước của 1 phòng vệ sinh là: 0,9 x 1,2 = 1,08 (m2). Tổng diện tích nhà vệ sinh: 1,08 x 3 = 3,24 (m2).

Hợp khối nhà vệ sinh và nhà tắm. Tổng kích thước nhà vệ sinh và nhà tắm: 9,72 + 3,24 = 12,96 (m2).

8.1.17 Trạm biến áp

Là nơi đặt máy biến áp để biến đổi điện áp cao thế về mạng hạ thế để sử dụng trong nhà máy. Kích thước trạm biến áp: 4 x 4 = 16 (m2).

8.1.18 Phòng chứa máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo cho sản xuất liên tục, nhà máy có trang bị 1 máy phát điện dự phòng để đảm bảo cấp điện khi lưới điện bị mất.

Diện tích phòng đặt máy phát điện: 6 x 4 = 24 (m2).

8.1.19 Sân phơi

Theo tính toán ở chương 6 ta có, số xe gong cần dung là 217 xe.

Khoảng cách giữa 2 xe cùng hàng là 0,5 m, khoảng cách giữa 2 hàng kế tiếp nhau là 2 m. Bố trí 6 lối đi, mỗi lối đi rộng 1,2 m.

Mỗi hàng xếp 35 xe, tổng số hàng: 217 : 25 = 9 (hàng). Chiều dài sân phơi:

0,81 x 25 + (25 - 1) x 0,5 + 6 x 1,2 = 39,45 (m). Chiều rộng sân phơi:

1,62 x 9 + (9 - 1) x 2 = 30,58 (m).

Diện tích sân phơi: 39,45 x 30,58 = 1206,381 (m2). Chọn diện tích sân phơi: 1240 m2 = 40 (m) x 31 (m)

8.1.20 Khu xử lý nước thải

Diện tích khu xử lý nước thải là: 14 x 6 = 84 (m2).

8.1.21 Lò đốt

Diện tích của lò đốt để cung cấp hơi nước cho caloriphe là: 3 x 5 = 15 (m2).

8.1.22 Khu đất mở rộng

Trong thực tế do năng suất nhà máy có thể tăng nên việc quy hoạch từ ban đầu để có một khu đất mở rộng là hết sức cần thiết.

Ta chọn khu đất dự trữ cho việc mở rộng chiếm từ 40% diện tích phân xưởng sản xuất. Vậy diện tích khu đất mở rộng sẽ là: Fmr = 40% x 1276 = 510,4 (m2).

Bảng 8.1 - Bảng tổng kết công trình xây dựng.

STT Tên công trình Diện tích S (m2) Kích thước D x R x C

1 Phân xưởng chính 1276 60 x 18 x 6

2 Phân xưởng cơ điện 72 12 x 6 x6

3 Đài nước 81 9 x 9 x 6

4 Bể chứa nước 81 9 x 9 x 6

5 Gara 66 11 x 6 x 6

6 Kho nhiên liệu 55 11 x 5 x 6

7 Nhà hành chính 375 25 x 15 x 6 8 Nhà ăn 301,5 20,1 x 15 x 6 9 Phòng thay đồ 40 10 x 4 x 6 10 Nhà thường trực 12 4 x 3 x 3 11 Nhà để xe 60 12 x 5 x 3 12 Nhà tắm, vệ sinh 12,96 4,5 x 3 x 3 13 Trạm biến áp 16 4 x 4 x 4

14 Phòng chứa máy phát điện 24 6 x 4 x 6

15 Sân phơi 1240 40 x 31

16 Khu xử lý nước thải 84 14 x 6 x 6

17 Lò đốt 15 5 x 3 x 6

Tổng cộng 3811,46

8.2 Tính hệ số xây dựng Kxd và hệ số sử dụng Ksd8.2.1 Diện tích các công trình xây dựng trong xí nghiệp 8.2.1 Diện tích các công trình xây dựng trong xí nghiệp

Fxd = ΣF = 3811,46 (m2).

8.2.2 Diện tích khu đất xây dựng

Diện tích khu đất xây dựng của nhà máy được xác định theo biểu thức: Fkđ = xd xd K F (m2). [11 - 44] Trong đó: Kxd: hệ số xây dựng (%).

Đối với nhà máy thực phẩm thì Kxd = 33 ÷ 50% [11-44]

Chọn Kxd = 35%, do đó: Fkđ = 35 , 0 3811,46 = 10889,89 (m2). Chọn diện tích khu đất là 12000 (m2). Chọn kích thước khu đất là: 150 x 80 (m2). 8.2.3 Hệ số sử dụng Hệ số sử dụng: Ksd = kd sd F F x 100% [11-44] Với: Fsd = Fxd + Fgt + Fhl + Fcx + Fhr [11-44] Trong đó: Fsd: diện tích đất sử dụng, m2. Fxd: diện tích đất xây dựng, m2. Fgt: diện tích đường giao thông, m2. Fhl: diện tích hành lang, m2.

Fcx: diện tích trồng cây xanh, m2. Fhr: diện tích hè rãnh, m2. Fgt = 0,15 x Fkđ = 0,05 x 12000 = 1800 (m2). Fhl = 0,05 x Fxd = 0,15 x 12000 = 600 (m2). Fcx = 0,15 x Fxd = 0,3 x 12000 = 1800 (m2). Fhr = 0,05.Fkđ = 0,05 x 12000 = 600 (m2). Vậy: Fsd = 3811,46 + 600 + 600 + 1800 + 1800 = 8611,46 (m2). Ksd = 12000 8611,46 x 100% = 71,8%.

CHƯƠNG 9

TÍNH NƯỚC – HƠI NƯỚC - NHIÊN LIỆU

9.1 Tính nhiên liệu

Lượng dầu FO cần dùng cho lò đốt sấy tĩnh

Lượng dầu cần thiết cho quá trình sấy: B = 4,9 (kg/h). Lượng dầu dùng cho lò đốt trong 1 năm:

B0 = B x 24 x 297 = 4,9 x 24 x 297 = 34927,2 (kg/năm). = 34927,2 x 1,087 = 37965,8664 (lít/năm).

9.2 Tính hơi

Chi phí hơi sử dụng cho băng tải sấy.

Nhà máy sử dụng nhiều thiết bị dùng hơi nước để cung cấp nhiệt cho sản xuất. Dùng hơi có nhiều ưu điểm hơn so với dùng các nguồn nhiệt khác:

Truyền nhiệt đều và tránh xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ. Dễ điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều chỉnh áp suất.

Không độc hại, không ăn mòn thiết bị. Dễ vận hành.

Đảm bảo vệ sinh cho dây chuyền sản xuất.

Phần lớn các thiết bị hơi đều làm việc liên tục, có một số làm việc gián đoạn. Để đơn giản trong quá trình tính toán, ta coi các thiết bị đều làm việc liên tục, vì vậy cường độ hơi coi như không đổi.

Theo qua trình tính toán ở chương 5 nên ta có: Tổng lượng nhiệt mà caloriphe cần cung cấp là: Q = 196818,42 (kJ/h)

9.2.1 Lượng hơi nước bão hòa dùng cho băng tải sấy

(kg h) r Q D cal 415,67 / 5 , 473 196818,42 = = =

Trong đó:

r là ẩn nhiệt hoá hơi của hơi nước bão hoà ở nhiệt độ 90oC. r = 473,5 (kcal/kg).

9.2.2 Lượng hơi dùng để khử trùng thiết bị

Lấy bằng 20% D.

Dkt = 0,2 x 415,67 = 83,134 (kg/h). Tổng lượng hơi thiết bị sử dụng

Dtb = D + Dkt = 415,67 + 83,134 = 498,814 (kg/h).

9.2.3 Chi phí hơi cho sinh hoạt

Lấy trung bình chi phí hơi lúc số người sử dụng đông nhất là 200 người, mỗi người sử dụng 0,5 (kg/h).

Dsh = 200 x 0,5 = 100 (kg/h).

9.2.4 Chi phí hơi do mất mát

Lấy chi phí hơi do mất mát bằng 20% tổng lượng hơi các chi phí trên của nhà máy: Dmm = 0,2 x (415,67 + 83,134 + 100) = 119,7608 (kg/h).

Vậy tổng lượng hơi cần cung cấp:

Dh = D + Dsh + Dmm = 498,814 + 100 + 119,7608 = 718,5748 (kg/h).

9.3 Nước

9.3.1 Nước dùng cho sản xuất

Nhà máy sử dụng rất nhiều nước, nước dùng cho bể xiphông, dùng cho vệ sinh thiết bị, xử lý nguyên liệu... Tuỳ theo mục đích sản xuất khác nhau mà chất lượng nước cũng khác nhau. Nhưng nói chung nước sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Độ pH = 7 ÷ 8. + Không có mùi vị lạ. + Không có các chất độc. + Hàm lượng Fe2+, Fe3+ ≤ 5 (mg/l). + Chỉ số coli < 3.

+ Chuẩn số coli < 300. + Ít hợp chất hữu cơ.

+ Không có vi sinh vật gây bệnh.

Để đảm bảo chất lượng nước, trước khi đưa vào sản xuất thì nước phải qua xử lý: Sử dụng thiết bị tách Fe2+, Fe3+, tách phèn, tách mùi vị lạ...

9.3.1.1 Nước dùng để rửa nguyên liệu

Lượng nước dùng để rửa nguyên liệu gấp 3 lần lượng nguyên liệu đem rửa. Trong 1 ca ta chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm từ cùng một loại nguyên liệu nên 1 ngày 3 ca ta sử dụng 1 loại nguyên liệu, tính cho ngày có lượng nguyên liệu nhiều nhất.

Theo bảng tổng kết nguyên liệu ta có: Cá trích: 10039,19 kg/ngày. Cá bò: 12547,72 kg/ngày.

Vậy lượng nước cần dùng là: 12547,72 x 3 = 37643,16 (lít/ngày).

9.3.1.2 Nước dùng để vệ sinh dụng cụ phân xưởng

Lượng nước này bằng 1,5 lần lượng nước rửa nguyên liệu: 37643,16 x 1,5 = 56464,74 (lít/ngày).

9.3.1.3 Nước rửa xe chở nguyên liệu cho nhà máy

Định mức: 300 lít/xe/ngày. Tính trung bình 1 ngày 8 xe. Vậy lượng nước cần là: 300 x 8 = 2400 (lít/ngày).

Vậy tổng lượng nước dùng cho sản xuất là:

Vsx = 37643,16 + 56464,74 + 2400 = 96507,9 (lít/ngày).

9.3.2 Nước dùng cho sinh hoạt

9.3.2.1 Nước dùng cho nhà tắm, nhà vệ sinh

Bình quân: 40 lít/người/ngày. Số công nhân của cả 3 ca đông nhất là 534 người. Lượng nước tiêu thụ: 534 x 40 = 21360 (lít/ngày).

9.3.2.2 Nước cung cấp cho nhà ăn

Nhà ăn phục vụ trong 1 ngày khoảng 534 người. Tiêu chuẩn nước dùng: 30 lít/người/ngày. Vậy lượng nước tiêu thụ là: 534 x 30 = 16020 (lít/ngày).

Diện tích cây xanh: 1133,3523 m2. Diện tích đường xá: 1888,921 m2.

Tiêu chuẩn nước dùng: 2 lít/ngày/1m2. Vậy lượng nước cần là: 2 x (1133,3523 + 1888,921) = 6044,55 (lít/ngày).

Tổng lượng nước dùng trong sinh hoạt là:

Vsh = 21360 + 16020 + 6044,55 = 43424,55 (lít/ngày).

9.3.3 Lượng nước phòng hoả

Dự trữ lượng nước dùng cho cứu hoả có thể chữa cháy trong 3 giờ với lưu lượng 2,5 lít/s tương đương 9 m3/h. Vậy lượng nước dự trữ cho cứu hoả là:

Vch = 3 x 9 = 27 (m3/ngày).

9.3.4 Nước dùng cho nồi hơi

Lượng hơi cần cung cấp: 718,5748 (kg/h). Nước cho lò hơi: V = D x vn.

Trong đó: vn là thể tích riêng của nước ở 260C

vn = 1003,20 × 10-6 (m3/kg). [1 - 11] D = 718,5748 (kg/h) là lượng hơi sử dụng.

⇒ V= 718,5748 x 1003,20 x 10-6 = 0,73 (m3/h) = 17301 (lít/ngày).

9.3.5 Tổng lượng nước dùng trong ngày

V = Vsx + Vsh + Vch + Vnh

V = 96507,9 + 43424,55 + 27000 + 17301 = 184233,45 (lít/ngày).

9.3.6 Lượng nước thực tế dùng trong 1 ngày

Vn = 1,2 x (Vsx + Vsh) + Vnh

CHƯƠNG 10

KIỂM TRA SẢN XUẤT

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Chất lượng sản phẩm quyết định đến giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy việc kiểm tra sản xuất và chất lượng sản phẩm cần tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất. Vấn đề kiểm tra sản xuất phải tiến hành thường xuyên từ khâu nguyên liệu đến khi hoàng chỉnh sản phẩm, gồm các khâu:

- Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. - Kiểm tra trong quá trình sản xuất do KCS của phân xưởng đảm nhận. - Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

10.1 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến hải sản khô với năng suất 1 tấn sản phẩmca (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w