Vệ sinh cá nhân của công nhân

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng: Nước dứa cô đặc và Bột cam (Trang 100 - 101)

- Cách tiến hành

Chương 7 TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG

9.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân

Vấn đề này yêu cầu phải cao, đặc biệt là công nhân sản xuất chính ,công nhân không được để móng tay dài, khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đeo khẩu trang, mang găng tay, đi ủng. Sau giờ tạm nghỉ, trước khi đi vào sản xuất phải vệ sinh chân tay sạch sẽ rồi mới được vào phân xưởng.

Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân định kì 6 tháng 1 lần, không để người đau ốm, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm ra vào khu vực sản xuất.

9.2.2.Vệ sinh máy móc, thiết bị, nền nhà

Máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, vì vậy cần có chế độ vệ sinh như sau:

- Máy móc làm việc như: băng tải, máy xé, máy chần, máy chà, máy ép, máy đồng hoá, máy rót, máy ghép mí, máy gia nhiệt cần phải vệ sinh định kì và thường xuyên trước khi vào ca, khi nghỉ giữa ca. Phải vệ sinh rửa lau chùi sạch sẽ, nhất là các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

- Dụng cụ làm việc như: dao, khay đựng…..phải vệ sinh sạch sẽ. Sắp xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong, dao, khay nhôm cần sát trùng trước mỗi ca làm việc. mà cứ 2 giờ thì lại dội bàn và tráng lại bằng nước sôi một lần nữa.

- Máy móc, nền nhà phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cuối mỗi ca sản xuất, vì sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây ô nhiễm nhà máy.

- Nền nhà xưởng được cọ rửa bằng Ca(OH)2 hoặc nước xà phòng và hệ thống nước thải phải tuyệt đối bảo đảm.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng: Nước dứa cô đặc và Bột cam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w