Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP huyết thanh của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 51 - 52)

4.1.1.Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân COPD là 67,37 ± 9,67, tuổi cao nhất là 88 và thấp nhất là 42. Phần lớn các bệnh nhân COPD trong nghiên cứu ở độ tuổi trên 60 (chiếm 81%).

Một số nghiên cứu về đợt cấp COPD của các tác giả khác nhau cho thấy kết quả như sau : theo Hoàng Đức Bách, Trần Hoàng Thành (2009) tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 67,28 ± 8,79, tuổi cao nhất là 89, thấp nhất là 47 [45]. Theo Trần Thiện Luân và Lê Thị Tuyết Lan (2008), tuổi trung bình của bệnh nhân COPD là 66,9 ± 10 [46]. Theo Hoàng Hồng Thái (2005), tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,47 ± 8,6, tuổi cao nhất là 95, thấp nhất là 48, độ tuổi từ 65-74 chiếm nhiều nhất [47]. Theo Nguyễn Xuân Tuấn Anh (1998) tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,05 ± 8,72 [48]. Theo kết quả nghiên cứu của Mannino DM và CS (2002) cho biết tần suất mắc bệnh tăng dần theo tuổi đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi [18].

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với những nghiên cứu trong nước trước đây, hầu hết các bệnh nhân COPD đều gặp ở lứa tuổi trên 40, trong đó phần lớn đối tượng là > 60 tuổi. Qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước gần đây chúng tôi nhận thấy rằng tuổi trung bình của COPD có xu hướng giảm. Điều này có thể giải thích là do thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng tiếp xúc với thuốc lá sớm hơn. Theo kết quả điều tra do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO và UNICEF tiến hành trong

thời gian 2 năm với 7584 thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 cho thấy 16,9 tuổi thanh niên Việt Nam bắt đầu hút thuốc.

Theo ý kiến của nhiều tác giả trong và ngoài nước, COPD thường là hậu quả của nhiều bệnh phổi mạn tính liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi – phế quản đối với các khí hay phân tử độc hại, trong đó hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian hàng chục năm, khí độc hại và tình trạng viêm nhiễm mạn tính đã dần dần biến bệnh nhân thành người bị COPD điển hình. Với đặc trưng của bệnh như vậy, nên điều dễ thấy là mặc dù bệnh nhân có thể có một trong số các biểu hiện của COPD từ khi tuổi đời mới chưa cao nhưng bệnh tiến triển âm thầm và kéo dài cho tới khi bệnh nặng bệnh nhân mới nhập viện làm cho bệnh nhân càng cao tuổi càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP huyết thanh của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w