Cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP huyết thanh của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 26 - 29)

1.3. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.3.4. Cận lâm sàng

1.3.4.1. Thăm dò chức năng hô hấp

Thăm dò chức năng thông khí phổi đôi khi không thực hiện được do bệnh nhân suy hô hấp nặng, tuy nhiên đo chắc năng hô hấp bằng phế dung kế được coi là cách đánh giá khách quan sự tắc nghẽn lưu lượng đường thở. Đây là một phương pháp tốt nhất để phát hiện và theo dõi COPD thông qua theo dõi chỉ số FEV1 và FEV1/FVC theo tuổi.

Trong COPD, đo thông khí phổi có thể thấy những thay đổi sau: - Mức độ giảm FEV1 tùy theo mức độ bệnh.

- Dung tích thở mạnh (FVC) : giai đoạn đầu có thể bình thường nhưng sẽ giảm khi bệnh tiến triển nặng.

- Dung tích sống thở mạnh (VC) : chính xác hơn FVC vì không hạn chế bởi áp lực động của đường hô hấp (hiện tượng xẹp đường thở khi thở ra nhanh).

- Tỷ số FEV1/FVC thường <70% nhưng có trường hợp FEV1 và FVC cùng giảm, lúc này tỷ số trên sẽ không phản ánh đúng mức độ bệnh, nên tỷ số thường được dùng là FEV1/VC.

- Đo thể tích cặn: trong COPD nhiều bệnh nhân dung tích toàn phần phổi tăng do khí phế thũng phổi chiếm ưu thế nên thể tích khí cặn RV tăng.

1.3.4.2. Khí máu động mạch

Thay đổi thành phần khí máu động mạch là một mắt xích quan trọng trong sinh lý bệnh của COPD, nó thay đổi theo tiến triển của bệnh. Đo khí máu động mạch là rất cần thiết cho việc đánh giá mức độ nặng của đợt kịch phát, nên đo cho tất cả bệnh nhân bị COPD có FEV1 < 50% thông số lý thuyết.

Thông thường PaO2 giảm từ giai đoạn đầu còn PaCO2 chỉ tăng từ giai đoạn nặng của bệnh.

Trong đợt cấp, bệnh nhân có suy hô hấp khi PaO2<60 mmHg và hoặc SaO2< 90%, có hoặc không có PaCO2>45mmHg.

Tình trạng nhiễm toan (pH<7,36) kết hợp với tăng PaCO2 ở bệnh nhân có suy hô hấp là một trong những chỉ định thở máy.

1.3.4.3. Chẩn đoán hình ảnh

*Xquang phổi chuẩn

Xquang phổi có giá trị định hướng chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt COPD với các bệnh tương tự, để theo dõi và chẩn đoán biến chứng của COPD. Các bất thường trên phim Xquang phổi hay gặp là:

- Hội chứng phế quản

+ Hình ảnh dày thành phế quản tạo thành các ổ sáng hình ống hay hình tròn ở vùng cạnh tim tạo thành các hình ảnh đường ray. + Hình nét tròn phổi tăng đậm lên : thường gọi là phổi bẩn, có tương

quan về tổ chức học với viêm mạn tính và xơ hóa nhẹ.

- Hội chứng giãn phế nang : dấu hiệu căng giãn phổi, giảm tuần hoàn phổi, hình ảnh bóng khí.

- Hình ảnh mạch máu : có 2 hình ảnh Xquang phổi về biến đổi tuần hoàn phổi đó là:

+ Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình ảnh căng giãn phổi

+ Hình ảnh động mạch phổi tăng nét đậm : mạch máu nhìn rất rõ, bờ không đều khó xác định mà được ta gọi là phổi bẩn.

+ Khi có tăng áp lực động mạch phổi thì rốn phổ to và vồng ra, trong khi các mạch máu ngoại vi thưa thớt.

*Chụp cắt lớp vi tính

- Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chụp với độ phân giải cao có lợi ích lớn để xác định vị trí, độ rộng và mức độ nặng nhẹ của khí phế thũng, hơn nữa kỹ thuật chụp này còn có thể phát hiện giãn phế quản kết hợp với COPD.

- Có 3 tuýp giải phẫu của khí phế thũng riêng biệt hoặc kết hợp nhau dựa trên dấu hiệu hình thái học của chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao :

+ Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy + Khí phế thũng đa tiểu thùy

+ Khí phế thũng cạnh vách

1.3.4.4. Các thăm dò khác

*Điện tâm đồ

Thay đổi ở giai đoạn IV, có thể gặp: nhịp nhanh xoang, block nhánh phải, trục phải, tăng gánh nhĩ phải, tăng gánh thất phải.

*Công thức máu

Số lượng bạch cầu ngoại vi bình thường là : 4,5-10 G/l. Trong đợt cấp COPD, khi số lượng bạch cầu tăng trên 10 G/l là một chỉ điểm nguyên nhân đợt cấp là do bội nhiễm.

*Protein phản ứng C (CRP)

Là một chỉ điểm của phản ứng viêm cấp. Bình thường nồng độ CRP máu <0,5 mf/dl. Nồng độ CRP máu có thể tăng ở bệnh nhân đợt cấp COPD.

*Xét nghiệm α-1antitripsin

Làm xét nghiệm này khi COPD xuất hiện ở người dưới 45 tuổi khi có tiền sử gia đình bị COPD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP huyết thanh của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w