- Các yếu tố thuộc về NHNN:
1.2.5.1.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Các hệ thống thanh toán điện tử của NHNN ngày càng hoàn thiện với hiệu năng xử lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán hiện đại đáp ứng nhu cầu thanh toán với dung lượng ngày càng cao của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại đang phát triển cả về quy mô và mạng lưới hoạt động nhằm mang lại nhiều tiện ích trong thanh toán cho khách hàng. Do đó, NHNN ban hành các quy định chuẩn bị về CNTT, xây dựng và triển khai phần mềm quản lý phù hợp với hoạt động đa dạng của ngân hàng đặc biệt là quản lý thanh toán.
Công tác thống kê thu thập thông tin chưa xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, chưa thiết lập được một hệ thống rõ ràng, chặt chẽ và có tính minh bạch cao để phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước.
1.2.5.1.3 Năng lực đội ngũ cán bộ
Đối với cán bộ NHNN trình độ nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhất là nắm bắt, tiếp cận với công nghệ mới; trong khi hoạt động thanh toán ngày càng phát triển không chỉ về lượng mà còn phát triển về chất.
Công tác đào tạo, quy hoạch chưa có kế hoạch dài hạn chủ yếu là ngắn hạn. Tính kế thừa đối với cán bộ NHNN chưa bố trí được đầy đủ các vị trí theo quy định, vì trong thời gian dài NHNN không cho biên chế tuyển dụng, mặt khác công tác tuyển dụng còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn do chưa có chính sách thu hút nhân tài, chưa ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh đối với công tác tuyển dụng, …
Các cán bộ NHNN chưa xử lý qua các nghiệp vụ thực tế trong hoạt động thanh toán, chưa nắm bắt hết tri thức khoa học về quản lý nhà nước làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác tham mưu lãnh đạo trong quản lý, điều hành.
1.2.5.1.4 Sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh toán
Sự phối hợp giữa NHNN với các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ những khó khăn của NHTM chưa được đồng bộ, chưa xác định rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm trong công tác thanh toán.
1.2.5.2 Các yếu tố thuộc về các NHTM
1.2.5.2.1 Sự chấp hành các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN của các NHTM Sự chấp hành các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN giúp các NHTM chấn chỉnh, khắc phục và hoạt động ngày càng tốt hơn trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Đồng thời, NHTM tùy điều kiện thực tế của mình và qua quá trình thực thi có những đóng góp xây dựng các Luật, Nghị định, quy định, văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Căn cứ trên những kiến nghị, xu hướng phát triển và tình hình thực tế mà NHNN điều chỉnh việc quản lý cho phù hợp, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quy định sát sao hơn phục vụ lợi ích cho NHTM cũng như người sử dụng dịch vụ thanh toán.
1.2.5.2.2 Năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh
Sự phát triển của hệ thống thanh toán hiện đại gắn liền với năng lực quản trị, điều hành và năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng để đảm bảo các ngân hàng phát triển, ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được.
Các cán bộ quản trị, điều hành ngân hàng không chỉ biết tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, biết phân tích, đánh giá các rủi ro có thể có của mỗi loại hình thanh toán, xu hướng phát triển của nó, … để có các biện pháp dự phòng và bước đi thích hợp. Qua đó, NHNN cũng phải nâng tầm quản lý lên phù hợp với chất lượng quản trị, kiểm soát, điều hành của các NHTM.
Năng lực cạnh tranh có thể là vô hình hay hữu hình, song nó là bộ mặt của NHTM. Năng lực cạnh tranh là uy tín, lòng tin của dân chúng, thương hiệu… nhờ nó NHTM tự khẳng định mình và vươn lên trong kinh doanh. Tuy nhiên, với mục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ nói chung cũng như hoạt động thanh toán nói riêng, NHNN vẫn phải giám sát và có những biện pháp chế tài để hướng NHTM phát triển theo những mục đích mà Chính phủ ban hành và NHNN đề ra, hoạt động NHTM vừa tầm để không tạo áp lực phá vỡ các thiết chế về quản lý rủi ro.
1.2.5.2.3 Công nghệ thông tin
Hoạt động công nghệ thông tin cần phải được hiện đại hóa, tập trung và phát huy hơn nữa để đáp ứng kịp thời mọi hoạt động của ngân hàng bao gồm hệ thống mạng lưới toàn quốc, phát triển hệ thống thanh toán hiện đại cũng như liên kết thanh toán giữa các NHTM với nhau thông qua NHNN làm chủ trì.
Lợi ích mang lại từ hiện đại hóa hoạt động thanh toán không chỉ làm giảm đáng kể thời gian thanh toán giúp tăng nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn là cơ sở cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.
Phát triển công nghệ tin học ngân hàng sẽ mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, chú trọng ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn Đồng Nai có 58 Chi nhánh NHTM cấp I, Kho bạc Nhà nước (trong đó có 49 Chi nhánh, 01 Quỹ tín dụng Trung ương và 01 Kho bạc nhà nước mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) và 33 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đã tạo nên không khí cạnh tranh khá sôi động.
Hiện nay, hai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đang được sử dụng phục vụ cho công tác thanh toán tại tỉnh Đồng Nai gồm: Thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) và thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn với số lượng thành viên lớn, doanh số thanh toán cao góp phần hạn chế thanh toán tiền mặt.
Theo đánh giá tổng hợp của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, hoạt động của các NHTM trên địa bàn đạt được một số kết quả như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Đồng Nai đầu năm đến 30/6/2012 đạt 69.278 tỷ đồng, tăng 12, 36% so với năm trước (mục tiêu năm 2012 tăng trưởng 23% - 25% so với đầu năm) trong đó: Tiền gửi các TCKT đạt 23.959 tỷ đồng, tăng tăng 0,61% so với cùng kỳ năm trước; Tiền gửi dân cư đạt 45.318 tỷ đồng, tăng 19,76% so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng dư nợ cho trên địa bàn Đồng Nai đầu năm đến 30/6/2012 đạt 61.274 tỷ đồng, tăng 5, 55% so với năm trước (mục tiêu năm 2012 tăng trưởng 20% - 22% so với đầu năm). Trong đó: Dư nợ ngắn hạn đạt 40.692 tỷ đồng, tăng 7,27% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ trung, dài hạn đạt 20.582 tỷ, chiếm tỷ trọng 33,6 % trên tổng dư nợ, tăng 2,29% so với cùng kỳ năm trước.
- Việc thu, chi NSNN đã được chú trọng triển khai, đã có những chuyển biến tích cực, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa
các cơ quan trong ngành Tài chính với các NHTM đã được hình thành, qua đó góp phần tăng dần tỷ lệ TTKDTM trong khu vực công, giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.
- Doanh số thanh toán trên địa bàn đầu năm đến 30/6/2012 như sau:
Bảng 2.1. Doanh số thanh toán các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2012
ĐVT: Món/triệu đồng
STT Hệ thống thanh toán Đơn vị thành viên
Lệnh thanh toán Chuyển đi
Số lượng Giá trị
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (CITAD) 19 138.432 193.887.569
2 Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn 41 201.212 39.970.060
3 Thanh toán từng lần qua TKTG tại NHNN (chứng từ giấy) 49 5.827 31.496.881
Tổng cộng 335.372 245.464.600
Nguồn: Báo cáo doanh số thanh toán 06 tháng đầu năm 2012 của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
- Dịch vụ thẻ ATM: Số lượng thẻ ATM phát hành đến 30/6/2012 ước đạt 1.200 thẻ; Trên địa bàn hiện có 448 máy ATM, 569 máy POS/EDC để thanh toán tiền mua hàng tại các siêu thị, nhà hàng, tổng danh số rút tiền qua hệ thống ATM đến cuối năm 2011 đạt 3.000 tỷ đồng; tổng doanh số thanh toán qua POS hơn 100 tỷ đồng và trên 10.000USD.
2.1.1 Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 58 NHTM, trong đó:
- 02 Hội sở NHTM: NH TMCP Đại Á và Ngân hàng Tiết kiệm & Thương mại Thượng Hải;
- 02 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: HSBC và NH TNHH Shinhan Việt Nam; - 03 NHLD: NHLD Việt Thái, Vid Public, Indovina;
- 51 NHTM: NH TMCP Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đại Tín, Sài Gòn Thương Tín, Á Châu, …
Tính đến tháng 06/2012, hiện nay Phòng KTTTTH – NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đang quản lý và mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho 49 đơn vị NHTM, Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai và Quỹ tín dụng trung ương. Các tài khoản thanh toán của NHTM, KBNN tỉnh Đồng Nai, Quỹ tín dụng Trung ương sử dụng thanh toán séc lĩnh tiền mặt tại Quỹ nghiệp vụ phát hành NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, thanh toán bằng UNC đi nội tỉnh hoặc ngoại tỉnh, thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; ngoài ra, có 03 đơn vị là: NHNo Chi nhánh Đồng Nai, NHNo Chi nhánh Biên Hòa, NH ĐT&PT Chi nhánh Đồng Nai sử dụng tài khoản thanh toán tập trung chủ yếu phục vụ thanh toán điện tử.
2.1.2 Các nghiệp vụ thanh toán được thực hiện tại NHTM trên địa bàn
2.1.2.1 Các hình thức thanh toán
2.1.2.1.1 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của Chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Do đó, ủy nhiệm chi có một quy trình luân chuyển rất đơn giản, nhanh chóng, được áp dụng ở phạm vi rộng, bao gồm thanh toán trong cùng một Ngân hàng và khác Ngân hàng.
Doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt trong các năm như sau:
Bảng 2.2. Doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
ĐVT: Món/triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 406.899 103.637.408 708.329 322.875.326 734.570 441.453.318
Nguồn: Báo cáo doanh số thanh toán theo định kỳ 6 tháng, hàng năm của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Số lượng món không chỉ tăng hàng năm mà giá trị thanh toán cũng tăng thể hiện chất lượng thanh toán bằng ủy nhiệm chi đã được tính hơn hẳn so với các thể thức thanh toán khác, được khách hàng ưu chuộng để chi trả tiền hàng hoá dịch vụ, điều chuyển vốn về Hội sở.
Có được kết quả như trên là do các NHTM đã xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp đổi mới cơ chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, trình độ công nghệ thông tin cao, tác phong giao dịch lịch sự, tận tụy, chu đáo với mọi khách hàng. Đặc biệt quan trọng là NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nối mạng tốt để tiện việc thanh toán liên hàng, chuyển tiền đi trong tỉnh, ngoại tỉnh nhanh chóng, kịp thời chính xác, an toàn.
Trong thời gian vừa qua trên địa bàn không có trường hợp nào vi phạm chế độ thể lệ thanh toán đối với hình thức thanh toán ủy nhiệm chi. Hình thức thanh toán này sẽ ngày càng mở rộng và được nhiều người ưa dùng vì thủ tục đơn giản, thời gian luân chuyển chứng từ nhanh, đảm bảo chuyển tiền an toàn, chính xác, đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền có nhiều ưu điểm song cũng còn một số hạn chế cần khắc phục để công tác thanh toán được tốt hơn, cụ thể là:
- Ủy nhiệm chi được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, phần để ghi nội dung chuyển tiền hẹp nên không ghi được đầy đủ nội dung chuyển tiền.
- Ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống và khác hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Đối với chứng từ chuyển tiếp, chương trình điện tử sử dụng tại các NHTM không đồng bộ.
- Ủy nhiệm chi thanh toán ngoại tỉnh khoảng 48 tiếng mới đến tài khoản người được hưởng, nhưng nếu đơn vị thụ hưởng rút tiền mặt tại các Chi nhánh cấp 2, Phòng giao dịch, ... thời gian còn dài hơn nữa.
2.1.2.1.2 Thanh toán bằng séc chi tiền mặt
Thực hiện Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quy chế cung ứng và sử dụng séc, Các NHTM trên
địa bàn phát hành Séc theo mẫu thiết kế riêng do Hội sở các đơn vị quy định và phát hành. Séc có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc dùng để lĩnh tiền mặt, dùng để bảo chi khi đơn vị có nhu cầu, hoặc séc có thể chuyển nhượng, có thể là séc ký danh hay vô danh.
Các NHTM sử dụng loại séc do NHNN Việt Nam phát hành theo mẫu quy định, dùng để rút tiền mặt do các đơn vị mở tài khoản tiền gửi khi đã duy trì đảm bảo số dư tại Chi nhánh NHNN tỉnh Đồng Nai.
Thanh toán bằng séc thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Nhưng ra đời đã lâu mà séc vẫn chưa phát triển được như mong đợi ở Việt Nam. Ở các NHTM tại Đồng Nai, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt; trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.
Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức. Hiện nay khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua.
Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước.
Việc rút séc tiền mặt qua quỹ NHNN, NHTM và KBNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Báo cáo rút séc tiền mặt chi qua quỹ NHNN, NHTM, KBNN:
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng chi 218.809 283.775 417.344
Nguồn: Báo cáo hoạt động quản lý tiền mặt, tài sản và an toàn kho, quỹ ngành Ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai hàng năm
Với thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay của người dân, hiện tại các NHTM trên địa bàn vẫn phải chi ra một số lượng lớn phục vụ cho công tác thanh toán. Đồng thời, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai luôn phải đáp ứng đầy đủ về giá trị lẫn cơ cấu các loại mệnh giá tiền để cung ứng tiền mặt theo nhu cầu để đáp ứng các